Cô Hoa 7 năm sống khỏe cùng căn bệnh ung thư
Ung thư tới từ dấu hiệu bất thường
Cô Mai Hoa không thể nào quên được khoảng thời gian đầu năm 2014, lúc đó cô vẫn đang còn công tác tại Công an huyện Sông Mã (Sơn La), khi đó thấy một phần ngực phải của mình bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bất thường và thỉnh thoảng có những cơn đau nhói, có một dự cảm gì đó không lành nên cô quyết định xin nghỉ phép để xuống Bệnh viện 198 Bộ Công an để kiểm tra. Sau khi làm một loạt các xét nghiệm bác sĩ kết luận cô bị ung thư vú. "Cầm tờ giấy thông báo kết quả trên tay mà tôi không thể đứng vững được nữa, tôi không tin được vào mắt mình, đầu óc tôi cứ miên man suy nghĩ đến ngày mình phải lìa xa cõi đời này, rồi không biết mọi người trong gia đình tôi sẽ như khi không còn tôi bên cạnh nữa." - cô Hoa bàng hoàng kể lại.
Nhắc đến đó thôi cô Hoa đã không thể cầm được nước mắt. Sau khi biết tin, đắn đo mãi cô mới quyết định gọi điện về thông báo cho mọi người trong gia đình biết, nghe mọi người động viên mà lại khóc to hơn vì chưa bao giờ cô cảm thấy bế tắc và tuyệt vọng như lúc này.
Bình tâm tuân thủ điều trị, vững tin vào khoa học
Sau khi nghe bác sĩ phân tích tỉ mỉ tình trạng bệnh, cũng như giải thích rằng việc điều trị ung thư cần có phác đồ chuẩn, điều trị kiên trì trong thời gian dài. Bên cạnh đó, cô Hoa còn bị thêm bệnh huyết áp cao, nếu không bình tĩnh lại thì không thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u được. Bắt đầu bình tâm trở lại và nhờ có em đồng nghiệp động viên cô quyết định tin vào bác sĩ, tin vào khoa học, tiến hành nhập viện ngay người thân và anh sau đó và điều trị theo phác đồ bác sĩ đưa ra.
Nhập viện 198 Bộ Công an tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u ngay sau đó. Nhà ở tận Thị trấn Sông Mã (Sơn La) mà cả hai vợ chồng cô Hoa vẫn còn đang công tác nên chồng cô phải tranh thủ xin nghỉ phép để xuống bệnh viện chăm sóc. Sau khi phẫu thuật hơn 1 tháng, sức khỏe của cô dần ổn định và tiếp tục tiếp nhận 8 đợt truyền hóa chất. Cứ thế ròng rã gần một năm trời, cứ truyền xong một đợt hai vợ chồng cô lại đi về nhà nghỉ ngơi và bồi bổ sức khỏe khoảng 2 tuần rồi sau đó quay trở lại bệnh viện để tiếp tục truyền hóa chất đợt tiếp theo.
Cô Hoa chia sẻ: "Sức khỏe yếu cộng với việc phải di chuyển gần 400 kilomet từ nhà đến Bệnh viện 19khiếnến tôi vô cùng mệt mỏi. Chính vì vậy mà ngay từ những lần đầu truyền hóa chất tôi đã cảm nhận được rõ rệt tác dụng phụ ghê gớm mà nó mang lại. Những lần truyền hóa chất đã vắt kiệt sức lực của tôi, tôi bắt đầu mệt mỏi và buồn nôn, gần như không ăn uống gì được, cân nặng lúc đầu 55kg chỉ còn 45kg, không khác gì một bộ da bọc xương."
