Nhận định, soi kèo El Gouna vs Haras El Hodood, 21h00 ngày 31/1: Áp đảo chủ nhà
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Newcastle vs Fulham, 22h00 ngày 1/2 -
Cha mẹ hãy là người đồng hành, thay vì lấy mật khẩu của conHọc sinh Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) tham dự buổi giao lưu, chia sẻ kiến thức an toàn trên không gian mạng. Buổi tham vấn ý kiến trẻ em cho việc xây dựng Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng” giai đoạn 2020-2025 do Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức đã diễn ra tại Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) sáng ngày 27/6.
Tại buổi tham vấn, các em học sinh đã hăng hái chia sẻ những băn khoăn, vướng mắc mà các em gặp phải khi sử dụng Internet để học tập, giải trí, đặc biệt là khi tham gia vào các mạng xã hội.
Những kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn cũng được các chuyên gia cung cấp tới các em dưới dạng các câu chuyện gần gũi, các game show vui vẻ, hay phần hỏi đáp sôi nổi.
Một số tình huống quen thuộc trẻ thường gặp trên không gian mạng cũng được đưa ra cùng với các hướng dẫn giải quyết tình huống cụ thể.
Em Tô Hoàng Vi Anh (học sinh lớp 6A1) chia sẻ, buổi giao lưu đã mang lại những thông tin rất hữu ích với bản thân em. “Mỗi ngày em sử dụng Internet từ 15 đến 30 phút, trong đó có cả mạng xã hội. Có rất nhiều mối nguy hiểm trên đó mà chúng em không biết trước được”.
Chia sẻ về mục tiêu có một không gian mạng lành mạnh hơn cho trẻ em, Vi Anh bày tỏ mong muốn luật pháp sẽ có những hình phạt mạnh tay, đủ sức răn đe những kẻ xấu có ý định gây tổn hại tới thể chất, tinh thần của trẻ em qua không gian mạng. Bên cạnh đó, nữ sinh lớp 6 cũng mong muốn sẽ có nhiều hơn nữa các công cụ có thể hỗ trợ ngăn chặn các thông tin xấu độc, giúp cảnh báo và phát hiện những thông tin gây hại tới trẻ em.
Các em mạnh dạn chia sẻ ý kiến trong buổi tham vấn. Cũng trong khuôn khổ chương trình, đại diện tới từ Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững MSD đã có bài chia sẻ hướng dẫn phụ huynh, thầy cô đồng hành cùng con trên môi trường mạng.
Bà Nguyễn Phương Linh - đại diện MSD chia sẻ, khác hẳn với thế hệ phụ huynh hầu như biết đến Internet khi đã trưởng thành, trẻ em ngày nay là những công dân sinh ra trong thời đại công nghệ số. Internet ngấm vào tất cả các hoạt động hằng ngày tương tác trong cuộc sống của các em. Vì thế, có một thực tế là các em hiểu biết và sử dụng thành thạo Internet hơn cả bố mẹ. Thậm chí, không ít trẻ em tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng từ khi ở tuổi mầm non.
“Chính vì thế, nếu người lớn cố áp đặt, kiểm soát hay dạy bảo về Internet cho trẻ em, thì đây là việc thực sự khó vì trẻ còn giỏi hơn chúng ta về công nghệ”.
Tuy vậy, bà Nguyễn Phương Linh nhắn nhủ tới các em rằng: Chính vì các con đang được tiếp xúc với công nghệ từ rất sớm, khi các con chưa đủ khả năng nhận biết những mối nguy hại trên không gian mạng, nên người lớn vẫn đang cố gắng bảo vệ các con mỗi ngày. Các biện pháp bảo vệ của người lớn không chỉ để giúp các con tránh những rủi ro đáng tiếc mà còn để các con được tận hưởng tối đa các lợi ích của Internet.
“Vì thế mà các con cũng nên tôn trọng sự lo lắng của cha mẹ để cùng nhau hợp tác”.
Bà Nguyễn Phương Linh (Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững MSD) chia sẻ hướng dẫn đồng hành cùng con trên môi trường mạng. Ngược lại, các bậc phụ huynh cần hiểu và làm theo một số nguyên tắc. Nguyên tắc đầu tiên là cha mẹ cần công nhận và tôn trọng quyền được sử dụng Internet của trẻ.
Thứ hai, bố mẹ/ thầy cô cần đồng hành với con càng sớm càng tốt, thậm chí là từ tuổi mẫu giáo. Ở mỗi độ tuổi, bố mẹ cần hiểu tâm sinh lý và có cách thức đồng hành với con phù hợp.
