当前位置:首页 > Bóng đá > Soi kèo phạt góc nữ Hàn Quốc vs nữ Morocco, 11h30 ngày 30/7 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Bochum vs Freiburg, 21h30 ngày 1/2: Khách thất thế
Vợ chồng ông Trump bất ngờ thăm Iraq
Ngày này năm xưa: Bí ẩn vụ ám sát nữ lãnh đạo Hồi giáo đầu tiên
Mơ ước rõ ràng đã không trở thành hiện thực khi một cậu bé 9 tuổi ở Zetel tỉnh dậy vào sáng ngày Giáng sinh và xem món quà ông già Noel đã bí mật tặng mình. Sau khi phát hiện món quà nhận được quá khác xa mong ước, đứa trẻ đã gọi điện cho cảnh sát nhờ phân xử.
Rất nhiều trẻ nhỏ vẫn mong chờ được nhận quà tặng Giáng sinh từ ông già Noel. Ảnh: Reuters |
Theo báo RT, cảnh sát Zetel đã tới hiện trường ngay sau cuộc gọi khẩn cấp của "một cậu bé vô cùng giận dữ". Sau khi nắm rõ tình hình, họ quyết định nhập vai và mở một cuộc "điều tra" sai phạm của ông già Noel.
Cảnh sát đã so sánh danh sách liệt kê quà Giáng sinh cậu bé muốn nhận với các món quà thực tế gửi đến em. Họ kết luận, chúng không trùng khớp với nhau.
Tiếp đến, các nhân viên cảnh sát đã họp mặt gia đình và tìm cách dàn xếp tranh cãi giữa cậu bé và cha mẹ. Họ thuyết phục đứa trẻ thông cảm rằng, ông già Noel chắc chắn đã nhầm lẫn danh sách quà tặng của em với ai đó khác vì tuổi già.
Tuấn Anh
Một người đàn ông Scotland đã tự đẩy mình vào rắc rối lớn khi vô tình khai nhầm bản thân là khủng bố trên mẫu đơn trực tuyến xin cấp visa Mỹ.
" alt="Gọi cảnh sát 'xử' ông già Noel vì quà Giáng sinh không như ý"/>Gọi cảnh sát 'xử' ông già Noel vì quà Giáng sinh không như ý
Qua thăm khám và chụp MRI cột sống ngực, bác sĩ ghi nhận bệnh nhân bị tổn thương phù tủy và nhiều mạch máu dọc mặt sau tủy sống.
Bệnh nhân khỏe và có cám giác mắc tiểu trở lại sau khi can thiệp. Ảnh: BSCC
Theo bác sĩ Lê Đức Định Miên, Phó Phòng Kế hoạch tổng hợp, bệnh lý cô gái mắc rất hiếm gặp. Do sự thông nối bất thường của hệ động và tĩnh mạch tủy sống gây ra rối loạn tuần hoàn mạch máu nuôi tủy.
“Tĩnh mạch quanh tủy giãn lớn do thông nối với dòng chảy áp lực cao từ động mạch gây ra chèn ép, tắc nghẽn và có thể gây xuất huyết. Điều này gây phù tủy và rối loạn chức năng hoạt động tủy sống dẫn tới yếu liệt tứ chi, rối loạn hoạt động bàng quang tùy thuộc vào vị trí tổn thương của tủy”, bác sĩ Miện nói.
TS.BS Phạm Anh Tuấn, Trưởng khoa Ngoại thần kinh cho biết, dị dạng mạch máu tủy sống là bệnh lý hiếm (5 -10 phần triệu dân), bẩm sinh nên không thể phòng ngừa. Song, chúng ta có thể làm là phát hiện và điều trị kịp thời. Sau khi can thiệp, cô gái đã dần hồi phục 2 chân và có lại cám giác tiểu.
Bác sĩ khuyến cáo nếu yếu 2 chân, 2 tay, tê toàn bộ hay 1 phần cơ thể, rối loạn hoạt động tiêu tiểu cần đến khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Sự hồi phục của bệnh nhân tùy thuộc vào khoảng thời gian và mức độ trầm trọng của triệu chứng trước khi điều trị nên chúng ta cần nhận diện và điều trị càng sớm càng tốt.
