Khi host Nguyên Khang cho rằng "Bảo Thy quá may mắn nên không còn tính sân si", ca sĩ nói: "Nếu cuộc đời suôn sẻ, tôi đã không phải ngừng hát”.
Năm 2011 Bảo Thy bị khán giả dọa đánh, cho người đến các đêm diễn gây áp lực, cô gần như không dám nhận show ở Việt Nam, thỉnh thoảng hát vài show ở hải ngoại cho đỡ nhớ nghề.
Tuổi 27, Bảo Thy đối diện cú sốc cháy nhà. Cộng thêm nhiều chuyện không may xảy ra sau đó, ca sĩ suy sụp, tuyệt vọng, oán trách số phận.
Sự cố khiến Bảo Thy thấy lạ nhất là lần mất giọng không rõ nguyên nhân. Cô có sở trường hát nốt cao bằng giọng giả thanh nhưng trong thời gian đó lại gặp khó khăn bởi chính thế mạnh của mình.
"Khi mất giọng, tôi không thể thu âm, cũng mất hết sự tự tin để lên sân khấu. Tôi cảm nhận rõ rệt mình không còn ánh hào quang như trước nữa", cô nói.
Các biến cố dồn dập, Bảo Thy mắc chứng mất ngủ, nhiều đêm "nằm nhìn trần nhà đến sáng". Tình trạng kéo dài nhiều năm, có giai đoạn cô gần như rơi vào trầm cảm. Gia đình phải tìm mua nhiều loại thuốc giúp cô ngủ ngon.
Trong những năm tháng sự nghiệp không thuận lợi, Bảo Thy chuyên tâm học quản trị kinh doanh, tiếng Anh, cố làm mình bận rộn để bớt suy nghĩ tiêu cực.
Bảo Thy được ông xã bí mật chuẩn bị tiệc kỷ niệm ngày cưới
Khi bình tâm, ca sĩ thấy chua xót khi còn trẻ mà sức khỏe bất ổn, suy sụp. Vì vậy, cô chấp nhận gác lại sự nghiệp, tìm kiếm sự bình yên. Cô cũng nhìn gương những người vượt qua khó khăn trong đời để tự vực dậy bản thân.
Năm 2017, Bảo Thy trở lại ấn tượng trong chương trình The Remix - Hòa âm ánh sáng, có ca khúc Là con gái phải xinhtạo hit. Sau đó, người đẹp lên xe hoa với doanh nhân Phan Lĩnh, sinh con đầu lòng.
Khi con trai Victor tròn 1 tuổi, cô thấy nhớ nghề, quyết định trở lại showbiz. Bảo Thy thấy mình trở lại với tâm thế hoàn toàn khác xưa.
Thay vì chạy 5 - 7 show mỗi đêm, Bảo Thy hiện chọn lọc chương trình phù hợp để biểu diễn thăng hoa nhất. Cô muốn mình biết ơn và trân trọng mỗi giây phút được hát.
Mỗi đêm diễn, ca sĩ đầu tư mạnh về trang phục nhưng chỉ mặc một lần. "Khán giả sẽ hiểu rằng khi trở lại, tôi vẫn là Bảo Thy mà họ yêu mến nhưng cô ấy chất lượng hơn rất nhiều”, cô nói.
Đến nay, Bảo Thy vẫn giữ nguyên tắc không nhận show tại bar, chưa kể hiện đã là phụ nữ có gia đình.
Về ông xã - doanh nhân Phan Lĩnh, Bảo Thy kể quen anh trong một bữa tiệc với tư cách đối tác của anh trai mình. Năm 2019, Phan Lĩnh đưa gia đình Bảo Thy đi Maldives và Ấn Độ. Tại đây, anh cầu hôn ca sĩ trong sự chúc phúc của người thân.
Trong mắt Bảo Thy, ông xã hài hước, dễ thương, luôn khiến vợ thấy vui vẻ và yên lòng. Anh từng không lãng mạn cho đến khi gặp cô. Tình yêu dành cho Bảo Thy đã khiến đại gia này nảy ra nhiều ý tưởng làm điều bất ngờ để bà xã luôn vui, hạnh phúc.
Từ khi gặp Phan Lĩnh, nữ ca sĩ thay đổi nhiều. Cô thực tế hơn, biết tiết chế cảm xúc, làm chủ nỗi buồn để cuộc sống luôn cân bằng.
Ngoài tính cách thú vị, Phan Lĩnh còn đồng điệu Bảo Thy nhiều phương diện, đặc biệt là sở thích nhậu. Họ thường xuyên rủ nhau đi nhậu từ khi hẹn hò đến nay.
Trái ngọt của Phan Lĩnh và Bảo Thy là bé Victor. Giai đoạn mang thai Bảo Thy tăng 15kg nhưng chỉ mất 3 tháng để lấy lại vóc dáng đẹp.
Bí quyết giảm cân của cô là thức đêm chăm con và cho con ăn sữa mẹ. Mỗi lần Victor bị ốm, ca sĩ gần như không còn tâm trí làm gì.
Bảo Thy tự nhận là "người mẹ nghiện con". Cô luôn muốn giữ sự riêng tư của con, chỉ thỉnh thoảng chia sẻ niềm vui làm mẹ với khán giả.
Mỗi lần đăng ảnh con lên mạng xã hội nhận nhiều lời khen, cô có thể vui cả ngày. Theo cô, Victor giống bố đến mức "như bản sao từ A đến Z".
Về việc trở lại âm nhạc, Bảo Thy khẳng định sẽ phát hành album vol. 3 trong năm nay. "Nghệ sĩ nào cũng muốn làm nghề đến giây phút cuối cùng và tôi không ngoại lệ", cô cho hay.
