Mạng xã hội Việt Nam, công cụ tìm kiếm Việt Nam, trình duyệt Việt Nam, phần mềm diệt virus và hệ điều hành Việt Nam, đó là 5 sản phẩm chủ lực sẽ hình thành nên một hệ sinh thái số Made in Việt Nam.Việt Nam chế tạo thành công máy làm đá tuyết từ nước biển
Việt Nam phát triển thành công "Lá nhân tạo" khiến thế giới kinh ngạc
Muốn trở thành cường quốc kinh tế, Việt Nam phải là cường quốc an ninh mạng
Tại hội thảo Ngày Internet Việt Nam 2018 vừa được tổ chức mới đây tại Hà Nội, các chuyên gia công nghệ trong và ngoài nước đã chia sẻ rất nhiều góc nhìn về tầm quan trọng của hệ sinh thái số. Trong đó, một trong những vấn đề cấp bách đặt ra là phải làm sao để xây dựng được một hệ sinh thái số các sản phẩm công nghệ Made in Việt Nam.
Ưu tiên phát triển mạng xã hội và công cụ tìm kiếm Việt
Chia sẻ quan điểm về hệ sinh thái số, ông Vũ Minh Trí, Phó Tổng Giám đốc VNG phụ trách mảng Điện toán Đám mây kiêm Tổng Giám đốc VinaData cho rằng, dù mạng xã hội hiện rất phổ biến với hàng tỷ người sử dụng, một hệ sinh thái số sẽ lớn hơn vậy rất nhiều.
Theo ông Vũ Minh Trí, hệ sinh thái số sẽ bao gồm 4 yếu tố chính. Thứ nhất, đó là tất cả những thứ có thể tạo ra tín hiệu số, bao gồm con người, đồ vật, tiếp đến là hạ tầng để con người gửi dữ liệu số lên và lưu trữ. Yếu tố thứ 3 là chính sách quy định thiết bị, hạ tầng nào được phép gửi dữ liệu, lưu dữ liệu. Cuối cùng là quy trình về những định thiết bị nào nói chuyện với thiết bị nào, tần suất như thế nào, ra sao…
|
Trao đổi với Pv. VietNamNet, ông Vũ Minh Trí - Phó Tổng Giám đốc VNG chia sẻ nhiều điều về tiềm năng phát triển của hệ sinh thái số Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Cũng theo ông Trí, để phát triển một hệ sinh thái số, Nhà nước sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đề ra chính sách, bảo vệ dữ liệu và giúp hệ sinh thái số phát triển theo đúng hướng.
Ở góc độ cơ quan quản lý, ông Lê Duy Tiến – đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết, Bộ TT&TT đang vào cuộc một cách tích cực nhằm phát triển hệ sinh thái số các sản phẩm Việt Nam.
Ông Tiến là một trong những thành viên thường trực của tổ công tác thúc đẩy hệ sinh thái số Việt Nam. Đây là đơn vị được Bộ TT&TT thành lập vào giữa tháng 9/2018 với mục tiêu thúc đẩy việc kết nối giữa nhà nước và doanh nghiệp.
Theo ông Lê Duy Tiến, sau hơn 2 tháng hoạt động, tổ công tác đã phác họa nên một bức tranh sơ bộ về hệ sinh thái số Việt Nam.
Hệ sinh thái số gồm rất nhiều các sản phẩm dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên, Bộ TT&TT xác định 5 nhóm sản phẩm mà Bộ sẽ thúc đẩy trong thời gian tới. Đó là mạng xã hội Việt Nam, công cụ tìm kiếm Việt Nam, trình duyệt Việt Nam, phần mềm diệt virus và hệ điều hành Việt Nam.
Năm nhóm sản phẩm này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hệ điều hành là môi trường cài đặt ứng dụng. Phần mềm diệt virus có vai trò bảo vệ hệ điều hành và ứng dụng khác khỏi nguy cơ bị tấn công. Trong khi đó, công cụ tìm kiếm thúc đẩy sự hiện diện của mạng xã hội.
|
Ông Lê Duy Tiến - thành viên tổ công tác thúc đẩy hệ sinh thái số Việt Nam cho biết, mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, trình duyệt, phần mềm diệt virus và hệ điều hành Việt Nam là 5 hướng phát triển chính mà Bộ TT&TT đang hướng đến. Ảnh: Trọng Đạt |
Quan điểm của Bộ TT&TT là hệ sinh thái số Việt Nam phải được phát triển và cung cấp bởi doanh nghiệp Việt Nam và hoạt động theo quy luật cung cầu của thị trường.
