Cuộc đời vẫn đẹp sao tập 25: Lưu Luyến phát hiện Bát cướp tiền của bà Tình

Kinh doanh 2025-02-01 20:00:38 24

Trong Cuộc đời vẫn đẹp saotập 25 lên sóng tối 29/5,ộcđờivẫnđẹpsaotậpLưuLuyếnpháthiệnBátcướptiềncủabàTìlich van nien 2023 Lưu (NSƯT Hoàng Hải), Luyến (Thanh Hương) tới chỗ ở của bà Tình (NSƯT Thanh Quý) phát hiện Bát (Tuấn Anh) đang cướp tiền của bà.

"Thằng này trả tao tiền đây", bà Tình vừa khóc vừa giằng co với Bát. Thấy vậy, Lưu đánh ngã Bát: "Thằng mất dạy, mày ăn bám bà già mà không thấy nhục à? Cái thứ cặn bã như mày ai đánh cũng được".

Luyến tiếp tục tát em trai. Bát tức giận hét lớn: "Bà cho tôi được một bữa cơm rồi vứt thuốc xổ vào đấy, bây giờ đánh thằng này à?".

Thấy em trai "hết thuốc chữa", Luyến mắng bà Tình: "Bà thấy chưa, tôi hỏi thì bà cứ bao che. Bây giờ bà đã thấy hậu quả chưa?". Sau khi chứng kiến sự việc, Lưu quyết đón bà Tình về trông nom nếu Luyến bỏ mặc bà.

Ở một diễn biến khác, Luyến khuyên Hòa (Anh Thơ) chuyện con gái cô hẹn hò với Thạch (Việt Hoàng) - con trai Lưu.

"Em thấy chị chẳng việc gì phải nặng đầu. Chị bảo em cái Nga (Hà Đan), nó tự lập từ bé, có khi nó còn khôn hơn chị em mình nghĩ", Luyến nói.

Hòa đáp: "Khôn mà đi rúc đầu vào chỗ không có tương lai à?". Luyến tiếp tục: "Em thấy nó rất có tương lai đó chứ. Bố nó như thế, nó sống ở khu này nhưng chị nhìn xem làm gì có ai được như nó".

Hòa trả lời: "Mày chỉ nghĩ được đến thế. Mày nghĩ ra trường xin việc dễ lắm à? Kể cả nó học khá nhưng bố nó như vậy, mẹ nó trốn mất dạng. Gánh nặng đó con gái tao không gánh được".

Thạch lo lắng khi bị đòi nợ.

Cũng trong tập này, Thạch lo lắng khi nhóm cho vay nặng lãi dọa tìm tới tận trường đòi nợ.

Liệu Luyến sẽ đón bà Tình về ở chung? Diễn biến chi tiết tập 25 phim Cuộc đời vẫn đẹp saosẽ lên sóng tối 29/5 trên VTV3.

'Cuộc đời vẫn đẹp sao' tập 24: Lưu 'nát' nghe ngóng về tình địchTrong "Cuộc đời vẫn đẹp sao" tập 24, thấy tình cảm của Luyến và Nghĩa ngày càng tăng lên, Lưu quyết tâm nghe ngóng không để tình địch cướp mất trái tim Luyến.
本文地址:http://game.tour-time.com/html/869b198590.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Athletic Bilbao vs Leganes, 0h30 ngày 27/1: Khó thắng đậm

Bài toán giảm tải tỷ lệ học sinh/lớp

Các chuyên gia, giáo viên đề cập đến nhiều yếu tố để nâng cao chất lượng giáo dục bậc phổ thông của nước ta hiện nay, như: đổi mới sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, đầu tư phương tiện dạy học, …

Nhưng có một yếu tố, nếu không cho là quan trọng thì bản thân nó mặc nhiên vẫn rất quan trọng, đó là bài toán tỷ lệ học sinh trong một lớp nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học.

Nhiều nghiên cứu đã công bố khẳng định rằng, tỷ lệ học sinh trong một lớp học là yếu tố để đảm bảo chất lượng dạy và học. Nếu không giải quyết được bài toán này thì khó có thể nâng cao được chất lượng giáo dục cho dù các yếu tố khác được thực hiện.

