Công nghệ

10 ôtô kém khách nhất 10 tháng 2016

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-02-03 23:47:13 我要评论(0)

Danh sách 10 mẫu xe ôtô có sản lượng bán hàng thấp nhất thị trường giai đoạn 10 tháng của năm 2016 kkênh phát sóng bóng đá hôm naykênh phát sóng bóng đá hôm nay、、

Danh sách 10 mẫu xe ôtô có sản lượng bán hàng thấp nhất thị trường giai đoạn 10 tháng của năm 2016 không có nhiều thay đổi.

“Cũ” nhất vẫn là mẫu xe thể thao Toyota FT86 cùng 2 mẫu xe mang thương hiệu Mekong là Premio và Pronto.

{ keywords}

Điều khiến Kia Sportage ế ẩm phần nhiều là do bản thân mẫu xe này không sở hữu ưu thế nào trong khi hầu hết các đối thủ đều rất mạnh.

Ngay từ khi được Toyota nhập khẩu về Việt Nam,ôtôkémkháchnhấtthákênh phát sóng bóng đá hôm nay FT86 vốn dĩ chỉ được hãng xe Nhật Bản đặt lên vai nhiệm vụ làm thương hiệu. Bởi vậy, việc mẫu xe này luôn đạt sản lượng bán hàng thấp đã không phải là điều gì lạ lẫm. Điều đáng tiếc đã không có bất kỳ chiếc FT86 nào được bán ra trong suốt 10 tháng vừa qua.

Còn đối với bộ đôi xe Mekong Pronto và Premio, việc đạt sản lượng bán hàng cao mới đáng để suy ngẫm. Trên thực tế, 2 mẫu xe này vốn dĩ yếu thế trên thị trường ở hầu hết mọi mặt, từ thiết kế đến tính năng sử dụng và cả giá trị thương hiệu. Do đó, việc tiếp tục nằm trong nhóm xe ế ẩm nhất thị trường vốn đã trở nên quen thuộc.

Trong số 10 mẫu xe đạt sản lượng bán hàng thấp nhất thị trường thì Honda Civic và Kia Sportage là 2 cái tên đọng lại nhiều điều.

Honda Civic là mẫu sedan cỡ trung được đánh giá là thú vị trên thị trường. Thiết kế trung tính, khả năng vận hành tốt và giá trị thương hiệu cao. Nhận định này cũng đã được chứng minh ở vài giai đoạn mà Civic đã làm mưa làm gió trên thị trường. Nhưng có lẽ trong xu hướng các đối thủ liên tiếp đổi mới và số lượng xe cạnh tranh cũng cao hơn, Civic đã dần đuối sức.

Một lý do nữa cũng khá quan trọng là Civic hiện nay đã ở cuối thế hệ. Và trên thực tế, Honda Việt Nam cũng đã tạm dừng bán Civic thế hệ trước ngay trong tháng 10 để chuẩn bị tung ra thế hệ hoàn toàn mới và điều đó ít nhiều khiến người tiêu dùng dừng mua để chờ đợi.

Với Kia Sportage, mẫu SUV 5 chỗ ngồi này không phải “át chủ bài” của thương hiệu ôtô Hàn Quốc nhưng cũng không phải là mẫu xe sắm vai trò nâng tầm giá trị thương hiệu. Điều khiến Sportage ế ẩm phần nhiều là do bản thân mẫu xe này không sở hữu ưu thế nào trong khi hầu hết các đối thủ đều rất mạnh, như Hyundai Tucson, Mazda CX-5, Honda CR-V hay Nissan X-Trail…

Tương tự Toyota FT86, mẫu sedan hạng D Honda Accord cũng sắm vai trò phát triển thương hiệu là chủ yếu. Vì vậy, việc đạt sản lượng bán hàng thấp cũng không phải điều gì tệ hại.

Suzuki Grand Vitara cũng là một mẫu xe đáng lưu tâm. Ở phân khúc SUV 5 chỗ ngồi, Vitara lâu nay đã được nhiều người tiêu dùng biết đến. Thế nhưng, giống như Kia Sportage, Vitara không được hãng xe Nhật Bản chăm sóc khiến cho mẫu xe này liên tục tụt hậu. Grand Vitara là phiên bản nâng cấp đáng kể và có thiết kế mới song những nâng cấp nửa vời chưa thế làm thay đổi được vị thế trên thị trường.