Tính tới ngày 20/8, một loạt trường đại học đã thông báo xét tuyển bổ sung với mức điểm nhận hồ sơ thấp hơn nhiều so với điểm chuẩn đại học đợt 1.
Ngân Anh
" alt=""/>Một loạt trường hạ điểm để xét tuyển bổ sungThứ hai, số lượng vệ tinh và phổ tần của các nhà khai thác vệ tinh không đủ để cung cấp vùng phủ sóng và hiệu suất ở quy mô tương tự như CSP.
Và thứ ba, họ phải đối mặt với sự giám sát nghiêm ngặt của cơ quan quản lý, “đây là vấn đề đau đầu đối với các nhà khai thác vệ tinh có kế hoạch hoạt động ở quy mô toàn cầu rộng hơn so với các công ty viễn thông”, Menon nói.
Tối ưu cơ sở hạ tầng viễn thông
Menon và Lluc Palerm Serra, chuyên gia phân tích chính tại công ty nghiên cứu vệ tinh NSR, chung nhận định rằng các nhà khai thác vệ tinh mang lại cơ hội và lợi ích to lớn cho CSP.
“Thông qua quan hệ đối tác, các dịch vụ tiềm năng của các nhà khai thác vệ tinh, đặc biệt là D2D và IoT, cho phép doanh nghiệp viễn thông tối ưu hóa các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng của họ (capex và opex) để triển khai ở những khu vực có vùng phủ sóng hạn chế hoặc vùng lõm di động. Một điểm cộng khác cho các công ty viễn thông là trải nghiệm khách hàng nâng cao được bổ sung bởi một mạng phủ sóng khắp nơi,” Menon nói.
Ông nói thêm: “Ngoài ra, có một cơ hội doanh thu lớn cho các công ty viễn thông có thể được tận dụng thông qua quan hệ đối tác với các nhà khai thác vệ tinh trong các phân khúc thị trường D2D và IoT. Chẳng hạn, GSMA Intelligence ước tính tổng cơ hội doanh thu D2D gia tăng cho các công ty viễn thông là hơn 30 tỷ USD vào năm 2035, trải rộng trên các phân khúc khách hàng là người tiêu dùng, doanh nghiệp (B2B/IoT) và khách hàng chính phủ.”
MTN cho biết “cuộc chiến giành không gian” đã đạt được động lực trong vài năm qua. Tính đến tháng 5/2022, khoảng 4.700 vệ tinh LEO (địa tĩnh quỹ đạo thấp) đang hoạt động đã được phóng – gấp 16 lần so với số lượng được triển khai cách đây một thập kỷ.
Hợp tác “đôi bên cùng có lợi”
Từ góc độ toàn cầu, Palerm Serra nói: “Tôi không thấy vệ tinh cạnh tranh với các công ty viễn thông trên mặt đất. Vệ tinh sẽ luôn là công nghệ tốt nhất cho các vùng sâu vùng xa, khu vực chỉ chiếm 3% mạng lưới. Ngày nay, vệ tinh chiếm khoảng 1% tổng số hệ sinh thái viễn thông. Nếu con số đó tăng lên (khoảng 5%), thì đó là một cơ hội lớn cho ngành công nghiệp vệ tinh,” nhưng như vậy vẫn không có tác động lớn đến phân khúc viễn thông.
Dù vậy, ở một số lĩnh vực cụ thể, áp lực cạnh tranh có thể diễn ra, chẳng hạn như khi các CSP tập trung phủ sóng vùng sâu vùng xa và không có khả năng đầu tư cho cáp quang.
Menon chỉ ra hai lĩnh vực tiềm năng mà các nhà khai thác vệ tinh có thể cạnh tranh với các công ty viễn thông trong tương lai: phương tiện kết nối và D2D. Ví dụ, nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Geely, đang triển khai 9 vệ tinh cho xe tự lái, trong khi Elon Musk có kế hoạch kết nối xe Tesla thông qua vệ tinh Starlink trong tương lai. Tương tự, các công ty như AST SpaceMobile, SpaceX và Lynk đang nhắm mục tiêu vào lĩnh vực D2D.
Palerm Serra cũng cho rằng, những CSP lớn có các vệ tinh mang tầm quốc gia sẽ có vai trò ngày càng quan trọng trong tương lai. “Chúng tôi thấy nhiều ứng dụng được mở ra nhờ công nghệ mới trong lĩnh vực vệ tinh, chẳng hạn như xoá vùng lõm sóng. Ví dụ, ở Mỹ có 94% dân số được bao phủ sóng viễn thông mặt đất, nhưng tính trên diện tích lãnh thổ thì mới được 40%”.
Điều này mở ra cơ hội lớn cho ứng dụng IoT trong các lĩnh vực như nông nghiệp, giao thông, năng lượng. Khi đó, việc hợp tác giữa vệ tinh và doanh nghiệp viễn thông giúp đôi bên cùng có lợi, chẳng hạn như quan hệ đối tác giữa Deutsche Telekom và Skylo và Intelsat, hay như Telefonica và Sateliot.
“Đối với các công ty viễn thông, việc cung cấp dịch vụ IoT cho các doanh nghiệp ở địa điểm xa xôi là không khả thi về mặt tài chính do tốn kém chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, thâm dụng vốn bao gồm hàng dặm cáp quang và một số tòa tháp ở các vùng sâu vùng xa”, Menon nói. “Thông qua quan hệ đối tác với các nhà khai thác vệ tinh, các công ty viễn thông có thể giải quyết các lỗ hổng kết nối khi sóng 5G còn yếu hoặc chưa được xây dựng”.
(Theo Inform)