Soi kèo phạt góc Leicester vs Arsenal, 18h30 ngày 30/10
(责任编辑:Công nghệ)
Soi kèo phạt góc Stuttgart vs Heidenheim, 1h30 ngày 26/4
Siêu mẫu Hà Anh dù bận con nhỏ những vẫn nhận lời giám khảo buổi casting Tuần lễ thời trang trẻ em châu Á - Asian Kids Fashion Week vòng 2 được tổ chức tại TP.HCM.
Ca sĩ Erik lộ cằm lạ khi livestream trò chuyện với fan
Lý Hùng khâu 9 mũi, bị cha đánh te tua khi đóng vai tướng cướp
Diễn viên 'Quỳnh búp bê' tơi tả vì cảnh tẩn nhau như đánh ghen thật
Bên cạnh giám khảo chính là đạo diễn Hưng Phúc, buổi casting còn có sự góp mặt của các giám khảo khách mời: Siêu mẫu Hà Anh, diễn viên Thúy Ngân, nhà thiết kế Thanh Huỳnh, chuyên gia đào tạo catwalk Adam Williams,… Siêu mẫu Hà Anh trở lại với công việc sau thời gian vắng bóng vì sinh con gái đầu lòng. ‘Bà mẹ một con’ khoe vóc dáng thon gọn và thần thái cuốn hút trong chiếc đầm hai dây. Sở hữu kinh nghiệm lâu năm trong nghề và rất yêu trẻ em nên Hà Anh vô cùng hào hứng khi nhận lời mời tham gia buổi casting. Siêu mẫu không ngại rời ghế giám khảo để động viên và hướng dẫn trực tiếp cho các mẫu nhí. Diễn viên Thuý Ngân xuất hiện trong chiếc đầm trắng thanh lịch. Gần đây, cô trở thành cái tên được đông đảo khán giả yêu mến qua bộ phim ‘Gạo nếp gạo tẻ’. Nữ diễn viên từng nhiều lần làm giám khảo chương trình Siêu mẫu nhí. Tại buổi casting, Thúy Ngân cũng bày tỏ bất ngờ trước sự chuẩn bị kỹ lưỡng và khả năng trình diễn của thí sinh năm nay. Đạo diễn thời trang Nguyễn Hưng Phúc chia sẻ anh dành hơn 6 tháng để chuẩn bị cho Asian Kids Fashion Week 2019. Hưng Phúc không chỉ trực tiếp gặp gỡ, trao đổi ý tưởng với từng nhà thiết kế mà còn tham dự tuần lễ thời trang các nước khu vực châu Á và Châu Âu để học hỏi thêm kinh nghiệm. Buổi casting diễn ra sôi nổi với hơn 200 mẫu nhí trong và ngoài nước ở độ tuổi từ 4 đến 16 đăng kí tham gia. Ở lần tuyển chọn này, đạo diễn Phúc Hưng không đòi hỏi cao về kỹ thuật biểu diễn mà muốn tìm kiếm sự đơn giản, ngây thơ, dễ thương. Asian Kids Fashion Week 2019 được tổ chức với chủ đề Festive Seasons (Mùa lễ hội). Mỗi nhà thiết kế giới thiệu lễ hội văn hoá đặc sắc của đất nước mình thông qua các bộ sưu tập. Lần đầu tiên sẽ có bộ sưu tập dành cho các cặp trẻ em sinh đôi. Bên cạnh dàn hoa hậu, người mẫu và diễn viên Việt Nam, ban tổ chức cũng tiết lộ thêm về sự xuất hiện của hai ngôi sao nổi tiếng đến từ Thái Lan và Trung Quốc. Asian Kids Fashion Week 2019 sẽ diễn ra trong hai ngày 25 và 26/12 tại Trung tâm hội nghị White Palace. Ngân An
Ảnh: Vũ Nguyễn
Vũ Hà Anh bất ngờ trải lòng về chuyện tình không trọn vẹn
Sau khi tạo được dấu ấn với MV Những kẻ dại khờ kết hợp cùng Đinh Mạnh Ninh và Osad, nam ca sĩ Vũ Hà Anh vừa ra mắt sản phẩm âm nhạc thứ hai của mình trong năm có tên 'Khâu lại trái tim em'.