Chưa bao giờ cô hình dung rằng cuộc sống lại có những ngày tăm tối, u ám đến như vậy. Nhờ có gia đình quan tâm, những đồng nghiệp dù có ở xa đến mấy cũng sắp xếp công việc để động viên nên cô càng có thêm động lực để chiến đấu với căn bệnh này. Bắt đầu tìm hiểu những thông tin về căn bệnh này trên mạng và nghe những chia sẻ từ những người đồng bệnh, cô Hoa bắt đầu thay đổi thói quen sinh hoạt của mình. Bắt đầu bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng mà chồng và con gái chuẩn bị mỗi ngày, đi lại và tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày khiến sức khỏe từ đó mà được cải thiện đáng kể. Những lần hóa trị sau cô cảm thấy không còn mệt mỏi nhiều và không cần phải truyền huyết tương mỗi lần truyền hóa chất nữa. Lúc ấy, bệnh ung thư không hề đáng sợ nữa.
Cô Hoa sử dụng sản phẩm GenK STF đều đặn 6 viên mỗi ngày
Cuối năm 2014, sau khi kết thúc 8 đợt truyền hóa chất, sức khỏe của cô Hoa đã dần ổn định và được về nhà. Tuy nhiên vẫn cần phải theo dõi sức khỏe liên tục và thường xuyên đi khám định kỳ vì rất có thể khối u sẽ tái phát trở lại. "Tôi vừa mừng vừa lo, nhưng dù sao tôi cũng tự cảm thấy mình may mắn hơn nhiều người bệnh khác. Tôi may mắn vì phát hiện ra bệnh khi mới ở giai đoạn đầu, may mắn vì điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ đề ra một cách kịp thời, may mắn vì luôn có gia đình và bạn bè đồng nghiệp luôn ở bên cạnh động viên, tiếp thêm sức mạnh cho tôi."- cô Hoa vui mừng vì có nhiều người bên cạnh động viên.
Tìm tới với Genk STF để hỗ trợ sau điều trị
Về nhà cô Hoa vẫn giữ chế độ ăn uống khoa học, đi bộ và luyện tập thể dục tay chân nhẹ nhàng. Tình cờ cô xem chương trình của Đài Truyền hình VTC và biết đến sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân ung thư GenK STF của Viện Hàn lâm và đã tìm hiểu kỹ về sản phẩm này thì thấy sản phẩm chứa hoạt chất Fucoidan sulfate hóa cao đã được chứng minh tốt cho người bệnh ung thư, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, thể trạng, giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị. Đặc biệt đây là sản phẩm có căn cứ khoa học rõ ràng từ Đề tài khoa học cấp Nhà nước của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam nên cả gia đình rất tin tưởng và có niềm tin vào GenK STF nên đã quyết định mua về sử dụng ngay. Cứ thế cô duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đủ chất, tập thể dục chăm chỉ kết hợp sử dụng GenK STF 6 viên mỗi ngày. "Sau một tháng đầu tiên, tôi thấy cơ thể dần khỏe lên, cân nặng trở về mức bình thường từ 4kgkkgkg lên 52 kg, tuy không thể quay trở lại số cân nặng như trước nhưng sức khỏe của tôi được cải thiện rất tốt, cân nặng trở về mức bình thường, da dẻ hồng hào. Đi khám lại thì bác sĩ cho biết các chỉ số CA 15-3 đã trở về mức bình thường." - cô Hoa vui mừng chia sẻ.
Đến nay đã được 7 năm sống khỏe mạnh với căn bệnh ung thư, cô Hoa vẫn duy trì thói quen sinh hoạt tốt và uống GenK STF đều đặn 4 viên mỗi ngày. Đối với cô ung thư không hề đáng sợ, chỉ cần lạc quan, tin tưởng vào khoa học và đừng quên uống thêm sản phẩm hỗ trợ như GenK STF để dự phòng ung thư tái phát.
" alt=""/>Giải pháp giúp người phụ nữ 7 năm sống khỏe với ung thưSau khi vào Bệnh viện Phụ sản Trung ương, chị N. được xác định bị rách cùng đồ âm đạo. Sau khi được bác sĩ khâu vết rách, cùng đồ của chị nhanh chóng hồi phục chỉ sau vài ngày, thế nhưng vết thương trong tâm lý lại kéo dài dai dẳng đến hiện tại.
"Đến giờ tôi vẫn chưa dám quan hệ lại. Nhiều lần cũng cố gắng thử để chiều lòng bạn trai thì mới ngay màn dạo đầu, cơ thể đã căng cứng lại vì nghĩ đến lần tai nạn nhớ đời đó", chị N. chia sẻ.