{keywords}
Nhiều trường học ở Hà Nội sĩ số lớp học lên đến 60. Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Hiện nay, do áp lực về tỷ lệ giáo viên/lớp, nhu cầu người học, cơ sở vật chất của trường học chưa được đáp ứng… nên tỷ lệ học sinh/lớp khá cao ở các thành phố lớn, sĩ số học sinh/lớp có nhiều nơi lên đến 50 học sinh/lớp. Trong khi đó, ở các nước phát triển, tỷ lệ học sinh/lớp tương đối thấp. Ví dụ: ở Úc tối đa 30 học sinh/lớp, ở New Zealand là 20-25 học sinh/lớp. Tỷ lệ học sinh/lớp cao là một trong những cản trở cho nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục cho dù các yếu tố khác được đáp ứng.

Với 40-50 học sinh/lớp thì giáo viên khó có thể thực hiện được yêu cầu đổi mới, đặc biệt là việc “hình thành năng lực, phẩm chất của cá nhân từng người học”, hoặc “cá nhân hóa năng lực của học sinh”. Đó là một thực tế kéo dài trong suốt nhiều năm qua mà chưa được quan tâm giải quyết.

Qua khảo sát ý kiến, đa số giáo viên đều cho rằng, để truyền thụ kiến thức đến từng học sinh nhằm “hình thành năng lực, phẩm chất của từng cá nhân người học” là không khả thi nếu lớp học có sĩ số 40-50 học sinh. Điều này dẫn đến việc học sinh không thể lĩnh hội đủ kiến thức phổ thông ở trên lớp học.

Vì không thể nắm bắt được đầy đủ kiến thức trên lớp nên xuất hiện nhu cầu học thêm, dạy thêm là điều tất yêu. Và cần gọi đúng bản chất của việc học thêm hiện nay là “học lại”.

Hệ lụy của học thêm – dạy thêm

Tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan hiện nay dẫn đến nhiều hệ lụy: Lãng phí tiền của mà đáng lẽ ra xã hội (phụ huynh) không cần phải tốn thêm nếu chúng ta giải quyết tốt chất lượng giáo dục trên lớp học; gây ra nhiều áp lực đối với học sinh (không có thời gian nghỉ ngơi, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần ..).

Mặt khác, dạy thêm, học thêm ảnh hưởng đến uy tín và vị thế của người thầy. Đồng thời, gây ra tình trạng bất bình đẳng đối với học sinh đến từ những gia đình không có điều kiện.

{keywords}
Học sinh Việt Nam có rất ít thời gian nghỉ ngơi? Ảnh minh họa: Thanh Tùng

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng học sinh Việt Nam có rất ít thời gian nghỉ ngơi và không dành đủ thời gian để tham gia vào các hoạt động khác nhằm nâng cao thể chất và kỹ năng sống; trẻ em không có đủ thời gian hưởng thụ đúng nghĩa “tuổi thơ” mà đáng lẽ các em cần phải có. Một thế hệ học sinh chỉ dành phần lớn thời gian nhồi nhét kiến thức mà không đủ thời gian để nâng cao thể chất, vui chơi, phát triển kỹ năng sống thì sẽ là gánh nặng cho xã hội trong tương lai.

Vì vậy, việc giảm tải sĩ số học sinh/lớp là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần nâng cao được chất lượng giáo dục và giảm bớt những hệ lụy nói trên.

Giảm sĩ số đồng nghĩa với tăng số lượng trường học, phòng học, lớp học, tăng số lượng giáo viên.

Nói chung là tăng nguồn lực đầu tư của Nhà nước và xã hội về cơ sở vật chất, số lượng biên chế của giáo viên và ngân sách hoạt động.

Vậy cần phải giải quyết bài toàn giảm sĩ số học sinh như thế nào khi nguồn lực Nhà nước còn eo hẹp?

Thúc đẩy cơ chế tự chủ nằm nâng cao chất lượng

Trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ đang thúc đẩy tự chủ giáo dục đại học và ngày càng chứng minh được tính hiệu quả của chính sách này. Tuy nhiên, tự chủ đối với giáo dục phổ thông vẫn rất mới mẻ.