Phan Nhơn
" alt="Cô gái liệt 2 chân do mắc chứng dị dạng mạch máu tủy sống hiếm gặp"/>Cô gái liệt 2 chân do mắc chứng dị dạng mạch máu tủy sống hiếm gặp
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng chủ trì phiên họp đầu tiên của Ban soạn thảo, Tổ biên tập Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh sáng tạo trên môi trường mạng” giai đoạn 2020-2025.
Nhấn mạnh đây là đề án hết sức quan trọng mà Bộ TT&TT cũng như các bộ, ngành khác đặt trọng tâm rất cao, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho rằng, trên tinh thần sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ ban hành, chúng ta sẽ có được sự nỗ lực, phối hợp của toàn xã hội, trong đó có các bộ, các hiệp hội, các tổ chức chính trị xã hội và các doanh nghiệp cùng tham gia để ra được một hệ sinh thái hấp dẫn, an toàn, lành mạnh cho trẻ em.
Thứ trưởng cũng cho biết mặc dù Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Đề án mới họp phiên đầu tiên, nhưng nội dung này đã được các bộ, ngành, cơ quan triển khai từ khá lâu và tích cực trao đổi bàn bạc.
Được biết, thời gian qua, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cũng đã tham khảo ý kiến của một số cơ quan, tổ chức như Bộ Ngoại giao, Cục Trẻ em (Bộ LĐTB&XH), Hội bảo vệ quyền trẻ em, Viện nghiên cứu quản lý phát triển bền vững, UNICEF Việt Nam, ChildFund Việt Nam, World Vision Việt Nam… để bước đầu xây dựng được dự thảo Đề án.
Trao đổi tại phiên họp, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em, Bộ LĐTB&XH thông tin, qua giám sát tại 17 tỉnh, thành phố cũng như các cuộc họp của đoàn giám sát với đại diện Chính phủ và các bộ, ngành, báo cáo của Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội cho thấy vấn đề phòng chống xâm hại trẻ em, đặc biệt là phòng chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng được rất nhiều đại biểu quan tâm.
“Trong dự thảo đánh giá mà Bộ LĐTB&XH có được, vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng được đánh giá hiện vẫn còn khá nhiều bất cập. Ngoài bối cảnh chung của quốc tế, trẻ em Việt Nam bị xâm hại trên môi trường mạng trong thời gian qua với diễn biến và thủ đoạn tinh vi, hậu quả gây ra cho trẻ em khá nhiều”, bà Nga cho hay.
Khẳng định sự cần thiết và tính cấp bách của việc xây dựng và ban hành Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh và sáng tạo trên môi trường mạng” giai đoạn 2020 – 2025, ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Tổ trưởng Tổ biên tập Đề án đã dẫn ra một vài số liệu nghiên cứu khảo sát đáng chú ý của các tổ chức quốc tế.
Cụ thể, theo thống kê của tổ chức NCMEC (Mỹ) tổng hợp với các quốc gia ASEAN, 706.435 là số vụ báo cáo liên quan tới Việt Nam trong năm 2018 về hình ảnh, video xâm hại tình dục trẻ em trên mạng, đứng thứ 2 trong ASEAN, sau Indonesia. Việt Nam chỉ được đánh giá đạt 1/5 tiêu chí theo đánh giá 2018 của ICMEC đối với 161 quốc gia, vùng lãnh thổ đối với vấn đề CSAM. Đồng thời, Việt Nam cũng được đánh giá thuộc nhóm quốc gia có mức độ bảo vệ trẻ em trực tuyến thấp.
Ông Tiến cho biết, từ thực trạng đó, dự thảo Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh và sáng tạo trên môi trường mạng” giai đoạn 2020 - 2025 hướng tới mục tiêu bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, trong đó có việc bảo vệ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác của trẻ em khi trẻ em tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động trên môi trường mạng.