Nhà nước sẽ tạo ra “luật chơi” chung thông qua các cơ chế chính sách thuận lợi để doanh nghiệp nội có thể tạo ra sản phẩm, dịch vụ của hệ sinh thái số.
Lấy ví dụ về điều này, ông Tiến nhắc tới mạng xã hội Zalo của VNG và Bphone của Bkav. Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ dành sự ưu tiên cho các doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ chứng minh được năng lực của mình trên thị trường.
Về cách làm, Bộ TT&TT sẽ tìm cách huy động nguồn lực từ xã hội, từ các nhà đầu tư để giúp đỡ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, sản phẩm dịch vụ Việt Nam phải có sự khác biệt so với các sản phẩm hiện có trên thị trường, đáp ứng đúng nhu cầu của người Việt Nam.
Việt Nam phải làm gì để phát triển hệ sinh thái số?
Nhận định về những “cầu thủ nội” trong sân chơi hệ sinh thái số, Ông Nguyễn Thế Tân, Tổng giám đốc VCCorp cho biết, trong mảng hệ sinh thái số Việt Nam, mảng nội dung số được đánh giá khá tốt.
Theo ông Tân, hiện có một vài công ty Việt Nam khá mạnh trong lĩnh vực này, có thể kể đến các tên tuổi như VNG, VCCorp… Ngoài ra, có rất nhiều công ty nhỏ và một số công ty lớn khác nhưng ít tuổi hơn trên thị trường.
Ông Tân cho rằng, trong 2-3 năm trở lại đây, nhóm doanh nghiệp này đang phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các công ty xuyên biên giới. Mặc dù vậy, một vài doanh nghiệp trong số đó vẫn thu được mức doanh thu lớn hàng năm nhờ đi lên bằng chính thực lực của mình.
|
Mảng nội dung số tại Việt Nam hiện có sự xuất hiện của không ít các doanh nghiệp nội. |
Ở mảng thứ 2 của hệ sinh thái số Việt Nam, đó là các công ty thương mại điện tử, công ty nền tảng mới gọi xe. Đa phần các công ty này đều có xuất phát điểm từ doanh nghiệp nước ngoài. Với những công ty nội địa, tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp này cũng ở mức khá cao.
Trước câu hỏi về việc Việt Nam cần làm gì để phát triển hệ sinh thái số, ông Tân cho rằng, chúng ta cần tháo gỡ về vấn đề cơ chế bằng việc loại bỏ bớt các quy định.
Lĩnh vực nội dung số hiện đang quản lý theo cách thức cấp phép. Ông Tân cho rằng, bản chất việc cấp phép là sự gò bó, nếu làm sai giấy phép thì doanh nghiệp chết ngay. Trong khi đó, lĩnh vực nội dung số đòi hỏi phải thay đổi liên tục, sáng tạo liên tục, cập nhật xu thế mới liên tục thì mới cạnh tranh được.
|
Theo ông Nguyễn Thế Tân, Tổng giám đốc VCCorp (trái), cụm từ “ bảo hộ ngược” đang được nhắc đến nhiều hơn bởi cả các vị quan chức cấp cao, điều này thể hiện sự chuyển biến về chủ trương của phía cơ quan quản lý. Tuy nhiên, ông Tân cho rằng điều này chưa thể hiện ra thành các quy định cũng như hành động cụ thể. Ảnh: Trọng Đạt |
Lấy ví dụ về điều này, vị Tổng giám đốc VCCorp đưa ra dẫn chứng: “Ngày xưa xin cấp phép 1 website, doanh nghiệp chỉ được cấp quyền đăng tải bài viết. Với sự phát triển của công nghệ, ta phải up thêm cả video. Giờ thì không chỉ video mà còn cả livestream nữa. Tuy nhiên nếu giấy phép ban đầu chỉ cho phép đăng tải bài viết thì việc doanh nghiệp phát triển các hình thức sản xuất nội dung khác kia là đang làm sai luật”.
Chính vì vậy, ông Tân cho rằng, cơ quan quản lý nên tháo gỡ cơ chế bằng việc bỏ bớt các quy định, trong đó có việc loại bỏ tư duy quản lý bằng cấp phép.
