Cựu hoa hậu Hong Kong được khen ngợi giữ gìn sắc vóc tốt, làn da căng mịn trắng hồng với các đường nét khuôn mặt không khác mấy so với thời trẻ.
Tuổi 51, Lý Gia Hân sở hữu nhan sắc mặn mà, quyến rũ cùng phong cách thời trang tinh tế. Mỗi lần xuất hiện, người đẹp luôn lấn át những khách mời bởi thần thái và nét kiều diễm nổi tiếng một thời của mình.
Rời showbiz nhiều năm, Lý Gia Hân yên phận với vai trò người mẹ, người vợ chốn hào môn. Cô hiện còn quản lý quỹ từ thiện và phụ giúp chồng các công việc kinh doanh gia đình. Người đẹp một thời cũng thỉnh thoảng nhận lời chụp quảng cáo, tham gia các sự kiện thời trang.
Lý Gia Hân sống trong căn biệt thự trị giá khoảng 700 triệu HKD (tương đương 89 triệu USD). Cô được ông xã - tỷ phú Hứa Tấn Hanh yêu chiều hết mực, mua tặng siêu xe, hàng hiệu mỗi dịp kỷ niệm hay lễ Tết.
Trong lần hiếm hoi xuất hiện trên truyền hình, Lý Gia Hân thổ lộ bản thân cảm thấy may mắn khi có được người chồng tâm lý, bao dung bên cạnh. Cựu hoa hậu cũng thường chia sẻ khoảnh khắc hạnh phúc bên ông xã khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Năm 2008, Lý Gia Hân và tỷ phú Hứa Tấn Hanh kết hôn. Vị doanh nhân vốn là con trai ông Hứa Thế Huân - người từng giữ chức chủ tịch một số công ty xây dựng, ngân hàng lớn. Khi ông Hứa Thế Huân qua đời đã để lại khối tài sản khoảng 40 tỷ HKD (5,1 tỷ USD).
Lý Gia Hân sinh năm 1970, cô tham gia cuộc thi thi nhan sắc năm 1988, được truyền thông gọi là 'Hoa ngữ gọi là Hoa hậu đẹp nhất Hong Kong'. Sau danh hiệu trên, cô lấn sân diễn xuất, gây dấu ấn qua các phim: Phương Thế Ngọc, Lộc Đỉnh Ký 2, Đọa lạc thiên sứ, Hải thượng hoa, Nguyên Chấn Hiệp...
Lý Gia Hân trên màn ảnh
Thúy Ngọc
Dương Tư Kỳ bị tai nạn ô tô bất ngờ trên đường về nhà. Cô phải nằm viện theo dõi vì chấn thương đầu và cổ.
" alt=""/>Tuổi 51, hoa hậu Lý Gia Hân vẫn được tỷ phú Hong Kong cưng chiềuNgay khi bắt đầu phần trả lời của mình, GS Vũ Dũng khẳng định, đề tài “Đặc điểm giao tiếp với dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã” là một đề tài tốt, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất cao.
GS Vũ Dũng cho rằng đề tài "Giao tiếp của Chủ tịch xã" là đề tài có tính lý luận và thực tiễn cao, rất tiếc là dư luận chưa hiểu được. Ảnh: Lê Văn. |
Theo GS Dũng, về lý luận, nghiên cứu giao tiếp là một trong những vấn đề hết sức quan trọng của đời sống xã hội. “Không có giao tiếp không có con người, không có giao tiếp không có xã hội”,GS Dũng nói.
Từ đó, ông Dũng khẳng định, vấn đề nghiên cứu của đề tài “Giao tiếp chủ tịch xã với dân” là một vấn đề rất ít được nghiên cứu, thậm chí đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về vấn đề này. Do đó “ý nghĩa lý luận càng thiết thực”.
“Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về giao tiếp xã hội trong tâm lý học ở nước ta hiện nay”, GS Dũng cho hay.
Về tính thực tiến của đề tài, GS Dũng cho biết, đây là đề tài được tất cả các cấp hội đồng của ngành đánh giá là đề tài có tính thực tiễn tốt.
Ông Dũng cũng dẫn ra 5 lý do để chứng minh cho tính thực tiễn của đề tài này:
Thứ nhất, theo vị GS Tâm lý học, Việt Nam có số lượng xã lớn. Tính đến tháng 5/2015, Việt Nam có 11164 đơn vị hành chính cấp xã. “11.164 xã đồng nghĩa với có 11.164 chủ tịch UBND xã. Số lượng cán bộ đơn vị cấp cơ sở lớn như vậy có đáng để nghiên cứu không, nghiên cứu có ý nghĩa không, chúng ta hãy tự trả lời?”, ông Dũng nêu câu hỏi.