" alt="Hà Anh tái xuất gợi cảm sau hơn 4 tháng sinh con" />Hà Anh tái xuất gợi cảm sau hơn 4 tháng sinh conChị Cao Thị Oanh, cán bộ Đài Truyền thanh xã Quang Phục (Tứ Kỳ) kết nối đài truyền thanh thông minh với đài truyền thanh có dây để phát song song trên 2 hệ thống.
"Thính giả ở đâu, truyền thanh ở đó"Ngày 21/7 vừa qua, xã Tân Kỳ (Tứ Kỳ) lần đầu tiên tường thuật trực tiếp kỳ họp HĐND xã trên đài truyền thanh thông minh với tín hiệu thu phát tốt, tiếng to rõ ràng, cụm loa hoạt động gần như liên tục cả ngày nhưng vẫn ổn định.
Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Thế Thìn, Trưởng Đài Truyền thanh xã Tân Kỳ khi giới thiệu cho chúng tôi về hệ thống truyền thanh thông minh xã mới sử dụng từ tháng 5.2023.
Anh Thìn cho biết để tường thuật trực tiếp chỉ cần vài thao tác đơn giản từ thu tín hiệu âm thanh ở hội trường, truyền qua thiết bị số hóa, trước khi tự động đẩy lên kho dữ liệu điện toán đám mây (Cloud server), rồi vào hệ thống quản lý truyền thanh thông minh chọn tính năng phát trực tiếp. Âm thanh phát ra loa không bị trễ so với sự kiện đang diễn ra.
Hệ thống truyền thanh thông minh có đầy đủ tính năng của truyền thanh hữu tuyến (có dây) và truyền thanh sóng ngắn FM, nhưng có nhiều ưu điểm nổi bật hơn như không tốn diện tích đặt bộ thu phát, thiết bị tăng âm, phụ trợ, không phải dùng dây để truyền tín hiệu âm thanh. Có thể đặt cụm loa ở mọi nơi có nguồn điện và cán bộ đài truyền thanh có thể vận hành hệ thống ở bất cứ đâu.
Ông Nguyễn Văn Quân, Chủ tịch UBND xã Hiệp Hòa (Kinh Môn) cho biết mấy năm trước trong các hội nghị tiếp xúc cử tri, người dân ở xa trung tâm xã thường thắc mắc xóm không có loa truyền thanh hoặc loa ở xa nên nghe rất nhỏ (do khả năng đi dây tín hiệu âm thanh chỉ trong phạm vi từ 3-5 km).
Từ năm 2019, xã được chọn lắp thử nghiệm đài truyền thanh thông minh, chạy song song với hệ thống truyền thanh truyền thống nên đã phủ sóng đến toàn bộ các khu vực trong xã.
Chị Nguyễn Thị Hiền, công chức văn hóa-xã hội xã Hiệp Hòa cho biết nhờ có 17 cụm loa thông minh, nhiều cụm loa lắp tại địa bàn các xóm vùng sâu, vùng xa nên xã đã tuyên truyền kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của địa phương, nhất là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.
"Đài truyền thanh thông minh có nhiều tiện ích như có thể đặt lịch phát sóng, tiếp sóng; tự động chuyển đổi từ nội dung văn bản sang giọng nói với nhiều giọng đọc chuẩn nam hoặc nữ theo vùng miền. Việc quản trị hệ thống này được thao tác dễ dàng trên điện thoại thông minh hoặc máy vi tính nên tôi hoàn toàn yên tâm dù đi đâu xa vẫn có thể làm việc được", chị Hiền nói.