{keywords}
Trường THPT Phan Huy Chú là trường phổ thông đầu tiên của cả nước được tự chủ cả về tài chính và biên chế. Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Nếu xét về xu hướng chung của thế giới thì tự chủ (tài chính) ở bậc phổ thông không phải là chính sách ưu tiên của các nước phát triển. Ở Úc, New Zealand, Canada… thì các trường phổ thông công lập hầu như được bao cấp toàn bộ. Những nước phát triển thực hiện hệ thống giáo dục phổ thông công lập miễn phí song song với hệ thống trường học tư thục (dành cho người có thu nhập cao hơn).

Tuy nhiên, đối với thực tiễn nước ta hiệu nay, tự chủ đối với các trường phổ thông nên là hướng nghiên cứu để có thể áp dụng (cho dù đang đi ngược lại với xu hướng chung của các nước phát triển).

Thực hiện tự chủ (tài chính) là cách Nhà nước huy động được nguồn lực của xã hội khi ngân sách địa phương đang còn eo hẹp. Bên cạnh đó, tiết kiệm được ngân sách của nhà nước về chi thường xuyên, về đầu tư cơ sở vật chất và chi trả lương cho đội ngũ, và để dành nguồn lực để ưu tiên đầu tư giáo dục cho những vùng khó khăn hơn.

Đồng thời, tạo được môi trường giáo dục năng động để các trường ở vùng/khu vực có điều kiện phát triển mà không quá phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước.

Để tránh gây ra những cú sốc, chính sách tự chủ chỉ nên áp dụng đối với những vùng phát triển (thành phố, thị xã), đối với các trường công lập có vị trí thuận lợi và các trường đã gây dựng được uy tín chất lượng giáo dục lâu năm.

Ngoài ra, cơ chế tự chủ cần thực hiện qua từng giai đoạn để những trường được giao tự chủ có đủ thời gian làm quen và xây dựng cơ chế hoạt động phù hợp. Ví dụ: 2 năm đầu tiên giao tự chủ 100% nguồn chi thường xuyên; năm thứ 3 thực hiện tự chủ 100% chi thường xuyên và 50% tiền lương; năm thứ 5 tự chủ 100% chi thường xuyên, chi tiền lương và chi đầu tư phát triển.

Đối với các trường được giao tự chủ thì cần có một cơ chế đặc thù về chỉ tiêu biên chế hành chính, số người làm việc, hợp đồng lao động, cũng như học phí và giá dịch vụ giáo dục khác mà trường cung cấp.

Từ những phân tích trên có thể thấy, nghiên cứu để áp dụng cơ chế tự chủ đối với bậc phổ thông ở các vùng có điều kiện, dù đi ngược với xu hướng của các nước phát triển, rất cần được cân nhắc, xem xét để áp dụng, từ đó tạo ra sự đột phá, cú hích trong nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông trong điều kiện nguồn lực Nhà nước đầu tư cho giáo dục còn hạn chế.

Ý kiến, góc nhìn của bạn đọc về các vấn đề của giáo dục, xin vui lòng gửi cho chúng tôi qua địa chỉ email: [email protected]. Những bài viết phù hợp sẽ được biên tập và đăng tải. Xin trân trọng cảm ơn.

Tiến sĩ du học nước ngoài về làm hiệu trưởng ngôi trường 'dưới đáy'

Tiến sĩ du học nước ngoài về làm hiệu trưởng ngôi trường 'dưới đáy'

Với bản lý lịch khoa học khá ấn tượng, TS Trương Đình Thăng khiến nhiều người ngỡ ngàng khi biết nơi công tác của anh hiện nay là Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị.

">

Ngược chiều thế giới, tăng ‘tự chủ’ ở giáo dục phổ thông?

{keywords}Phóng viên VietNamNet trao 43 triệu đồng tới nữ sinh Đinh Thị Minh Trang

Minh Trang đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường Đại học Y dược Huế, nguyện vọng 2 là Trường Đại học Y dược Thái Bình. Thế nhưng, đường đến giảng đường đại học của Trang đang ngày càng xa bởi hoàn cảnh của em quá khó khăn. 