Các mẫu xe còn lại như Mitsubishi Pajero hay Mazda CX-9 lại xem như xuất hiện để cho có trong danh mục sản phẩm của các hãng. Bên cạnh đó, giá bán lẻ của 2 mẫu xe này cũng là một rào cản khi bị xem là đắt đỏ so với nhiều đối thủ.

Một điểm cần lưu ý là danh sách này được thống kê dựa trên bao cáo bán hàng của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) nên không bao gồm các thương hiệu khác không phải thành viên.

Bên cạnh đó, danh sách cũng chỉ bao gồm các mẫu xe phổ thông nên không tính đến sản lượng bán hàng của thương hiệu Mercedes-Benz và Lexus.

{ keywords}

(Theo VnEconomy)

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Công ty Điện tử Samsung Vina phối hợp với Dự án phòng chống Mù lòa (BOM) vừa khởi động “Dự án cải thiện chăm sóc sức khỏe nhãn khoa cho cộng đồng thông qua sử dụng hệ thống dữ liệu EYELIKE”. 

Đây là chương trình nhằm hướng tới sự cải thiện tốt hơn sức khỏe nhãn khoa cho cộng đồng thông qua sử dụng thiết bị chụp ảnh đáy mắt EYELIKE. Chương trình là một phần của Dự án Galaxy Upcycling của Samsung toàn cầu được thực hiện từ năm 2016, mang đến những phương thức cải tiến trong việc tái chế hoặc tái sử dụng các thiết bị cao cấp đời cũ không còn sử dụng và giúp cán bộ y tế chẩn đoán, sàng lọc sớm các bệnh về đáy mắt tại các Bệnh viện hoặc trạm y tế – nơi thiếu các bác sĩ chuyên khoa mắt.

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Liên Hiệp Quốc, mỗi năm có khoảng 50 triệu tấn chất thải điện tử, nhưng chỉ 20% trong số đó được tái chế. Như một phần của chính sách kinh tế tuần hoàn, Samsung đã cho ra mắt Chương trình Galaxy Upcycling cung cấp những cách thức sáng tạo nhằm nâng cấp hoặc tái sử dụng các thiết bị di động thuộc phân khúc flagship của Samsung.

Cũng từ chương trình Galaxy Upcycling này, các chuyên gia của Samsung đã tìm cách tái sử dụng các thiết bị di động cao cấp của hãng để trở thành một phần của máy chụp ảnh đáy mắt cầm tay thuộc nền tảng EYELIKE. 

Khi đó, Kính soi đáy mắt nâng cấp EYELIKE được kết nối với thiết bị Galaxy để chụp ảnh đáy mắt. Thuật toán trí tuệ nhân tạo phân tích và tự động chẩn đoán bệnh lý nhãn khoa từ hình ảnh đáy mắt chụp từ thiết bị và ứng dụng điện thoại thông minh có thể chỉnh sửa thông tin dữ liệu bệnh nhân chuẩn xác khi mô tả kết quả chẩn đoán và phác đồ điều trị.

" alt="Samsung khởi động dự án chăm sóc nhãn khoa tại Việt Nam" width="90" height="59"/>

Samsung khởi động dự án chăm sóc nhãn khoa tại Việt Nam

Dường như có dấu hiệu hình thành “cơn bão” xe tải Trung Quốc đổ bộ vào Việt Nam. Loại xe này có giống những chiếc xe máy Trung Quốc một thời tràn ngập nước ta, rồi thành rác thải vì chất lượng kém?

{keywords}

Xe tải Trường Giang Đông Phong, Trung Quốc nhập về Việt Nam. Ảnh: Hồng Vĩnh

“Hổ Vồ” tràn lan

Những ngày gần đây, dọc đường Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội) xuống Phố Nối (Hưng Yên), cửa hàng xe tải Trung Quốc mọc lên san sát. Những cái tên phiên âm nghe hoành tráng, như: Dongfeng, Howo (thường gọi là “Hổ Vồ”), Sinotruk, FAW, JAC, Chenglong hay các xe đầu kéo, xe chuyên dụng có nguồn gốc Trung Quốc chiếm tương đối. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho biết, ba cái tên Chenglong, Dongseng, Howo… chiếm phần lớn số lượng xe tải nhập về trong 4 tháng vừa qua.