Một số ưu điểm khác của đài truyền thanh thông minh là theo dõi được trạng thái của từng cụm loa đang hoạt động hay bị hỏng để sửa chữa kịp thời; kiểm soát các bản tin được phát tới từng cụm loa; tín hiệu ổn định, không bị chèn sóng, đè sóng hoặc nhiễu khi có mưa bão.
Chị Nguyễn Thị Hiền, công chức văn hóa-xã hội xã Hiệp Hòa (Kinh Môn) lập lịch phát sóng tự động trên hệ thống truyền thanh thông minh
Nâng cao hiệu quả truyền thanhQuang Phục và Tân Kỳ là 2 xã đầu tiên của huyện Tứ Kỳ được lựa chọn áp dụng mô hình đài truyền thanh thông minh. Mỗi xã được huyện hỗ trợ 100 triệu đồng lắp đặt 1 cụm loa thông minh gồm 4 loa thành phần, 1 thiết bị thu phát tín hiệu được gắn SIM 4G để kết nối mạng internet.
Tuy nhiên, để phủ sóng khắp các thôn, xóm, mỗi xã phải có hơn 10 cụm loa thông minh nên hiện nay 2 xã này phải vận hành song song 2 hệ thống truyền thanh có dây và truyền thanh thông minh.
Anh Nguyễn Đức Thăng, công chức văn hóa-xã hội, phụ trách Đài Truyền thanh xã Quang Phục cho biết do áp dụng công nghệ hiện đại nên thời gian đầu cán bộ đài truyền thanh còn bỡ ngỡ, gặp một số trục trặc nhỏ, nhưng sau hơn 2 tháng vận hành đến nay ai cũng sử dụng thành thạo, giúp tiết kiệm thời gian, công sức.
"Trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn huyện, xã tiếp tục quan tâm đầu tư mua sắm thêm thiết bị để thay thế toàn bộ hệ thống truyền thanh có dây sang dùng hệ thống truyền thanh thông minh", anh Nguyễn Đức Thăng bày tỏ.
Theo Sở Thông tin và Truyền thông, hiện trên địa bàn Hải Dương mới có 5 xã, phường áp dụng mô hình truyền thanh thông minh gồm 4 xã Quang Phục, Tân Kỳ cùng huyện Tứ Kỳ, Hiệp Hòa (Kinh Môn), Hồng Phong (Nam Sách) và phường Trần Phú (TP Hải Dương).
Ông Phạm Huy Thắng, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết công tác truyền thanh cơ sở luôn được các cấp, các ngành quan tâm vì đây là kênh thông tin quan trọng, có sức mạnh truyền tải thông tin đến với người dân trên diện phủ sóng rộng nhất, trực tiếp và nhanh nhất.
Thực hiện chuyển đổi số, một số địa phương đã áp dụng mô hình đài truyền thanh thông minh và bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt, nâng cao chất lượng công tác truyền thanh của địa phương.
Do đó mô hình này cần được nhân rộng ra nhiều địa phương khác trong tỉnh bằng nhiều nguồn lực từ trung ương, địa phương và nguồn xã hội hóa. Trước mắt cần ưu tiên đầu tư thêm cho những xã đang vận hành thử nghiệm để đồng bộ hệ thống và những xã phấn đấu về đích nông thôn mới kiểu mẫu trong toàn tỉnh.
TheoVăn Nghiệp - Nguyễn Thảo(Bảo Hải Dương)
" alt="Đài truyền thanh thông minh, mô hình cần nhân rộng" />Đài truyền thanh thông minh, mô hình cần nhân rộng- "Tương lai của các trường sư phạm sẽ đi về đâu?" Đó là câu hỏi được nhiều đại biểu đặt ra tại tọa đàm “Vai trò các trường cao đẳng sư phạm trong những năm tới” do Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam tổ chức sáng nay, 9/11.