Cùng tình cảnh, chị H.Y., 45 tuổi ( Thanh Xuân - Hà Nội) cũng đang bị "ám ảnh" chuyện ấy vì lần tai nạn trên giường.
Chị kể rằng, mình bị thủng cùng đồ phải nhập viện vì nửa kia làm quá mạnh bạo. "Sau lần tai nạn đó, hễ ai nhắc đến chuyện giường chiếu là tôi lại rùng mình và rời khỏi cuộc trò chuyện", chị Y. bộc bạch.
Chị N. và chị Y. là 2 trong số nhiều chị em phụ nữ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề sau khi bị tai nạn trên giường mà ThS.BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương từng tư vấn.
Theo chuyên gia này, đây là hiện tượng tâm lý dễ gặp phải của chị em. Nhiều bệnh nhân sau tai nạn đến tái khám luôn bị ám ảnh về vấn đề này. Đặc điểm chung của họ là mang tâm lý căng thẳng, lo lắng và thậm chí không muốn làm chuyện ấy.
Quan hệ trở lại sau tai nạn phòng the: Những điều cần lưu ý
Sau khi gặp tai nạn phòng the, theo BS Thành, ngoài chấn thương về thể xác thì việc chữa lành các thương tổn trong tâm lý của người phụ nữ là vấn đề đặc biệt quan trọng. Điều này giúp họ sớm có lại cảm xúc thăng hoa trong tình dục.
Để vượt qua rào cản tâm lý, trước khi sinh hoạt trở lại sau tai nạn, chị em cần đi khám bác sĩ sản khoa, để đảm bảo sức khỏe âm đạo tốt. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn tâm lý và các tư thế an toàn để chị em có niềm tin làm chuyện ấy không đau, cởi bỏ nút thắt tâm lý.
Theo khuyến cáo của BS Thành, sau tai nạn phòng the (ví dụ như rách cùng đồ), chị em nên bắt đầu quan hệ trở lại với tư thế mà phụ nữ có thể chủ động được độ sâu của cậu nhỏ.
Khi chị em đã làm quen việc sinh hoạt tình dục trở lại thì dần dần chuyển sang các tư thế khác đa dạng hơn. Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng khác là cả 2 cần lắng nghe và chia sẻ cả những niềm vui cũng như những băn khoăn lo lắng, khó chịu khi sinh hoạt tình dục. Điều này sẽ tạo ra sự đồng cảm, kết nối để đối phương cùng biết tâm lý của mình và cả hai tìm ra phương pháp phù hợp trong chuyện ấy.
" alt=""/>Nhiều chị em nhắc đến "chuyện ấy" là rùng mình sau tai nạn phòng theTổng tiêu thụ đồ uống có đường tại nước ta tăng nhanh qua các năm (Ảnh: H.K).
Nghiên cứu ở Anh cũng đã cho thấy áp thuế đồ uống có đường có thể giúp phòng tránh hơn 19.000 trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2 mỗi năm và giảm gần 270.000 trường hợp răng sâu làm mất hoặc phải trám răng hàng năm.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của trường Đại học Y tế Công cộng năm 2022 cũng đã chỉ ra nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt 20% trên giá bán lẻ đối với đồ uống có đường thì tỷ lệ thừa cân và béo phì có thể giảm lần lượt là 2% và 1,5%.
Thứ 2, tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Nghiên cứu do Tổ chức HealthBridge Canada, Văn phòng Việt Nam và WHO Việt Nam tiến hành đã ước tính với thuế suất 40% giá bán ra của nhà sản xuất thì sẽ có thể dẫn đến số thu ngân sách là khoảng 17,4 tỷ đồng.
Nguồn thu có được này có thể được tái đầu tư vào các chương trình cải thiện sức khỏe cộng đồng như trợ cấp cho cơ sở hạ tầng, nước uống, hỗ trợ các bữa ăn lành mạnh tại trường học hoặc cung cấp quỹ tài chính cho các chiến dịch truyền thông sức khỏe.