So với trước, các nhà nhập khẩu xe tải Trung Quốc đã chủ động thay đổi thiết kế phù hợp với quy định trọng tải khắt khe của Việt Nam. Tuy nhiên, giám đốc kỹ thuật hãng ô tô chuyên lắp ráp xe tải cho rằng, những thiết kế về gầm xe, trục kéo… của các loại xe này vẫn không hợp với đường sá Việt Nam và “xuống mã” nhanh. “Điều đó đồng nghĩa xe Trung Quốc vào ồ ạt, nhưng chưa hẳn đã trụ được lâu”, vị này nhận định. Ngoài ra, các nhà phân phối chỉ chú trọng bán hàng, không có dịch vụ cung cấp linh kiện thay thế chính hãng.

Cách đây hơn một thập kỷ, xe máy Trung Quốc sau đó là ô tô con Trung Quốc cũng đổ bộ Việt Nam. Nhưng rồi, tất cả dần biến mất, vì chất lượng kém và bị người tiêu dùng tẩy chay. Giữa năm 2013, xe con thương hiệu Anh (hãng ô tô Nam Ninh-Trung Quốc mua lại) MG rầm rộ mở cửa hàng hoành tráng tại 68 Lê Văn Lương (Hà Nội), nhưng nay không còn tồn tại. Bà Đặng Thị Bình An, Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Tư vấn thuế C&A cũng đánh giá: “Hàng hóa cho vào nội địa, nhưng đôi khi không bán được, khó trụ vững vì chất lượng không bền. Xe máy trước đây là một ví dụ”.

Đánh đổi gì?

Sở dĩ có hiện tượng xe tải Trung Quốc nhập khẩu tăng vọt do Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN- Trung Quốc giai đoạn 2015-2018, có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 với nhiều ưu đãi thuế cho mặt hàng này. Kỹ sư cơ khí Bùi Văn Huyên (Chủ tịch Cty CP Ô tô Vinaxuki) cho rằng: Chính sách ưu đãi thuế đẩy ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đi vào ngõ cụt. Ông đưa ra ví dụ về 2 nhà máy lắp ráp xe tải tại Thái Nguyên và Thanh Hóa của đơn vị. Ngay khi vừa đưa vào sử dụng, thuế nhập khẩu xe tải giảm xuống làm các nhà máy đó không thể cạnh tranh nổi và hiện gần như đóng cửa.

Bà Đặng Thị Bình An nói: Nguyên tắc ký hiệp định thương mại song phương là phải đánh đổi. “Anh cho tôi hàng này xâm nhập, tôi cho anh mặt hàng khác. Không thể một nước nào xin cái gì cũng cho vào, bao giờ cũng đánh đổi và đàm phán kéo dài hằng năm”, bà An nói. Vị này phân tích thêm, để đánh giá việc mặt hàng ngoại xâm nhập thị trường nội ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, cần có cái nhìn tổng thể hoạt động xuất nhập khẩu. “Kim ngạch thu được từ các hoạt động mở cửa, ưu đãi hàng hóa phải tương ứng để đảm bảo quyền lợi hai bên. Không thể nói tại ký hớ, cho hàng người ta vào ồ ạt. Nên để sự việc vào tổng thể mới đánh giá hơn thua. Có thể mình mất cái này, nhưng mình được cái khác chiếm lĩnh thị trường họ”, bà An nói.

Xe tải Trung Quốc nhập khẩu tăng vọt do Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2015-2018, có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 với nhiều ưu đãi thuế cho mặt hàng này.
Theo Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2015, lượng xe tải nhập về tăng 93,6%, chiếm gần 1/3 tổng số ô tô nhập khẩu nguyên chiếc. Trong đó, xe xuất xứ từ Trung Quốc tăng đột biến với 8,86 nghìn chiếc, tăng 289% vươn lên đứng đầu (Cả năm 2014, số xe tải nguyên chiếc nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ 10.117 chiếc). Xe tải Trung Quốc về nước chủ yếu qua đường bộ tại Lạng Sơn, Quảng Ninh và đường thủy Hải Phòng. Riêng tại Lạng Sơn, quý 1/2015, lượng xe tải nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc xấp xỉ 3.000 chiếc, tăng gần gấp 6 lần so với con số 527 chiếc cùng kỳ năm trước.