Thứ hai, ông Dũng cho biết, nhiều người đặt câu hỏi "Vì sao đề tài lại nghiên cứu ở cấp xã mà không nghiên cứu cấp cao hơn như cấp huyện, cấp tỉnh, cấp trung ương?". Trả lời câu hỏi này, ông Dũng cho rằng, xã là cấp chính quyền cuối cùng, gần dân nhất, trực tiếp với dân và có vai trò quan trọng trong việc triển khai chủ trương chính sách đến với dân. “Chủ trương đến được với dân không là nhờ cấp xã”,GS Dũng nói.
Trong khi đó, trong bộ máy chính quyền xã thì chủ tịch xã có vai trò quan trọng. Các chính sách có triển khai được hay không không có vai trò quan trọng của chủ tịch xã.
“Chủ tịch xã có triển khai được chính sách hay không, có gần dân, hiểu dân hay không có hiểu được nỗi băn khoăn, khó khăn của dân hay không đều phải thông qua hoạt động giao tiếp với dân. Nếu ở trong phòng đóng kín thì chủ tịch xã không hiểu được cái gì hết”, GS Dũng diễn giải.
Từ đó, GS Dũng cho rằng, “đề tài này có tính thực tiễn rất cao mà rất tiếc dư luận và mạng xã hội chúng ta chưa hiểu được”.
Thứ ba, ông Dũng cho rằng, thời gian gần đây, nhiều người nói tới một số hạn chế của của cán bộ cơ sở như quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu, xa dân... Đó là dư luận nói, thực tế có phải như thế không phải có nghiên cứu thực chứng, không thể nói cảm tính được. Do đó, việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết.
Thứ tư, ông Dũng nhận xét rằng, trong suy nghĩ của nhiều người luận án tiến sĩ phải to tát, hoành tráng nhưng hoàn toàn không phải vậy.
“Tôi được đào tạo nước ngoài về, đi 20 nước, đã tới hàng chục trường đại học, ở các nước phát triển những vấn đề nghiên cứu hết sức cụ thể, thực tiễn. Ví dụ, có những đề tài nghiên cứu về hành vi viết chữ trong nhà vệ sinh, nhổ nước bọt ngoài đường… Nếu ở VN sẽ nói rằng, đề tài đó có gì mà nghiên cứu, sẽ thành vớ vẩn, nhưng đằng sau đó là những vấn đề có tính thực tiễn, có giá trị văn hóa”.
Ông Dũng cho biết các đề tài nghiên cứu của Học viện nói chung xuất phát từ yêu cầu gắn thực tiễn… Việc đào tạo của học viện gắn liền với nghiên cứu và nghiên cứu gắn liền với đào tạo. Viện tâm lý học đi theo đường đó, nên đề tài rất gắn với thực tiễn, rất thiết thực, không có đề tài nào mông lung xa vời.
Cuối cùng, ông Dũng nhắc lại quy trình để một luận án tiến sĩ được đưa ra bảo vệ phải trải qua 8 bước, quá trình sàng lọc hết sức nghiêm ngặt, từ thi đầu vào, xác định tên đề tài, góp ý đề cương chi tiết, đánh giá các chuyên đề tiến sĩ, tư vấn góp ý trước khi bảo vệ cấp cơ sở cho tới đánh giá cấp cơ sở.
Ngay hội đồng đánh giá cấp cơ sở theo quy định có 2 người ở ngoài (học viện) và 5 người của học viện nhưng thực tế trong quyết định thành lập hội đồng thì chỉ có 2 người ở trong còn lại tới 5 người ở ngoài, GS Dũng dẫn chứng về tính nghiêm túc và khách quan của việc chấm đề tài.
“Qua các cấp như thế này không có đề tài vớ vẩn, vô nghĩa nào được đưa ra bảo vệ”, ông Dũng khẳng định.