Cùng với đó, Đề án cũng nhằm hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng: Kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam chung tay tham gia phát triển các ứng dụng, sản xuất các nội dung bổ ích giúp trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.
Đại diện đơn vị chủ trì dự thảo Đề án cũng đề xuất tham chiếu khung chính sách nhằm ngăn ngừa và xử lý vấn đề xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng (CSEA) do WePROTECT khuyến nghị đối với các quốc gia để đưa ra các giải pháp, nhiệm vụ chính của Đề án, với 6 nhóm công việc cần làm và 21 nhiệm vụ cụ thể.
Bảo vệ trẻ em trên mạng theo tinh thần “phòng hơn chống”
Làm sao để tạo ra được một môi trường lành mạnh, an toàn và thu hút, hấp dẫn với trẻ em trên không gian mạng là vấn đề được các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Đề án tập trung bàn thảo trong phiên họp ngày 7/5.
Dẫn ra thực tế khi tham gia các chương trình tìm kiếm tài năng nhí trên truyền hình, nhiều trẻ em chọn thể hiện các bài hát người lớn với nội dung về tình yêu đôi lứa gây phản cảm, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho rằng nguyên nhân là do chúng ta chưa tạo ra được một hệ sinh thái tốt, phù hợp với nhận thức, lứa tuổi trẻ em.
“Vì thế, vấn đề quan trọng là cần tạo được sự kết nối giữa các bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội để xây dựng được hệ sinh thái phù hợp với nhận thức, lứa tuổi của trẻ em, từ đó tạo ra sân chơi, sức hút lành mạnh cho trẻ khi hoạt động, tương tác trên môi trường mạng”, Thứ trưởng nhận định.
Các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập Đề án bảo vệ trẻ em trên không gian mạng cho rằng nhà nước cần có cơ chế, chính sách để khuyến khích doanh nghiệp tham gia xây dựng hệ sinh thái, ứng dụng lành mạnh cho trẻ em (Ảnh minh họa) |
Nhấn mạnh quan điểm bảo vệ trẻ em trên không gian mạng với tinh thần “phòng hơn chống”, Thứ trưởng Nguyễn Thàng Hưng cho rằng một việc cần đặc biệt quan tâm là làm sao nào để khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp tham gia xây dựng hệ sinh thái lành mạnh để trẻ em vui chơi, giải trí, học tập trên môi trường mạng.
“Cần xây dựng được các nền tảng, ứng dụng có nội dung mà trẻ em khi vào rất say mê, để các em vừa có chỗ để chơi, vừa có chỗ để sáng tạo. Đó cũng là cách chúng ta chủ động để ngăn ngừa việc trẻ em tiếp cận với những những nội dung thông tin xấu, không phù hợp trên mạng”, Thứ trưởng Bộ TT&TT nói.
Tham gia góp ý cho dự thảo Đề án, Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT Lê Quang Tự Do cho rằng, Đề án cần tập trung vào những giải pháp mới, đột phá, không phải là việc thường xuyên chúng ta đã và đang triển khai.
Cụ thể, theo ông Do, có một số việc cấp bách cần tập trung trong dự thảo Đề án, trong đó có việc làm sao để có một nơi để tiếp nhận phản ánh của trẻ em trên không gian mạng.
“Hiện đã có tổng đài 111 do Bộ LĐTB&XH xây dựng và vận hành nhưng vẫn theo cách truyền thông là qua điện thoại, còn tiếp nhận thông tin phản ánh trực tuyến hiện vẫn chưa có. Cần thiết phải hình thành một hệ thống tiếp nhận thông tin trực tuyến trên mạng về các vấn đề liên quan đến bảo vệ trẻ em”, ông Lê Quang Tự Do nêu.
Bàn về công tác xử lý các vấn đề liên quan đến bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, đại diện Cục PTTH&TTĐT nhận xét: Việc này liên quan đến nhiều nơi, do nhiều bộ, ngành thực hiện, do đó cần thiết phải có quy trình phối hợp, phân rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị với từng việc.