(Theo Tiền phong)

" alt="Cảnh báo 'bão' xe tải Trung Quốc" width="90" height="59"/>

Cảnh báo 'bão' xe tải Trung Quốc

Ông Nikhilesh Goel, đồng sáng lập của Validus Capital, dẫn số liệu của McKinsey cho thấy trong năm 2016, Việt Nam có hơn 97% doanh nghiệp tư nhân nhưng lại chỉ nhận dưới 22% trên tổng số vốn do ngân hàng cấp cho toàn bộ nền kinh tế. Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) có thể lên tới 21 tỷ USD.

Nhân viên một ngân hàng đang hỗ trợ khách. Ảnh: Hải Đăng

Mặc dù nhu cầu vốn lớn như thế nhưng các DNVVN khó tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng do vướng nhiều thủ tục, trong đó chủ yếu là tài sản thế chấp. Khác với các doanh nghiệp sản xuất có nhà xưởng hay tài sản bảo đảm, nhiều DNVVN hoạt động trong ngành dịch vụ không có tài sản hữu hình nên bị ngân hàng từ chối cho vay.

Thấy được khoảng trống tiềm năng này, các công ty fintech nhảy vào khai thác. Như Validus Capital là nền tảng kết nối cho vay giữa các nhà đầu tư với các DNVVN, là mô hình cho vay tín chấp giữa nhà đầu tư với doanh nghiệp gần như đầu tiên triển khai tại Việt Nam.

Validus Capital là nền tảng hỗ trợ tài chính cho DNVVN Iớn nhất Singapore, đã hoạt động thành công tại đảo quốc sư tử với mức giải ngân mỗi tháng khoảng 20 triệu đô la Singapore (hơn 340 tỷ đồng).

Không chỉ doanh nghiệp Singapore nhìn thấy tiềm năng của thị trường cho vay tín chấp nhắm vào nhóm khách không có khả năng tiếp cận ngân hàng, các công ty khởi nghiệp Việt Nam cũng đã triển khai mô hình tương tự ở nhóm khách hàng cá nhân.

Chẳng hạn các start-up Việt như Fiin, Interloan,... đều đang triển khai dịch vụ cho phép nhà đầu tư cá nhân có thể duyệt cho vay một cá nhân khác (peer-to-peer lending). Tương tự, star-up Gobear (Singapore) cũng triển khai gói dịch vụ cho vay cá nhân tại Việt Nam,...

Tất cả các doanh nghiệp tham gia vào thị trường cho vay đều cho rằng trở ngại về thủ tục khiến đa số khách hàng (cá nhân và doanh nghiệp) không thể tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Các công ty fintech sử dụng nền tảng công nghệ (AI, Big Data) để chấm điểm tín dụng của người vay, sau đó duyệt cho vay mà không cần thủ tục rườm rà.

Chẳng hạn, cá nhân vay tiền chỉ cần cung cấp ảnh tự chụp selfie, ảnh chụp CMND, các loại hoá đơn điện, nước,... là có thể được duyệt cho vay trên dưới 10 triệu đồng trong vòng chưa tới 1 giờ.

Tuy vậy, mô hình cho vay giữa cá nhân với nhau chứa đựng rủi ro, chẳng hạn người đi vay có thể “quỵt” tiền của các nhà đầu tư, do đó các nền tảng cho vay đều có những ràng buộc ban đầu.

Chẳng hạn, Interloan khi ra mắt tại Việt Nam chỉ duyệt vay cho nhân viên của các công ty có ký kết như McDonald's Việt Nam, Công ty Cổ phần BPO Mắt Bão, Công ty Cổ phần Bảo Hiểm Viễn Đông và Công ty Cổ phần Việt Money. Việc này nhằm bảo đảm các khoản nợ được trả đúng hạn, mô hình kinh doanh không bị lợi dụng.

" alt="Thủ tục ngân hàng đang là 'lỗ hổng' được các công ty fintech khai thác" width="90" height="59"/>

Thủ tục ngân hàng đang là 'lỗ hổng' được các công ty fintech khai thác