Chị Nguyễn Thị Sang (41 tuổi) - mẹ của Trang trở thành góa phụ lúc mới 33 tuổi. Cách đây 8 năm, bố của Trang là anh Đinh Sỹ Huế (SN 1971) qua đời do căn bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

{keywords}
Báo VietNamNet phối hợp trao sổ tiết kiệm 30 triệu đồng của Ngân hàng SHB cho nữ sinh Trang

Kể từ đó đến nay, bốn mẹ con nương tựa vào nhau để sống. Một mình chị Sang đi phụ hồ kiếm sống, nuôi 3 chị em ăn học lớn khôn. Dù vừa đạt số điểm khá cao nhưng Trang lo sợ không có tiền học đại học bởi sức khỏe mẹ ngày một yếu dần.

Sau khi bài viết được đăng tải trên Báo VietNamNet, nữ sinh Trang đón nhận nhiều tình cảm của độc giả. Qua báo VietNamNet, em được ủng hộ 43 triệu đồng. Đồng thời, Ngân hàng SHB đã hỗ trợ, trao sổ tiết kiệm 30 triệu đồng cho Minh Trang, để em có hành trang vào đại học vững vàng hơn.

{keywords}
Nữ sinh Trang cùng mẹ 

Đón nhận tiền ủng hộ của độc giả, của ngân hàng SHB, Trang xúc động cho biết: “Dù trong khó khăn, vất vả, thiếu thốn tình cảm của bố nhưng thời gian qua em luôn nỗ lực vì mẹ, làm gương cho hai em nhỏ. Thật may sau khi có kết quả thi, Báo VietNamNet đã kết nối, giúp đỡ để nhiều người biết đến hoàn cảnh của gia đình em. Em thật sự vui mừng và cảm động, em xin được cảm ơn Báo VietNamNet đã tiếp sức cho gia đình em trong thời gian vừa qua.

Thông qua Báo VietNamNet, em xin được tri ân, cảm tạ tấm lòng của độc giả đã nâng đỡ cho em trên hành trình phía trước. Em hứa ở giảng đường đại học, sẽ cố gắng học tập tốt để không lại tình cảm của mọi người”.

Thiện Lương

Nữ sinh nghèo đạt 28,5 điểm lo sợ không có tiền vào Đại học

Nữ sinh nghèo đạt 28,5 điểm lo sợ không có tiền vào Đại học

Bởi hoàn cảnh khó khăn, cha của Trang đã bị bệnh ung thư cướp mất. Giờ đây, cũng vì cái nghèo, dù điểm thi đạt 28.05 nhưng cánh cổng trường Đại học vẫn là giấc mơ xa vời đối với em.

">

Bạn đọc hỗ trợ nữ sinh mồ côi cha được đến giảng đường đại học

Nhận định, soi kèo Fulham vs MU, 2h00 ngày 27/1: Chìm trong khủng hoảng

VietNamNet xin trích dẫn một số ý kiến, quan điểm của độc giả về chấn thương của tiền vệ tài hoa Đỗ Hùng Dũng gặp phải trên sân Thống Nhất, tối 23/3.

Độc giả Đak lak (trieuvantien...@yahoo. com.vn) bày tỏ sự lo lắng về tổn thất của tội tuyển Việt Nam phải đón nhận khi thiếu vắng Hùng Dũng: "Khi tình huống xảy ra tôi đã linh cảm ĐTVN sẽ mất QBV Đỗ Hùng Dũng ở vòng loại World Cup 2022 sắp tới, một mất mát rất lớn. Pha vào bóng bằng gầm giày của Hoàng Thịnh rất thô bạo, VFF cần nghiêm khắc xử lý."

{keywords}
Pha vào bóng ác ý của Hoàng Thịnh đối với Hùng Dũng

Trong quá khứ, có không ít những chấn thương rợn người như Hùng Dũng. Vì vậy, để môi trường bóng đá Việt Nam đẹp trong mắt người hâm mộ thì cần phải có những hình phạt đủ tính răn đe như ý kiến của nhiều độc giả gửi đến VietNamNet.

Theo bạn Vân Huyền ([email protected]): "Hy vọng VFF cần xử lý nghiêm minh để giữ cho môi trường bóng đá Việt Nam đẹp trong con mắt người hâm mộ cả nước."

Độc giả Hoàng Hiệp ([email protected]) động viên Dũng "Chíp" và lên án hành vi phi thể thao của Ngô Hoàng Thịnh: "Thương em! Chúc em chóng bình phục. Phải loại trừ những hành vi như vậy."