Cùng với đó, theo các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập của Đề án, công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cả trẻ em và người lớn cũng là một việc cần được đặc biệt quan tâm, bao gồm cả hình thức giáo dục chủ động thông qua các khóa học về kỹ năng mềm cũng như giáo dục thụ động qua các phương tiện truyền thông.
Để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xây dựng hệ sinh thái sản phẩm, ứng dụng cho trẻ em, đại diện Cục PTTH&TTĐT và Cục Tin học hóa đều cho rằng nhà nước cần có cơ chế, chính sách để ưu đãi, khuyến khích.
Cụ thể, đại diện Cục PTTH&TTĐT đề xuất, cần có cơ chế ưu tiên cho các doanh nghiệp, như nếu tham gia sản xuất game giành cho trẻ em, giáo dục thì được ưu tiên về cấp phép, thời gian thẩm định hay mức độ đóng thuế…
Còn theo Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Đỗ Công Anh, cần có những chương trình khuyến khích ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ, nội dung liên quan đến học tập, giải trí cho trẻ em thông qua ưu tiên như có thể miễn cước 3G, 4G khi trẻ sử dụng các ứng dụng, giải pháp này.
Kết luận phiên họp, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh 2 nội dung quan trọng cần được các thành viên nghiên cứu, bàn bạc để có đề xuất trong thời gian tới. Đầu tiên là làm thế nào để nhà nước có cơ chế khuyến khích được xã hội, các doanh nghiệp tham gia xây dựng hệ sinh thái, ứng dụng lành mạnh cho trẻ em vui chơi giải trí, học tập ở trên mạng. Sau đó, chúng ta cần làm sao để đổi mới phương thức giáo dục tuyên truyền, tăng cường nhận thức cho trẻ em trên môi trường mạng.
Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh sáng tạo trên môi trường mạng” giai đoạn 2020-2025 dự kiến sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2020. Trước đó, khoảng cuối tháng 5/2020, Ban soạn thảo, Tổ biên tập sẽ tổ chức hội thảo để lấy ý kiến rộng rãi cho dự thảo Đề án." alt="Bộ TT&TT: Cần tạo hệ sinh thái để trẻ em an toàn trên Internet"/>Bộ TT&TT: Cần tạo hệ sinh thái để trẻ em an toàn trên Internet
Nhận định, soi kèo Al Wasl vs Ittihad Kalba, 22h59 ngày 30/1: Bản lĩnh lên tiếng
Lãnh đạo UBND xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa giải cứu thành công người đàn ông nhảy dù bị mắc vào đường dây cao thế 110kV.
Sự việc xảy ra vào khoảng 15h ngày 9/11, tại cánh đồng ở xã Nam Phương Tiến. Thời điểm này, người đàn ông nhảy dù từ đỉnh đồi Bù 833, xã Nam Phương Tiến xuống khu vực cánh đồng, khu dân cư xóm Núi Bé cùng xã.
Khi chuẩn bị tiếp đất, dù mắc vào đường dây điện cao thế 110kV khiến người này treo lơ lửng cách mặt đất khoảng 30 m.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, người dân báo chính quyền phối hợp với Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) cắt điện để đảm bảo an toàn trong khi giải cứu nạn nhân.
Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã huy động khoảng 10 cán bộ, nhân viên cùng thiết bị chuyên dụng từ TP Hòa Bình xuống hiện trường giải cứu nạn nhân. Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn huyện Chương Mỹ cũng được điều động tới hiện trường.
Đến khoảng 16h cùng ngày, phần dù tự đứt, người đàn ông rơi xuống mặt đất - nơi đã đặt sẵn bạt, đệm nên không bị thương. Sau khi được giải cứu, sức khỏe của người này ổn định.
Cách đây gần 1 tháng, lực lượng chức năng cũng giải cứu thành công một người đàn ông nhảy dù vướng vào dây điện tại xã Quang Tiến, TP Hòa Bình.