Nó có thể giúp tăng chi cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe, các chương trình xã hội và thực hiện các đề án phục hồi kinh tế hậu Covid-19.
Thứ 3, giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe với các bệnh có liên quan, giảm tổn thất về năng suất lao động trong tương lai.
Ví dụ, ở Úc, mức thuế 20% đối với đồ uống có đường giúp tiết kiệm chi phí cho chăm sóc sức khỏe lên tới 1.733 triệu đô la Úc.
Tại Việt Nam, nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Y tế Công cộng đã chỉ ra nếu áp thuế với mức thuế suất để tăng giá bán lẻ lên 20% sẽ dẫn đến giảm tiêu dùng và giảm được 2,1% tỷ lệ thừa cân, 1,5% tỷ lệ béo phì, phòng tránh được 81.462 ca đái tháo đường type 2 và tiết kiệm được 24,55 triệu đô la Mỹ (hơn 600 tỷ đồng) chi phí y tế.
Đã đến lúc Việt Nam cần kiểm soát mạnh mẽ việc tiêu thụ đồ uống có đường
Ở Việt Nam, tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng mạnh trong những năm qua. Theo số liệu Euromonitor 2023, tổng tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng nhanh (420%) từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít năm 2023. Tiêu thụ đầu người cũng tăng nhanh tương ứng, từ mức 18,5 lít/người năm 2009, lên thành 66,5 lít/người năm 2023 (tăng ở mức 350%).
Trong dự thảo thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, lần đầu tiên nước giải khát có hàm lượng đường trên 5gr/100ml được đưa vào diện áp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Là người theo dõi sự thay đổi trong xu hướng tiêu thụ đồ uống có đường của người Việt trong 10 năm qua, PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho rằng, chúng ta cần kiểm soát mạnh mẽ các vấn đề liên quan đến đồ uống có đường.
"Ngoài vấn đề truyền thông, chúng ta cần phải áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường. Và như vậy đây là một trong thời điểm mà chúng tôi cho thời gian rất là phù hợp", PGS Mai nhấn mạnh.
PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (ẢNH: N.P).
Chung quan điểm, ThS.BS Nguyễn Tuấn Lâm, Văn phòng WHO tại Việt Nam, cho rằng, việc áp thuế bây giờ rất phù hợp với xu hướng quốc tế. Các nước đã nhận thức vấn đề này sớm hơn Việt Nam và họ đã bắt đầu áp thuế để quản lý sự sử dụng gia tăng của sản phẩm này. Hiện nay đã có hơn 100 quốc gia áp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo các chuyên gia, thuế là giải pháp có chi phí thấp nhưng hiệu quả cao trong giảm tiêu dùng các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe. Đây cũng là giải pháp dự phòng hữu hiệu đã được WHO và Ngân hàng Thế giới khuyến cáo các nước áp dụng.
Việc áp thuế trên cơ sở cân đối hài hòa lợi ích của các chủ thể Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, nhưng cần đặc biệt ưu tiên mục tiêu bảo vệ sức khỏe, phát triển bền vững của đất nước, không vì lợi nhuận đánh đổi sức khỏe nhân dân.
Tại Việt Nam, việc áp thuế đối với nước giải khát có đường đã được đề xuất trong dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Do đó, thuế suất cần đủ lớn để tác động thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng giảm tiêu thụ mặt hàng này.
Trong dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất áp mức thuế 10% trên giá bán ra của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu. Theo tính toán, mức thuế suất này chỉ làm tăng 5% giá bán lẻ. Mức tăng giá bán lẻ như vậy là không đáng kể, chưa đủ để tác động làm thay đổi hành vi tiêu dùng.
Ví dụ, sản phẩm nước giải khát đang có giá 10.000 đồng/chai sau khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt có giá bán là 10.500 đồng/chai.
Bộ Y tế đề nghị áp thuế suất 40% đối với nước giải khát có đường (hoặc 30% sau tăng lên 40% theo lộ trình).
" alt=""/>Áp thuế với đồ uống có đường giúp tiết kiệm hơn 600 tỷ đồng chi phí y tế