{keywords}
Hình ảnh cho thấy cổ chân phải của Hùng Dũng đã bị gãy gập

Theo độc giả Dang Hue ([email protected]) thì cần phạt thật nặng đối với người gây ra chấn thương cho Hùng: "Nên phạt 1 tỷ treo giò 3 năm!". 

Cùng chung nhận định, độc giả tên Linh ([email protected]) bày tỏ ý kiến: "6 tháng có gì mà nặng, phải 60 tháng và chịu 1 phần viện phí mới có tính răn đe."

Quan điểm của bạn Nguyễn Nguyễn ([email protected]) và bạn Duong Huu Lộc ([email protected]) cần phải cấm vĩnh viễn Ngô Hoàng Thịnh: "Nên cấm thi đấu vĩnh viễn Hoàng Thịnh." 

"Tôi đề nghị phạt các cầu thủ làm gẫy chân, chấn thương cầu thủ đội bạn sẽ bị phạt cấm thi đấu, thời gian tương ứng với thời gian chữa bệnh của nạn nhân."- là ý kiến của bạn Tuấn Trần ([email protected]).

Bạn Canh ([email protected]) còn "chất vấn" Ngô Hoàng Thịnh: "Đôi khi có cần quá quyết liệt vậy không Hoàng Thịnh. Đúng chất của cầu thủ xứ Nghệ nhưng phải biết tôn trọng sự nghiệp của cầu thủ khác chứ."

{keywords}
Hầu hết độc giả, người hâm mộ đều lên án hành vi phi thể thao của Hoàng Thịnh

Độc giả tên Tân ([email protected]) thì ngắn gọn: "Thương cho Hùng Dũng. Buồn cho Hoàng Thịnh."

Trong khi đó, độc giả Thăng ([email protected])thì chỉ trích nặng nề người gây ra chấn thương cho Hùng Dũng: "Tiếng việt không có từ nào phù hợp cả. Những người ở bệnh viện tâm thần cũng không có hành động như thế."

Bạn đọc Trịnh Linh ([email protected]) vừa động viên và có cái nhìn khoan dung hơn: "Đây không phải tai nạn nghề nghiệp nữa rồi. Hy vọng Dũng sẽ sớm bình phục và rộng lòng tha thứ cho người đã gây ra đau đớn này cho em. Hãy để cho xã hội và những người có trách nhiệm với bóng đá Việt Nam làm thay em việc ấy."  

Video pha vào bóng của Hoàng Thịnh khiến Hùng Dũng gãy chân:

Thiên Bình  (tổng hợp)

">

Người hâm mộ đau cùng Hùng Dũng, lên án Ngô Hoàng Thịnh

Thời phổ thông, có nhiều lúc tôi ngán mớ đời khi có đứa bạn hay thậm chí thầy giáo hỏi có phải cái bài toán về nhà tôi nhờ bố nên mới giải được, trong khi thực ra toàn bộ đời đi học của tôi chỉ có hai bài nhờ bố giải. Ngay cả khi tôi hỏi bố nên học toán hay tin học thì bố cũng bảo: “Bố tôn trọng mọi quyết định của con”.

Vậy mà trong thâm tâm tôi luôn nghĩ bố là người thầy dạy mình học văn dù rằng chỉ có một lần duy nhất bố can thiệp vào việc học văn của tôi.

{keywords}
Hai cha con GS Phan Đình Diệu - Phan Thị Hà Dương

Lần ấy tôi bị 4 điểm bài văn kiểm tra chất lượng đầu năm lớp 6. Trước đấy, mặc dù cứ thích đọc thơ và suốt ngày ôm truyện nhưng đi học thì tôi chỉ khoái môn toán nên cũng chẳng ghét bỏ hay yêu quý gì môn văn, có khi tôi được 9 điểm cao nhất hồi lớp 3 khi vô cùng xúc động làm bài văn về anh Lê Văn Tám, cũng có khi tôi làm lục bát ngang phè vào hồi lớp 5. Nói chung không có vấn đề gì nghiêm trọng.