Học sinh không còn lựa chọn trường sư phạm
TS Nguyễn Thanh Phúc, Trường CĐSP Bình Phước cho biết, trong vài năm trở lại đây, vấn đề tuyển sinh đầu vào của nhà trường cũng không còn được thoải mái lựa chọn như trước đây. Hàng năm các trường được giao chỉ tiêu tuyển sinh khá lớn nhưng tuyển sinh không đáp ứng được quy mô đào tạo, một số ngành học không có hoặc rất ít sinh viên đăng ký vào học, làm cho các trường hoạt động cầm chừng.
"Cá biệt có nhiều ngành không tuyển sinh được (Cao đẳng Sư phạm Văn, Sử, Địa, Vật lý, Hóa, Tin học, Nhạc, Họa…)" - ông Phúc cho hay.
Học sinh không còn lựa chọn ngành sư phạm. Ảnh minh họa: Đinh Tuấn. Theo ông Phúc, số lượng học sinh phổ thông vài năm trở lại đây có xu hướng giảm dần. Trong khi đó, nhiêu trường đại học công và tư số lượng tuyển sinh quá lớn nên thu hút gần hết học sinh của tỉnh khiến việc tuyển sinh của các trường sư phạm của tỉnh trở nên khó khăn.
Bên cạnh đó, sinh viên trường cao đẳng sư phạm ở tỉnh rất khó tìm việc làm do học không được tuyển vào công chức nhà nước.
Tuyển sinh đã khó, nhưng giảng dạy cũng khó không kém do tâm lý sinh viên không ổn định, ngại thi vào sư phạm. Khi thi vào rồi thì trong quá trình học cũng có biến động.
"Khảo sát sơ bộ cho thấy sinh viên sư phạm sau khi đã trúng tuyển vào trường học rồi học được một học kỳ thường xin bảo lưu kết quả và xin thi lại vào ngành học khác. Con số này đang có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân xuất phát từ tâm lý học sư phạm ra thì không xin được việc" - ông Phúc cho hay.
"Đào tạo sư phạm trong bối cảnh hiện nay có thể nói là đang phải trải qua một cơn bão với nhiều những sóng gió phía trước. Một chiến lược đào tạo, phát triển lâu dài, ổn định đang là vấn đề đặt ra không chỉ đối với đào tạo sư phạm ở trường CĐSP Bình Phước mà thiết nghĩ là vấn đề sống còn với tất cả các trường có đào tạo sư phạm trong cả nước" - ông Phúc khẳng định.
"Sự tồn tại của các trường phụ thuộc vào công tác tuyển sinh, tuyển sinh không được thì làm sao mà tồn tại?" - ông Phúc đặt câu hỏi.
Chia sẻ quan điểm này, TS Hồ Cảnh Hạnh, Hiệu trưởng Trường CĐSP Bà Rịa - Vũng Tàu cũng cho biết, các trường sư phạm hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn, bất cập đặc biệt là chất lượng đầu vào thấp.
Nguyên nhân là do sinh viên khó tìm việc làm sau tốt nghiệp do đào tạo cung đã vượt cầu. Trong khi đó, chính sách tuyển dụng còn nhiều bất cập, chưa kể đến tiêu cực tràn lan.
"Chẳng hạn như tuyển dụng viên chức theo quy định tại NĐ 29/CP khiến đối tượng tốt nghiệp CĐSP địa phương thiệt thòi hay giáo việc tuyển dụng cho cơ quan nội vụ, các cơ sở giáo dục hầu như đứng ngoài" - ông Hạnh khẳng định.
Bên cạnh đó, cơ chế tuyển sinh bất lợi cho các trường sư phạm, nhiều trường ĐH xét tuyển theo kiểu lưới quét. Các trường ĐH đào tạo tất cả trình độ, CĐ, TCCN nên trường sư phạm thiếu nguồn tuyển.
"Nhiều trường sư phạm lúng túng, không biết đứng ở đâu trong hệ thôgsn giáo dục quốc dân và sẽ đi đâu về đâu trong giai đoạn tới" - ông Hạnh nói.
