Thu Hằng chia sẻ, Tây Bắc yêu thươnglà một ca khúc rất đẹp từ ca từ đến giai điệu. Ca khúc phác họa về một Tây Bắc thật thơ mộng, yêu kiều và lãng mạn.
Thu Hằng yêu Tây Bắc đến… ám ảnh. Ấn tượng sâu sắc với Thu Hằng là cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, với dãy núi cao, thác nước hùng vĩ, rừng rậm nguyên sinh và các thung lũng xanh mướt.
Ngoài ra, văn hóa của Tây Bắc còn đa dạng, được góp nhặt bởi nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Tuy không được sinh ra ở Tây Bắc nhưng mỗi lần đến với Tây Bắc, Thu Hằng như được trở về với quê hương, nguồn cội, mang đến cho cô cảm xúc bình yên đến lạ kỳ.
Thu Hằng chia sẻ, đường đi lại cũng là thách thức với đoàn ghi hình. Cả đoàn quay phim phải xuất phát trước một ngày để nghỉ ngơi, sau đó mới bắt đầu cảnh quay đầu tiên vào ngày hôm sau.
Thời điểm quay MV đúng lúc Tây Bắc đón cái nắng đầu tiên của mùa hạ, tuy nhiên không khí trong lành, gió mát của Tây Bắc mang đến cho đoàn làm phim cảm giác giống như được chữa lành, gạt bỏ hết mệt mỏi, nóng bức, khác hoàn toàn dưới xuôi.
Thời tiết ở Tây Bắc khá khắc nghiệt. Buổi sáng nắng rất đẹp nhưng đến khoảng chiều là sương mù bắt đầu xuống dày đặc. Bởi vậy, cả đoàn phải tích cực làm việc không ngơi nghỉ để có thể quay được những cảnh quay đẹp nhất phục vụ khán giả.
Thu Hằng sinh năm 1995, là quán quân trẻ nhất trong lịch sử cuộc thi Sao Mai. Rời sân chơi này, cô liên tục cho ra mắt các sản phẩm mới như MV Thương ơi lòng mẹ, Nhà em ở lưng đồi, Mơ duyên, Chill cùng Tây Bắc, Hoa ban về. Bên cạnh ca hát, cô còn giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Sèn Hoàng Mỹ Lam là người đăng quang ngôi vị quán quân dòng nhạc Dân gian trong cuộc thi Sao Mai 2017. Cô gái dân tộc Nùng đến từ Lào Cai này đã chinh phục được khán giả nhờ giọng hát trong veo, tươi sáng và khả năng biểu diễn chuyên nghiệp.
Sèn Hoàng Mỹ Lam sinh năm 1993, trong một gia đình thuần nông. Cô được thừa hưởng văn hóa Nùng từ người cha và văn hóa Tày, Dáy của người mẹ.
Ngày thường, phiên chợ bắt đầu từ 19h đến 8h sáng hôm sau. Tuy nhiên, những ngày cận Tết, chợ thường họp dài hơn, bắt đầu từ lúc 19h cho tới 9-10h sáng hôm sau mới vãn chợ.
Ghi nhận của PV, không khí tại chợ đầu mối Vinh (TP.Vinh) vô cùng tấp nập. Xe ô tô chở hàng từ khắp các vùng miền trong cả nước nối đuôi nhau vào chợ để đổ hàng.
Khi những chiếc xe hàng đỗ xịch ở khu vực cổng chợ cũng là lúc những người bốc vác chạy xô đến để "mua việc". Giữa biển hàng mênh mông, ai cũng mong được "bán sức" để có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống và có một cái Tết no đủ.
Anh Nguyễn Huy Đạt ở TX.Cửa Lò, Nghệ An làm việc tại chợ đầu mối cho biết, buổi tối, các xe hàng trái cây như ổi, cam... về nhiều. Trung bình, một đêm mỗi người bốc khoảng 5 tấn hàng hóa.
“Ở đây những người cửu vạn có đủ mọi lứa tuổi, trẻ có, trung niên có, thậm chí là phụ nữ. Thông thường, vào những ngày rằm, mùng 1 hay Tết, hầu hết mọi người đều làm việc xuyên đêm. Dịp cận Tết, mỗi ngày chủ sẽ trả cho chúng tôi 500.000 đồng, tháng 15 triệu, thỏa thuận giá tùy vào số hàng" - anh Đạt trải lòng.
Bén duyên với nghề cửu vạn được 2 năm, anh Nguyễn Thành Long, ở phường Cửa Nam, TP Vinh đưa tay quệt những giọt mồ hôi chảy ròng trên trán, anh cho hay: "Một ngày làm việc tại chợ đầu mối thường bắt đầu từ 20h hôm trước đến 7h hôm sau. Mỗi ngày tôi khuân vác khoảng 300 kiện hàng, mỗi kiện nặng 25 – 30kg.
Khi mới làm nghề, thường xuyên vác nặng, mình cũng cảm thấy đau các cơ vai. Vậy nhưng giống như việc tập thể dục, sau một thời gian, cơ thể quen với nhịp độ công việc, mình không thấy đau nữa. Làm lâu, mình cũng thấy quen rồi" - anh Long bộc bạch.
"Năm nay kinh tế khó khăn, cửu vạn như chúng tôi cũng ít việc hơn. Chỉ mong những ngày cuối năm lượng công việc ổn định, có tiền trang trải trước một cái Tết đang cận kề" - anh Long chia sẻ.
Anh Trần Quang Minh (quê TP Huế), một thương lái cho biết, bình thường cơ sở kinh doanh của anh thuê 2-3 lao động làm các công việc bốc vác, chở hàng từ 22h đến 6h sáng hôm sau với mức lương 10 triệu/tháng. Tuy nhiên, những ngày Tết do số lượng hàng hóa nhiều hơn, mức thu nhập người lao động sẽ tăng lên 15 triệu/ tháng.
Đa phần “cửu vạn” ở chợ đầu mối Vinh là người ở các xã ven thành phố Vinh và các huyện lân cận như Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Nam Đàn... ở độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi. Người làm lâu thì hơn 20 năm, người ít hơn thì 1-2 năm. Tất cả đều vì mưu sinh nên gắn bó với nghề lấy đêm làm ngày đầy nặng nhọc, vất vả khu chợ lớn này.
Kim Chi