Theo lời kể của nạn nhân, khoảng 12h ngày 20/10, anh nhảy dù từ ngọn đồi cao 650m tại xã Quang Tiến xuống mặt phẳng phía bên dưới. Tuy nhiên, khi chuẩn bị tiếp đất thì chiếc dù mắc vào đường dây điện khiến anh bị treo lơ lửng khoảng 2 tiếng đồng hồ.
Viên Minh" alt="Người đàn ông nhảy dù mắc vào dây điện, treo lơ lửng hơn 1 giờ"/>Những năm gần đây, đồi Bù hay đồi nhảy dù 833 Chương Mỹ trở thành địa điểm cắm trại, nhảy dù, check-in thu hút nhiều người. Ngọn đồi thuộc xóm Núi Bé, xã Nam Phương Tiến, nằm giữa huyện Chương Mỹ (Hà Nội) và huyện Lương Sơn (Hòa Bình), cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 40km, di chuyển mất hơn 1 tiếng.
Người đàn ông nhảy dù mắc vào dây điện, treo lơ lửng hơn 1 giờ
Theo đại diện Vbee, mỗi khách hàng thường có những vấn đề và kỳ vọng riêng với sản phẩm của doanh nghiệp. Với công nghệ Conversational AI, doanh nghiệp có thể hiểu về mong muốn cá nhân của họ, những vấn đề họ đang gặp phải và cung cấp những giải pháp cụ thể nhất. Việc cá nhân hóa sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân, thu hút khách hàng về với doanh nghiệp và tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn so với đối thủ.
Đặc biệt, việc ứng dụng Conversational AI có thể giúp doanh nghiệp cải thiện những chỉ số quan trọng như doanh thu và lợi nhuận. Giải pháp Vbee Conversational AI có thể thay thế 80% khối lượng công việc của bộ phận chăm sóc tổng đài. Theo đó, việc sử dụng giải pháp Conversational AI cho phép doanh nghiệp cắt giảm ít nhất 50% - 70% chi phí nhân sự và nâng cao hiệu suất làm việc tại các trung tâm chăm sóc khách hàng.
Cũng theo đại diện doanh nghiệp, gần ba năm triển khai các giải pháp hệ sinh thái hội thoại thông minh trên nền tảng trí tuệ nhân tạo, Vbee Conversational AI đã đạt được những kết quả ấn tượng. Trong đó, sản phẩm Vbee AIVoice(vbee.vn) - công cụ chuyển văn bản thành giọng nói (Text To Speech) với hơn 200 MC ảo và hơn 50 ngôn ngữ hiện đang phục vụ hơn một triệu người dùng, giúp tự động hóa trong lĩnh vực thu âm, sách nói, báo nói, sản xuất nội dung, phát thanh thông minh...
Vbee AICall (vbee.ai/aicall) cung cấp các tổng đài viên ảo 24/7 có thể trả lời, tư vấn tới người dùng như các tổng đài viên thật. Đơn vị đã cung cấp giải pháp phục vụ hơn 300 doanh nghiệp lớn nhỏ như: MoMo, FE Credit, Sacombank, Vietnamnet, TP Bank, Mobifone…
Vbee SmartDialog Platform (vbee.ai/smartdialog) tạo ra hàng nghìn nhân viên ảo, trợ lý ảo có thể tương tác, nói chuyện thông minh như con người trên các kênh khác nhau nhằm tự động hóa các nghiệp vụ đang phải thực hiện bằng con người.
Vbee Conversational AI đem lại sự cải thiện đáng kể trong dịch vụ chăm sóc khách hàng. Sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo và khả năng tương tác tự nhiên không chỉ tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn, mà còn tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp. Vbee Conversational AI hứa hẹn đem tới một tương lai rộng mở trong việc cải thiện dịch vụ khách hàng và định hình lại ngành công nghiệp chăm sóc khách hàng.