“Một trong những nguyên tắc quan trọng là bố mẹ cần tôn trọng quyền riêng tư, quyền tham gia của trẻ - tức là trẻ có thể không cho bố mẹ biết mật khẩu của mình, có thể thoả thuận với bố mẹ về thời gian mình muốn sử dụng Internet”.
Cuối cùng, cha mẹ/ thầy cô cần hướng dẫn trẻ nên tìm sự trợ giúp từ đâu khi gặp rắc rối hoặc những tình huống đáng nghi trên không gian mạng.
Để làm được điều đó, bà Linh gợi ý cha mẹ có thể đặt những câu hỏi sau đây với con: Hôm nay con học được gì, có gì thú vị trên Internet?; Con cùng chơi/ dạy bố mẹ… được không?; Mình cũng nghĩ cách giải quyết nhé…
Đặc biệt, bà nhấn mạnh: Cha mẹ tuyệt đối không kiểm soát, theo dõi, giám sát con, mà chỉ là người đồng hành, hỗ trợ con. Đó là yếu tố giúp tạo nên cảm giác tin tưởng của trẻ với bố mẹ, từ đó khiến các em tìm đến cha mẹ khi gặp vấn đề trong cuộc sống riêng.
Tại buổi tham vấn, các em cũng được nghe các câu chuyện, được tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trên không gian mạng. 'Mọi giải pháp đều phải lấy trẻ em làm trung tâm'
Đó là khẳng định của đại diện UNICEF tại Việt Nam về vấn đề bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
"> -
Trong điện thoại của tôi vài tháng nay thêm nhiều nhóm chat. Một nhóm tôi được đưa vào của các doanh nghiệp có phân xưởng tại Long An. Câu hỏi thường xuyên đặt ra là làm sao để có giấy xét nghiệm cho công nhân từ TP HCM có thể về Long An làm việc. Bỏ giấy thông hành 'âm tính'Tôi hỏi kỹ hơn, ngoài việc phải khai báo y tế, có giấy chứng nhận công tác, người lao động còn phải xuất trình giấy xét nghiệm 'âm tính' hàng ngày để qua các chốt giữa hai thành phố. Yêu cầu này khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, phải hỗ trợ chi phí cho công nhân làm xét nghiệm, mất rất nhiều thời gian hàng ngày khi họ phải đợi xét nghiệm và qua những chốt chặn.
Nhưng quan trọng nhất là doanh nghiệp mất nguồn lao động, khoảng 50% nhân công của họ từ TP HCM do không làm được xét nghiệm nên không thể đến xưởng. Nhiều doanh nghiệp đành phải nghỉ vì không thể thực hiện các yêu cầu trong đó có xét nghiệm liên tục hai lần mỗi tuần.
Công ty của bạn tôi vừa khai trương tại Long An đầu năm, suốt ba tháng nay không làm gì được vì nhân công đòi nghỉ gần hết. "Hai, ba ngày ngoáy mũi một lần, giờ con sưng lỗ mũi hết rồi, không đi làm được sếp ơi" có người nói. Chị còn sợ các công xưởng tại TP HCM sẽ thu hút hết nhân công, vì nếu họ xin vào khu công nghiệp tại TP HCM thì không phải xét nghiệm hàng tuần để đi Long An.
Quy định mới nhấtđang là, công nhân, công chức, chuyên gia, người đi khám bệnh từ các tỉnh đến TP HCM và ngược lại phải đáp ứng điều kiện: đã tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi thứ nhất đủ 14 ngày hoặc đã khỏi Covid-19; kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV còn hiệu lực trong 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu.
Các doanh nghiệp kể với tôi, người của họ hầu hết đã tiêm ít nhất một mũi vaccine, nhưng cán bộ chấp pháp tại địa phương nhất quyết: "Hoặc anh có giấy hoặc không đi. Giấy này sẽ đảm bảo cho tỉnh tôi không có người nhiễm Covid".
Điều ấy có thực sự đạt được không? Tôi xin nêu ra vài khía cạnh.