Trả lời câu hỏi về việc tiếp cận nội dung toàn văn của các luận án tiến sĩ tại Học viện, GS. Võ Khánh Vinh, Giám đốc Học viện Khoa học xã hội cho biết, sau khi bảo vệ chính thức và hoàn thiện tất cả các thủ tục về mặt quy định thì nghiên cứu sinh phải nộp một bản toàn văn sau khi đã chỉnh sửa lên Thư viện quốc gia. Đó là bản chính thức, ai cũng có thể tiếp cận được. Ngoài ra, theo ông Vinh, Học viện còn có quy định nghiên cứu sinh còn phải nộp một bản như vậy tại Trung tâm Thông tin thư viện tư liệu của Học viện. Bản này được sử dụng để cho nghiên cứu sinh nghiên cứu tại học viện có điều kiện thuận lợi tham khảo mà không phải đi xa. Đối với 2 luận án được dư luận quan tâm là luận án “Hành vi nịnh trong tiếng Việt”và luận án “Đặc điểm giao tiếp với dân của Chủ tịch UBND xã”, ông Vinh cho biết, hiện nay chỉ mới có một luận án “Hành vi nịnh trong tiếngViệt”đã chính thức bảo vệ xong, có thể tham khảo được. Còn lại, luận án “Đặc điểm giao tiếp với dân của Chủ tịchUBND xã” vừa mới bảo vệ xong, còn phải tiến hành sửa chữa sau khi phản biện kín nên chưa thể tiếp cận rộng rãi được. |
Lê Văn(Ghi)
" alt=""/>Đề tài “giao tiếp của chủ tịch xã” có tính thực tiễn caoNicolas Cage sinh năm 1964, từng xếp hạng 40 trong top 100 ngôi sao vĩ đại nhất mọi thời do tạp chí Empire bình chọn. Khởi nghiệp từ khi 18 tuổi, ông tham gia vào hầu hết các thể loại phim từ hài hước, hành động đến lãng mạn, kinh dị.
Để hy sinh cho sự nghiệp, Nicolas Cage đã mạnh dạn đổi tên, bỏ đi họ Coppola vì sợ bị cáo buộc "con ông cháu cha" để nổi tiếng. Coppola là một trong những gia tộc lai Mỹ - Ý có 'số má' trong làng nghệ thuật nhưng Nicolas Cage không muốn dựa hơi gia tộc để tiến lên. Nicolas Cage là cháu của đạo diễn huyền thoại từng giành 5 giải Oscar - Francis Ford Coppola - đạo diễn của loạt phim kinh điển Bố già.
Sau gần 15 năm ra mắt, Nicolas Cage cuối cùng mới được công nhận nhờ phimLeaving Las Vegas, giúp nam diễn viên trở thành người thắng 3 giải điện ảnh lâu đời nhất Hollywood - Oscar, Quả cầu vàng và Nghiệp đoàn Diễn viên màn ảnh.
Năm 1998, Nicolas Cage được gắn sao trên Đại lộ Danh vọng vì những đóng góp cho điện ảnh. Những tác phẩm đình đám của ông gồm:Face/Off, Adaptation…và nhiều dự án đại chúng đình đám như:Ghost Rider (Ma tốc độ), Con Air, The Wicker Man, Kick-Ass… Cho đến nay, ông đã có trên dưới 60 giải thưởng, hơn 100 đề cử có nhiều vai trò lớn như sản xuất, lồng tiếng…
Sắp tới, Nicolas Cage sẽ trở lại màn ảnh rộng trong vai diễn thứ 107 trong sự nghiệp trải dài qua 4 thập kỷ. Nam diễn viên vào vai Bá tước Dracula từng sống qua nhiều thế kỷ với tiếng ác khiến người đời phải run rẩy trong bộ phim Renfield: Tay sai của quỷ sẽ ra rạp ngày 14/4 tới.
Sự nghiệp diễn xuất của Nicolas Cage cũng màu sắc như đời tư. Ông kết hôn lần đầu với diễn viên Patricia Arquette năm 1995 ở tuổi 31 nhưng cuộc hôn nhân của họ chỉ kéo dài đến năm 2001. Một năm sau, Nicolas Cage cưới Lisa Marie Presley - con gái của Elvis Presley nhưng cũng chỉ duy trì được cuộc hôn nhân tới năm 2004. Tài tử lấy vợ 3 cùng năm. Cuộc hôn nhân này kéo dài gần 12 năm.
Trái ngược với cuộc hôn nhân thứ 3, cuộc hôn nhân thứ 4 của Nicolas Cage năm 2019 kết thúc chóng vánh sau 2 tháng. Tới năm 2021, nam diễn viên cưới người vợ thứ 5 kém ông 31 tuổi.
Nicolas Cage quen Riko Shibata (28 tuổi) qua một người bạn chung khi đến Nhật Bản đóng phim Prisoners of the Ghostland. Họ tổ chức đám cưới tại Las Vegas vào tháng 2/2021 sau 1 năm hẹn hò và có con vào đầu năm 2022. Đây là người con thứ 3 của nam diễn viên.
Ở tuổi 59, Nicolas Cage đang hạnh phúc với cuộc hôn nhân thứ 5 với người vợ kém con trai đầu lòng của mình tới 5 tuổi.
Bộ sưu tập xế khủng đáng nể của tài tử Nicolas Cage nổi tiếng HollywoodNicolas Cage nổi tiếng ở Hollywood như một tay chơi hạng nặng với bộ sưu tập xe đáng nể.
" alt=""/>Tài tử Nicolas Cage 4 lần ly dị, cưới vợ 5 kém 31 tuổi