Vbee Conversational AI Ecosystem Địa chỉ: Tầng 15 tòa Ngọc Khánh Plaza, Số 1 Phạm Huy Thông, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: (+84) 249 999 3399 Website: vbee.ai Email: [email protected] |
P.V
" alt="Cải thiện dịch vụ khách hàng với công nghệ Vbee Conversational AI"/>Cải thiện dịch vụ khách hàng với công nghệ Vbee Conversational AI
Cách đây một thập kỷ, AI vẫn còn là một khái niệm xa lạ, ít biết ngoài giới học thuật. Nhưng chỉ trong 3 năm trở lại đây, trí tuệ nhân tạo đã phát triển nhanh đến chóng mặt. Các công ty công nghệ - từ Thung lũng Silicon đến Bắc Kinh - đang đặt cược tất vào công nghệ này. Các nhà đầu tư mạo hiểm đang đổ hàng tỷ USD vào nghiên cứu và phát triển. Cùng lúc đó, những tay chơi non trẻ - các start-up AI - cũng mọc lên như nấm.
Tuy nhiên, cơn sốt AI toàn cầu đã làm lu mờ những tác động của nó đối với xã hội. Được đặt tên là trí tuệ nhân tạo, song, công nghệ này không có gì là “nhân tạo”. Nó được tạo ra bởi con người, nhằm mục đích cư xử giống con người và ảnh hưởng đến xã hội con người.
Vì vậy, nếu muốn công nghệ này có ích và phục vụ nhân loại, chúng ta phải hướng đến khái niệm “AI lấy con người là trung tâm”. Đây là mục tiêu mà giáo sư Diyi Yang từ Khoa Khoa học Máy tính Đại học Stanford, theo đuổi suốt nhiều năm qua.
“Nhiều chuyên gia trong ngành đều muốn xây dựng các mô hình càng lớn, càng nhanh càng tốt. Họ quan tâm đến thông số, hiệu suất hay sức mạnh của các mô hình, nhưng lại bỏ quên những ảnh hưởng của AI đến văn hóa và xã hội. Đó là lý do dẫn đến thiên vị, deepfake hay thiếu mô hình cho các ngôn ngữ ít dữ liệu”, Giáo sư Diyi Yang nói tại GenAI Summit 2024.
Do đó, Yang cho rằng con người nên trở thành từ khóa quan trọng khi xây dựng hệ sinh thái AI cho tương lai.
Một trong những vấn đề quan trọng giáo sư Yang quan tâm là sự thiên vị vốn có trong các hệ thống AI. Trong một thí nghiệm với các chatbot, cô và nhóm nghiên cứu đã thử hỏi "Bạn đến từ đâu?" và yêu cầu chúng phải trả lời theo mẫu câu “Tôi đến từ quốc gia X”. Các câu trả lời này sẽ được đánh giá bởi bộ mô hình thưởng (reward model) nội bộ của AI.
Giáo sư Diyi Yang nói tại GenAI Summit 2024. |
Kết quả rất bất ngờ. “Những câu trả lời nhắc đến các nước như Canada sẽ nhận được điểm thưởng cao hơn. Trong khi đó, với một số quốc gia ở Trung Đông, châu Phi và châu Á, câu trả lời lại nhận được số điểm tương đối thấp”, Yang cho biết. Thử nghiệm này phơi bày những định kiến trong các hệ thống AI. Chúng không chỉ phản ánh những bất bình đẳng sẵn có trong xã hội, mà còn củng cố chúng.
Nhưng những lo ngại của Yang không chỉ dừng lại ở định kiến. Cô đặt ra một câu hỏi quan trọng về bản chất của trí tuệ AI: Liệu những mô hình này có thực sự hiểu được các nhiệm vụ mà chúng thực hiện hay chỉ đơn giản là bắt chước các mẫu học được? Theo Yang, AI thường có xu hướng sao chép các trường hợp cụ thể lấy từ dữ liệu đào tạo. Điều này làm giảm tính độc đáo và tăng khả năng sai lạc dữ liệu (data contamination).
Theo giáo sư Đại học Stanford, mặc dù các hệ thống AI có thể đạt được kết quả ấn tượng trên các bài kiểm chuẩn (benchmark), việc ứng dụng chúng vào thực tế lại là một câu chuyện khác. Những mô hình này thường không thể tổng quát những thông tin vượt ngoài dữ liệu đào tạo của chúng. Điều này dẫn đến hiệu suất sụt giảm khi AI đối mặt với các tác vụ mới, phức tạp.