Vị Tổng giám đốc VCCorp cũng đánh giá cao sáng kiến về việc hình thành tổ công tác thúc đẩy hệ sinh thái số Việt Nam của Bộ TT&TT.
Theo ông Tân, để hoạt động này thực sự có hiệu quả, ngoài kênh doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với tổ công tác, các Hiệp hội có thể đứng ra tập hợp ý kiến và liên hệ thay cho các doanh nghiệp nhỏ. Điều này là bởi việc tiếp cận cơ quan quản lý của các doanh nghiệp nhỏ vẫn còn rất khó khăn.
Nếu muốn có nhiều doanh nghiệp mạnh, Việt Nam phải có cơ chế nuôi dưỡng các doanh nghiệp nhỏ thành các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp lớn thành các Tập đoàn lớn, vị Tổng giám đốc VCCorp nói.
Trọng Đạt
Từ vụ VinaSun kiện Grab, Việt Nam cần “luật chơi” cho hệ sinh thái số
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, đó không chỉ đơn giản là sự “xung đột” giữa taxi truyền thống với taxi công nghệ mà về bản chất, đó là sự va chạm của mô hình kinh doanh truyền thống với mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ.
" alt="Làm cách nào để tạo ra các sản phẩm công nghệ Made in Việt Nam?"/>
Làm cách nào để tạo ra các sản phẩm công nghệ Made in Việt Nam?
Chu đáo, thấu hiểu nhu cầu của người dùng di động, MobiFone đã tạo dấu ấn riêng trong cuộc đua giữ chân và gia tăng giá trị cho khách hàng suốt 25 năm.Khác biệt ngay từ ngày đầu
Nhắc tới MobiFone, người ta nghĩ ngay đến “nhà mạng chăm sóc khách hàng tốt nhất”. Chiến lược kinh doanh của nhà mạng này ngay từ những ngày đầu đã mang một bản sắc riêng.
Là nhà mạng đầu tiên thành lập phòng chăm sóc khách hàng, MobiFone định hướng sẽ cung cấp dịch vụ thông tin di động theo các tiêu chuẩn quốc tế. Và yếu tố “Tây” là một nhân tố quan trọng giúp mạng di động này có văn hóa phục vụ khách hàng với tiêu chuẩn cao ngay từ những ngày đầu tiên.
Từ những năm đầu khai thác dịch vụ, MobiFone đã có đầu số riêng để khách hàng đưa ý kiến phản hồi, nhà mạng giải đáp thắc mắc. Đây cũng là nền tảng để MobiFone phát triển tổng đài chăm sóc khách hàng đầu tiên ở Việt Nam - tổng đài 9090 - sau này đã trở thành niềm tự hào của nhà mạng về dịch vụ chăm sóc khách hàng.
MobiFone liên tục có những chương trình, sản phẩm mới mẻ, đem đến những trải nghiệm lần đầu tiên cho khách hàng.
Đó là việc mang đến hàng loạt các quyền lợi cho hội viên lâu năm như ưu tiên đặt chỗ, làm thủ tục check-in, thêm tiêu chuẩn hành lý… trên các chuyến bay Vietnam Airlines (năm 2008). Các thuê bao VIP của MobiFone được hưởng đặc quyền vào phòng chờ thương gia ở sân bay. Các thuê bao nữ được nhà mạng tặng hoa nhân dịp sinh nhật, được tặng phiếu mua hàng giá trị (năm 2012).
Năm 2013, chiến dịch chăm sóc khách hàng của nhà mạng gây chú ý với chương trình khuyến mại hè dành cho các hội viên kim cương, vàng, titan của “Kết nối dài lâu”. Các thuê bao MobiFone có thể đặt phòng tại các khu nghỉ dưỡng, resort và du thuyền hàng đầu trong nước với giá 1 triệu đồng/phòng/đêm nghỉ.