Trong bức thư gửi về buổi tọa đàm, bà Nguyễn Thị Tuyết Thanh, Hiệu trưởng Trường CĐCĐ Bắc Kạn cũng khẳng định, điều mà Tập thể sư phạm Nhà trường lo lắng nhất hiện nay là tương lai của các trường sư phạm và các trường có đào tạo ngành sư phạm sẽ đi về đâu.
"Nên chăng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tìm ra các giải pháp để tháo gỡ cho các trường có đào tạo ngành sư phạm" - bà Thanh nêu vấn đề.
Đào tạo giáo viên theo địa chỉ
Trong bài phát biểu tại tọa đàm, TS Lê Viết Khuyến, Trưởng ban hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam) cho biết, trong những năm qua, nhu cầu giáo viên giảm trong khi giáo sinh ra trường lại tăng lên, dẫn đến hiện tượng dư thừa giáo viên.
TS Khuyến dẫn lại báo cáo của PGS.TS Bùi Văn Quân đến năm 2020 Việt Nam sẽ thừa 70.000 giáo viên bao gồm: 41.000 giáo viên tiểu học; 12.200 giáo viên THCS, 16.900 giáo viên THPT.
Thừa giáo viên sẽ ảnh hưởng đến thị phần của các trường sư phạm. Các trường sẽ buộc phải giải thể hoặc quy hoạch lại. Điều này thể hiện rõ qua hai mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng 2 năm qua, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các trường đào tạo sư phạm giảm 10% chỉ tiêu tuyển sinh.
TS Lê Viết Khuyến cho rằng, việc thừa giáo viên là dấu hiệu đáng lo ngại đối với sự tồn vong của các trường sư phạm. Ảnh: Lê Văn. TS Khuyến cho rằng, đây là những dấu hiệu đáng lo ngại đặc biệt đối với sự tồn vong của các trường sư phạm.
Tuy nhiên, TS Khuyến cho rằng, tất cả các quốc gia đều trải qua sự thăng trầm về nhu cầu giáo viên theo quy luật lượn sóng. Do đó, cần phải duy trì sự ổn định của các cơ sở đào tạo giáo viên (độc lập hoặc nằm trong một sơ sở đào tạo đại học đa lĩnh vực).
"Nhiều nước trên thế giới họ tính toán số lượng giáo viên về hưu hàng năm, tỷ lệ thừa bao nhiêu, cần bổ sung bao nhiêu từ đó ổn định quy mô đào tạo nhưng Việt Nam chưa làm việc này" - ông Khuyến nhận định.
TS Khuyến cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm tìm hướng gỡ cho số phận các trường sư phạm tại Việt Nam.
Theo ông Khuyến, cần phải thực hiện phân tầng hệ thống trường sư phạm thành ác trường ĐH sư phạm/ĐH giáo dục trọng điểm, các trường/khoa ĐHSP địa phương, các trường /khoa CĐSP địa phương.
Bên cạnh đó, cần thực hiện đào tạo và bồi dưỡng GV chủ yếu theo địa chỉ (không theo cơ chế thị trường).
"Bộ GD&ĐT quy định nội dung cứng của chương trình đào tạo giáo viên để tạo cơ chế liên thông, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống" - TS Khuyến nói.
Bộ GD-ĐT quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GV và giao chỉ tiêu đào tạo cho các trường ĐHSP/ĐH giáo dục trọng điểm. Ủy ban ND tỉnh/TP trực thuộc TW quản lý trực tiếp và giao chỉ tiêu đào tạo GV mầm non, TH và THCS cho các trường/khoa sư phạm địa phương. Không tranh giành nguồn tuyển, đào tạo chồng chéo giữa các địa phương.
"Các trường trọng điểm tập trung đào tạo sau đại học, nghiên cứu khoa học giáo dục và bồi dưỡng giảng viên các trường sư phạm và trường THPT. Các trường/khoa SP địa phương tập trung đào tạo và bồi dưỡng GV cho các trường MN, TH và THCS" - TS Khuyến kiến nghị.