Dù vậy, Yang vẫn lạc quan về tiềm năng của AI. Đặc biệt là khi nó được xây dựng với trọng tâm là con người.
Một trong những sáng kiến của nhóm nghiên cứu tại Đại học Stanford là cải thiện hiệu suất AI dành cho những phương ngữ có ít dữ liệu đào tạo. Hiện nay, các mô hình AI được đào tạo chủ yếu bằng tiếng Anh chuẩn Mỹ (Standard American English), khiến những người nói phương ngữ khác bị thiệt thòi.
Để giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã phát triển khung "Multi-VALUE” - tùy biến các mô hình ngôn ngữ lớn để hoạt động với hơn 50 phương ngữ tiếng Anh, như tiếng Anh gốc Phi, tiếng Anh Chicano và tiếng Anh Ấn Độ.
Giáo sư Diyi Yang tại Hội thảo về Ngôn ngữ, Công nghệ và Xã hội do Viện Con người và Công nghệ, Trung tâm GVU tại Georgia Tech (2019-2020) tổ chức. Ảnh: Georgia Tech. |
Sử dụng kỹ thuật Parameter Efficient Fine-Tuning (PEFT), họ đã cải thiện đáng kể hiệu suất của AI trong những ngôn ngữ này, làm cho nó dễ tiếp cận và công bằng hơn. "Chỉ cần điều chỉnh 0,03% tham số, hiệu suất đã có thể tăng lên rất nhiều”, Yang nói. Theo cô, những thay đổi dù nhỏ nhất cũng có thể tác động đến tổng thể hệ thống AI.
Sáng kiến thứ 2 của nhóm là tận dụng AI để giúp con người phát triển các kỹ năng xã hội. Đây cũng là lĩnh vực mà Yang đặc biệt quan tâm. Cô đã công bố khung “AI Partner and AI Mentor” (APAM), sử dụng AI để mô phỏng các phiên trị liệu tâm lý hoặc dạy học.
Cụ thể, đối tác AI (AI Partner) sẽ mô phỏng một tình huống để người dùng tập cách trò chuyện, ứng xử, cùng lúc đó cố vấn AI (AI Mentor) sẽ góp ý trực tiếp theo phản xạ của từng người.
Theo giáo sư Đại học Stanford, đây có thể là một bước ngoặt trong các lĩnh vực thiếu chuyên gia đào tạo bài bản như sức khỏe tâm thần. "Cách làm của chúng tôi là sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn để tái hiện các tình huống tư vấn cụ thể. Người dùng có thể mô phỏng các phiên trò chuyện với bệnh nhân AI và nhận phản hồi trực tiếp. Từ đó, các chuyên gia tâm lý có thể nâng cấp kỹ năng mà không cần bệnh nhân thật”, Diyi Yang cho hay.
Tầm nhìn của giáo sư Yang là một thế giới AI không chỉ sao chép trí thông minh của nhân loại, mà còn nâng cao nó để ai cũng có thể tiếp cận một cách bình đẳng. Cô nhìn nhận AI như một công cụ để xóa bỏ khoảng cách, nuôi dưỡng sự thấu hiểu giữa người với người và biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn. Khi đó, AI sẽ không còn là đối thủ cạnh tranh, mà là đối tác, bạn bè của con người.
Dùng ChatGPT thế nào để không tạo ra nội dung vô tri
Sự phát triển của AI mở ra nhiều tiềm năng nhưng cũng có không ít mối lo đối với ngành xuất bản, đặc biệt là nhóm tác giả viết sách.
Các tác giả sách cần phải chấp nhận sự vươn lên của AI, sử dụng chúng như một "siêu trợ lý" thay vì chối bỏ trào lưu. Chia sẻ với Tri thức - Znews, nhiều cây viết cho rằng người làm sách vẫn có thể đứng vững trong thời đại AI nếu biết cách tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo.
" alt="Làm thế nào để AI có 'nhân tính'?"/>