MobiFone là nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam triển khai các dịch vụ tiện ích cho khách hàng như My MobiFone, mConnect, dịch vụ tổng đài quốc tế, chọn quà online… Đây là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên phát triển hệ thống thanh toán/nạp tiền tự động định kỳ, tự động nâng hạn mức sử dụng cho người dùng…
Năm 2017, MobiFone tiếp tục ghi điểm khi tung ra chiến dịch chăm sóc tổng thể 360 độ cho khách hàng mang tên Care360. Chiến dịch bao gồm chuỗi hoạt động Kết nối dài lâu hè, mConnect, thanh toán cước, chăm sóc khách hàng VIP, tặng quà sinh nhật, lễ, Tết…, tích hợp nhiều chương trình bốc thăm trúng thưởng, quay số may mắn hay tặng vé đại nhạc hội cuối năm… Lần đầu tiên các nỗ lực chăm sóc khách hàng riêng lẻ được đồng bộ, phát triển, cải tiến để tạo thành một chiến dịch xuyên suốt, nhất quán, thỏa mãn mọi mặt nhu cầu của người dùng, từ giải trí cho đến sử dụng tiện ích, hỗ trợ thanh toán, ưu đãi và đặc quyền…
MobiFone còn tiên phong “trao quyền” cho người dùng với dịch vụ M090, giúp họ tự tạo cho mình các gói cước chuyên biệt, chính xác theo nhu cầu sử dụng thực tế hoặc theo số tiền khách hàng muốn chi trả cước di động theo chu kỳ (ngày, tuần, tháng).
Với từng bước đi nhanh nhạy, đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo từng thời điểm, các chuyên gia viễn thông đánh giá MobiFone chính là nhân tố thúc đẩy cuộc đua chăm sóc khách hàng trên thị trường viễn thông và nhờ đó khách hàng ngày càng hưởng lợi nhiều hơn.
Không ngừng gia tăng trải nghiệm người dùng
Để không bỏ qua bất cứ khách hàng nào đã đồng hành cùng nhà mạng trong suốt một chặng đường dài, MobiFone đã hiệu chỉnh chương trình chăm sóc khách hàng lâu năm. Các khách hàng hòa mạng từ 3 năm trở lên và các khách hàng có mức cước cao từ 3 năm trở lên, không là hội viên của chương trình Kết nối dài lâu đều được nhà mạng tặng gói thoại, data miễn phí hoặc quà tặng tri ân.
Với mỗi cộng đồng doanh nhân, học sinh - sinh viên, công nhân, nông dân, MobiFone luôn có những chương trình chăm sóc khách hàng khác nhau, phù hợp với nhu cầu của từng nhóm.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng thời đại số, nhà mạng nhanh chóng cập nhật các tính năng giao dịch điện tử ưu việt giúp các thuê bao có thể giao dịch online với nhà mạng mọi lúc mọi nơi như MobiFone Online, thanh toán cước điện thoại bằng QR Pay…
Đó là chưa kể các khuyến mãi, ưu đãi về gói cước, data, dịch vụ roaming giá rẻ… Nhờ đầu tư lớn vào các công nghệ mới cũng như tối ưu hóa mạng lưới, các chỉ tiêu đo kiểm về chất lượng dịch vụ của MobiFone luôn ở vị trí cao, khiến người tiêu dùng hài lòng vì luôn được chăm sóc.
Luôn đặt việc chăm sóc khách hàng lên hàng đầu, đại diện MobiFone cho biết: “Phát huy truyền thống 25 năm đi đầu trong chăm sóc khách hàng, chúng tôi sẽ tiếp tục có những chiến lược thực hiện dịch vụ khách hàng chu đáo, khác biệt để MobiFone luôn giữ uy tín thương hiệu là doanh nghiệp vì khách hàng”.
Theo nghiên cứu của Econsultancy năm 2017, 86% khách hàng sẽ chi nhiều hơn nếu được chăm sóc tốt hơn. Đến năm 2020 chăm sóc khách hàng sẽ vượt qua giá cả và sản phẩm trở thành yếu tố quyết định lựa chọn tiêu dùng của thị trường. “Trong bối cảnh diện phủ sóng, công nghệ của các mạng đã tương đương nhau, yếu tố quyết định khách hàng lựa chọn dịch vụ của nhà mạng nào sẽ phụ thuộc vào chế độ chăm sóc khách hàng, trải nghiệm dịch vụ của nhà mạng đó. Dễ hiểu vì sao MobiFone là nhà mạng hàng đầu trong tim nhiều người tiêu dùng”, đại diện MobiFone khẳng định.
Ngọc Minh
" alt="MobiFone: 25 năm hết lòng vì khách hàng"/>
MobiFone: 25 năm hết lòng vì khách hàng