Theo thông tin được đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động công bố ngày 13/1, tính đến cuối năm 2016, Bách hóa Xanh đang có tổng cộng 50 cửa hàng với doanh thu bán hàng trung bình trên 1 tỷ đồng/cửa hàng, lượng khách trung bình 20.000 lượt mỗi tháng (trung bình có từ 600 – 700 lượt khách mỗi ngày tại các cửa hàng).
“Bách hóa Xanh muốn bán bằng và bán rẻ hơn chợ bên ngoài”, ông Trần Kinh Doanh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động nói.
Cũng theo đại diện Thế Giới Di Động, mục tiêu của Bách hóa Xanh trong giai đoạn trước tháng 12/2016 chỉ dừng lại ở mức đạt doanh thu mục tiêu và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
" alt=""/>Bách hóa Xanh sẽ cán mốc 350 điểm bán trong năm 2017Văn hóa phẩm khiêu dâm bị cấm tiệt ở Iran và nhà chức trách nước này thường xuyên chặn các trang web chứa nội dung "nóng" ngay từ cấp độ nhà cung cấp dịch vụ Internet (IPS). Thông thường, các động thái quyết liệt như trên chỉ xảy bên trong lãnh thổ Iran. Tuy nhiên, điều kỳ lạ xảy ra hồi tuần trước khi chiến dịch này bất ngờ "vượt biên", đánh sập hàng loạt web khiêu dâm ở nhiều nơi trên thế giới.
Theo trang The Verge, 256 trang web khiêu dâm, với rất nhiều trang có tên nhạy cảm như superbigcocks.com, bắt đầu biến mất dần dần khỏi Internet. Trong khi bản thân các máy chủ chứa những trang web này vẫn hoạt động tốt, người dùng ở xa tới tận Nga và Hong Kong đều không thể truy cập để xem nội dung trên trang.
Thủ phạm gây ra sự cố trên được xác định là Công ty viễn thông Iran (TCI), nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất quốc gia Hồi giáo này. Theo các chuyên gia, TCI đã công bố các đường đi giả mạo tới những địa chỉ IP dành cho 256 trang web "nóng". Các doanh nghiệp ISP tại những quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau như Nga, Ấn Độ, Indonesia và Hong Kong, đã mù quáng sử dụng những tuyến đường giả mạo này. Thủ thuật bịp bợm trên được gọi là "bắt cóc BGP".
Sau 28 tiếng đồng hồ, vấn đề bắt đầu tự hết do phần lớn các hệ thống bị ảnh hưởng hủy bỏ những đường đi giả mạo. Tuy nhiên, bên trong lãnh thổ Iran, những tuyến đường giả mạo này tiếp tục lưu hành.
Bắt cóc BGP không phải là công cụ được dùng phổ biến để kiểm duyệt Internet. Điều này phần lớn là do nó gây ầm ĩ, dễ bị giảm thiểu tác động và có khả năng lan truyền vượt quá biên giới của một quốc gia.
Năm 2008, chính phủ Pakistan từng sử dụng thủ thuật nói trên để chặn truy cập YouTube bên trong lãnh thổ nước này. Song, động thái ấy vô tình đã ngăn chặn truy cập trang trên toàn thế giới.
Tuấn Anh(Theo The Next Web)
" alt=""/>Ghét phim 'nóng', hacker Iran chặn truy cập web khiêu dâm