Nhưng 4 điểm, lần đầu tiên dưới trung bình, là chuyện tày đình, và vì thế lần đầu tiên bố đọc bài văn của tôi. Tôi vẫn nhớ có một câu đề bài là “Hãy viết một câu văn hay, sử dụng biện pháp nhân cách hóa” và tôi đã chép nguyên xi một trong các câu mẫu của cô “những dãy nhà tường trắng mái đỏ của trường em trông như những chú lùn đội mũ đỏ”. 

Bố bảo tôi: “Bố không thấy câu văn này hay ở chỗ nào”. Tôi lý sự: “Nhưng chính cô cho bọn con học câu mẫu, bây giờ con chép lại thì cô lại trừ điểm”. Bố nhìn tôi rất nghiêm trang và hỏi: “Thế con có thấy những dãy nhà ở trường giống các chú lùn không?”. Tôi lí nhí: “Nhưng mà cô ...”. "Không, bố hỏi con cơ, con có thấy thế không?”. Tôi được dịp bùng ra: “Không ạ, con chẳng thấy giống gì cả, nhà thì dài dằng dặc, như cái hộp, chẳng biết sao cô lại cho như thế, chỉ tại cái nhân cách hóa thôi ạ!".

Lúc ấy bố nhìn tôi rất thẳng và bảo tôi: “Bố muốn con hiểu rằng con chỉ nên viết ra những gì mà con thực sự nghĩ là đúng.”

Còn tôi làm nũng bố: “Con chẳng biết thế nào là một câu văn hay cả”.  

Bố nói rằng sao bố thấy con suốt ngày đọc truyện mà bây giờ đến một câu văn hay cũng không biết, con đang đọc truyện gì vậy. Thật là xui xẻo cho tôi, cái thời đấy thì vớ được gì đọc nấy chứ có nhiều lựa chọn đâu (hồi ấy phải có người quen mới mua được truyện từ NXB mà). Nếu mà cách đấy mươi ngày, tôi đang đọc “Tôm Giôn- đứa trẻ vô thừa nhận” tập 1 (tập 2 và 3 phải cả năm sau mới được đọc) thì đã chẳng vấn đề gì, đằng này lúc ấy tôi lại đang một gối hai quyển dày cộm “Ghenny Ghéchac” và “Hoa hậu xứ Mường”. Bố không bằng lòng một chút nào, bố bảo rằng xưa nay bố để tôi tự do đọc sách nhưng vì bây giờ tôi không biết viết một câu văn nữa nên bố mới phải quan tâm đến việc này, và rằng hai cuốn này không phù hợp với tôi. Dù tôi đã năn nỉ bố là đang đúng đoạn hồi hộp và truyện sắp phải trả rồi nhưng bố kiên quyết không.

Rồi bố bảo: “Nếu con muốn biết thế nào là một câu văn hay thì con có thể đọc cuốn này”, và bố rút trên giá sách xuống một cuốn sách. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ cảm giác khi cầm cuốn sách đó. Một cuốn sách khá mỏng, bìa được bọc bằng giấy nâu, kiểu giấy xi măng ngày xưa, ở gáy sách và ở bìa sách, phía chếch lên bên phải là những nét chữ in của bố, nét chữ mực màu đen: “GIÓ ĐẦU MÙA”. Màu sắc của bìa sách, cả việc cuốn sách được bọc và nét chữ của bố như chìm vào bìa mang đến cho tôi môt cảm giác trân trọng trang nghiêm và mênh mang.

Tôi vẫn nhớ hai truyện đầu tiên là “Nhà mẹ Lê” và “Hai đứa trẻ”, chỉ có điều tôi không nhớ là truyện nào trước truyện nào sau (có lần tôi tranh luận với một bạn, tôi nói “Nhà mẹ Lê mình nhớ rõ ràng” còn nó bảo “Hai đứa trẻ không thể sai được”, cuối cùng cùng với thời gian thì ý kiến của nó hòa vào với tôi đến nỗi bây giờ tôi mới chẳng còn nhớ gì thế này).

Sau này, theo trí nhớ của tôi, tôi đã luôn tự viết các bài văn mà chẳng bao giờ chép lại từ đâu cả, và có vẻ là tôi còn rất tự tin nữa cơ.

Sau Thạch Lam, tôi quá háo hức, và đã quét sạch cả một ngăn giá sách của bố, đầu tiên là mấy tập tuyển tập Nam Cao, tôi thấy buồn quá và cũng nhiều chuyện không hiểu được, rồi thích nhất là hai (hay ba) tập Nguyễn Công Hoan, văn ông rất sinh động, nhiều đối thoại; rồi Thế Lữ. Thế Lữ cả thơ và văn chỉ một quyển, rất dày. Phần đầu là thơ, mở đầu bằng “Nhớ rừng”, phần sau là văn. Tôi kể cho bố nghe tôi khoái chí thế nào khi đọc “Những nét chữ” và “Vàng và máu”, bố bảo hồi sinh viên bố cũng rất thích đọc truyện trinh thám của Thế Lữ. Bố mẹ và cả nhà rất thích nghe tôi đọc “Nhớ rừng”, tôi bé con mà rất thích đọc hùng tráng, còn bố thích đọc “Tiếng trúc tuyệt vời”, tôi vẫn nhớ những lúc bố đọc:

“Cô em đứng bên hồ

nghiêng tựa mình cây, dáng thẩn thơ

Chừng cô tưởng đến ngày vui sẽ mất,

mà sắc đẹp rỡ ràng rồi sẽ tắt

Cho nên khi cô nghe tiếng trúc tuyệt vời

Thổn thức với lòng cô thổn thức

Man mác với lòng cô man mác

Cô để tâm hồn tê tái bâng khuâng ..."

Và bố hỏi tôi có biết vì sao lại gọi là “cô em” mà không phải là “cô” hay “em” không, nhưng hình như bố không trả lời. Sau này, khi đọc Thi nhân Việt Nam tôi có thấy Hoài Thanh bình chữ này.

Ngày ấy, đi đâu bố cũng xách tôi theo, tôi đi gặp những ông Moi Sép, cô Linđa, tôi lên Đồi Thông, tôi đến Nghĩa Đô.

Hồi tôi mới ở Pháp về Viện Toán làm việc, có lần tôi đang đứng ở bảng thông báo đọc linh tinh thì bỗng nghe: “Em có phải là Hà Dương không, sao em lại ở đây, trông em chẳng khác cái hồi 9 tuổi hay lên Viện đọc thơ gì cả”. Tôi buồn cười quá, vì tôi nghĩ là mình rất khác, thậm chí khác với vài tháng trước đó. Và mặc dù tất nhiên là tôi chẳng nhớ ra anh ấy là ai nhưng tôi vẫn được tặng một bó hoa bất tử đang bày trong phòng làm việc của anh ấy. Bó hoa ấy tôi vẫn để trong phòng làm việc của mình (hơi bụi một tí) như kỷ niệm về một thời 9 tuổi hay lẽo đẽo theo chân bố mẹ.

Một chấm sao không ngủ cuối thiên hà

Ngày trước, những năm 80, những năm cuối cấp một và cấp hai của tôi, nhà tôi ở khu Đồng Xa, bố tôi có rất nhiều bạn bè đến chơi. Chủ nhật nào phòng khách nhà tôi cũng có bạn của bố tôi, những bạn học cũ, bạn toán, bạn văn; những người bạn mới, có những người vì một bài viết của bố tôi mà đã đến rất nhiều chủ nhật và đã trở nên thân thiết.

{keywords}
GS Phan Đình Diệu và người thân

Tôi vẫn nhớ chiều chủ nhật ấy, trong phòng khách nhà tôi có bố mẹ tôi, có cậu Cương (PGS. Văn Như Cương), có bác Đoàn Quỳnh, bác Hoàng Xuân Sính, có lẽ có cả bác Hà Văn Tấn nữa, và các bác khác. Bố tôi nói: "Mình có tập thơ này hay lắm, của Việt Phương”. Và bố tôi giới thiệu với mọi người một tập bản thảo chép tay của bác Việt Phương, nét bút mực trên nền giấy hơi ngà sẫm màu, các chữ đầu dòng đều không viết hoa, và tên bài thơ nào cũng chỉ là một chữ. Tập thơ ấy không phổ biến và bác đã cho bố mượn.

Bố tôi đọc cho các bạn mình nghe một số bài. Tôi vẫn nhớ không khí của buổi chiều ấy, niềm hứng khởi và sự tâm đắc của bố và các bạn. Theo trí nhớ của tôi thì nhiều bài thơ mang tính trí tuệ và mọi người đã thán phục vì những tứ thơ độc đáo và sâu cay, có những tứ thơ làm mọi người bật lên như một sự khám phá. Nhưng bài thơ mà tôi thích nhất là một bài thơ tình cảm, với một cái tên thật lạ: màu. Tôi vẫn nhớ giọng đọc thơ của bố khi đó, tách khỏi giọng đọc có phần nhấn nhá, đôi khi hơi hài hước và có khi nhấn giọng lúc trước, bài thơ này bố tôi đọc rất tình cảm.

Đến bây giờ tôi vẫn như đang nghe thấy giọng đọc trầm ấm, trìu mến và tình cảm của bố tôi.

em cứ là những tinh mơ tê tái rét

phanh cổ áo ra cho gió siết vào da

em cứ là cơn giông đầu mùa

đi đầu trần đón dòng mưa xối xả

em cứ là cái khoảng cách chập chờn sương phủ

suốt một đời anh vất vả vượt qua

em cứ là giữa mịt mùng vô định

một chấm sao không ngủ cuối thiên hà  

Những tối sau đó, bố tôi còn đọc cho mấy mẹ con nghe, có những bài bố cho tôi đọc nữa. Chỉ hơn một tuần thôi, rồi bố tôi đã trả lại tập bản thảo cho bác Việt Phương. Nhưng bài thơ đã in vào trong trí não tôi.

Sau này, sau những năm 1990, khi nhà tôi đã chuyển, khi những cuộc cách mạng đã nở bừng trên thế giới, khi những biến cố lớn đã đến với biết bao người bạn thân thiết của bố tôi, người ta đã nhắc nhiều hơn đến những bài thơ của bác. Và mãi về sau, khi tập thơ “Cửa đã mở" của bác Việt Phương được in, tôi đã tìm mua, mong nhìn lại những bài thơ hồi bé tôi đã được nghe bố đọc. Tôi tìm thấy những bài như bài “Thịt":

Chị mười ba ý tứ nết na

Cuối bữa cơm gắp rụt rè một miếng

(Ngày trước, khi bố tôi đọc bài này, mẹ tôi hay bảo giống chị tôi, lúc nào cũng nhường nhịn cả nhà).

Có nhiều bài nữa, nhưng tôi không tìm thấy bài thơ trong tâm trí tôi. Và vì thế, có những khi tôi cứ thưởng cho mình cái ý nghĩ rằng chỉ có bố tôi và tôi nhớ bài thơ ấy thôi.

Đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu rõ hết nghĩa của tên bài thơ, nhưng rất nhiều những sáng tinh mơ khi tiết thu đã hết và những làn gió sớm mùa đông siết buốt da, tôi lại phóng trên đường phố Hà Nội, lại bỏ khăn quàng cổ để cảm nhận câu thơ.

Đến bây giờ, khi viết những dòng này, tôi chợt nhận ra vì sao việc đọc một bài thơ đối với tôi có ý nghĩa thiêng liêng đến thế. Tôi đã chịu ảnh hưởng của bố, đã luôn nâng niu từng bài thơ, nâng niu từng giây phút mình đọc thơ. Tôi đã luôn chịu ảnh hưởng của bố, từ ngày bé thơ cho đến sau này, và mãi mãi.

"Và nếu như nhà thơ viết một bài thơ không chỉ bằng một phút giây tỏa sáng mà bằng một phút giây tỏa sáng cộng với cả cuộc đời mình; thì người đọc thơ đọc một bài thơ không chỉ bằng một đêm xuân khi hình như mưa lất phất bay mà bằng một đêm xuân mưa lất phất bay cộng với cả cuộc đời mình...".

Phan Thị Hà Dương

Bài thơ theo suốt cuộc đời nhà toán học Phan Thị Hà Dương

Bài thơ theo suốt cuộc đời nhà toán học Phan Thị Hà Dương

"... Nhưng tôi nhớ, chẳng bao giờ tôi có thể quên, bài thơ đầu tiên mà tôi tự cầm sách đọc, đọc và yêu thích, đọc và ghi nhớ, đọc và mang theo suốt cuộc đời. Đó là "Buổi sơ khai"...."

">

GS Phan Đình Diệu dạy con

友情链接