Quy định yêu cầu dù đã tiêm vaccine hoặc đã khỏi Covid-19 vẫn cần giấy thông hành xét nghiệm Covid -19 âm tính trong 72 giờ. Ta đều biết rằng, mẫu xét nghiệm nào cũng chỉ có giá trị tại thời điểm lấy mẫu. Việc xét nghiệm âm tính hôm nay chưa chắc ngày mai chúng ta thử lại vẫn âm tính. Ví dụ, hôm nay tôi tiếp xúc với F0, nếu tôi bị nhiễm virus thì khả năng dương tính được xác định vào khoảng từ ngày ba đến bảy ngày sau khi tiếp xúc. Nhưng vấn đề là không thể biết được người đang di chuyển đã tiếp xúc với F0 vào ngày nào. Do đó, khi người di chuyển nộp giấy xét nghiệm cách đó 72 giờ, rõ ràng không loại trừ được khả năng người đó âm tính với Covid-19 vào thời điểm họ đi vào tỉnh, và rõ ràng cũng không xác định được họ vẫn tiếp tục âm tính sau đó.
Ngoài ra, không phải có kết quả xét nghiệm âm tính nghĩa là người đó âm tính. Độ nhạy, độ chuyên của xét nghiệm test nhanh kháng nguyên chỉ trung bình tầm 80%. Vẫn có 20% dương tính giả hoặc âm tính giả, do đó vẫn có những trường hợp âm tính nhưng có thể có dương. Cách lấy mẫu không đúng cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, có thể cho âm tính giả nếu lấy mẫu sai, nhất là trong những trường hợp lấy mẫu cho quá đông người trong một thời gian ngắn như nhiều nơi đang làm.
Lợi điểm của xét nghiệm như vậy chưa rõ ràng, nhưng nguy cơ lại khá nhiều. Ngoài việc gây phiền hà và tốn kém cho người lao động, khả năng lây nhiễm virus do phải lấy mẫu xét nghiệm rất cao.
Bình thường Sars Cov 2 chủ yếu lây qua giọt bắn và tiếp xúc gần, nhưng thao tác lấy mẫu xét nghiệm giúp cho virus có thể phát tán trong không khí, tạo nguy cơ cho những người đến lấy mẫu ngay cả khi đảm bảo khoảng cách hai mét. Nếu một người bị nhiễm trong khu vực lấy mẫu rất có khả năng lây lan cho những người xung quanh nhanh chóng.
Ngoài ra, áp lực phải lấy mẫu quá nhiều trong thời gian ngắn nên nhân viên lấy mẫu không thể tuân thủ đúng việc thay găng, rửa tay giữa mỗi lần lấy mẫu. Theo đúng quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, mỗi nhân viên y tế khi lấy mẫu phải mang găng và sau đó tháo găng, rửa tay trước khi chuyển qua lấy mẫu cho người kế tiếp. Tuy nhiên, đa phần các điểm xét nghiệm đều không thể thực hiện được yêu cầu này. Do đó, nguy cơ lây nhiễm cho người đến lấy mẫu hàng tuần hay mỗi ba ngày rất cao.
Có ý kiến cho rằng người tiêm vaccine rồi vẫn có khả năng nhiễm Covid-19 và lây cho người khác, nên tiêm rồi vẫn cần giấy xác nhận 'âm tính'. Khả năng bảo vệ của vaccine cao nhất chỉ khoảng 80%, nghĩa là có xác suất đã chích ngừa vẫn bị nhiễm. Tuy nhiên, nghiên cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và các nghiên cứu quốc tế khác trên người đã chích ngừa hai mũi cho thấy tải lượng virus của những người này rất thấp, gần như không có khả năng lây nhiễm.
Mỗi giai đoạn dịch phải có một chiến thuật khác nhau, dù chiến thuật nào, cần chọn phương án hiệu quả và ít tốn kém cho dân nhất. Tôi hy vọng chúng ta sẽ tinh gọn chiến lược chống Covid bằng mục tiêu phủ vaccine càng nhanh, càng nhiều càng tốt. Nguồn vaccine đang về dồi dào hơn, nếu quyết liệt, sẽ sớm thôi để Việt Nam đạt được đa số dân được tiêm mũi một vaccine.
Chính quyền cũng làm sao để quản lý tốt người tiêm vaccine, F0 đã khỏi để cấp giấy đủ chứng nhận cho họ. Vì đến nay, vẫn còn rất nhiều người đã tiêm đủ nhưng trên hệ thống không cập nhật, nhiều ca nhiễm Covid đã khỏi nhưng không được xác nhận.
Riêng với giấy thông hành xét nghiệm 'âm tính', như đã phân tích, chỉ làm tăng thêm gánh nặng kinh tế, tăng nguy cơ lây nhiễm cho người có nhu cầu phải đi lại. Theo tôi, đây là lúc cả nước dần sử dụng chứng nhận tiêm vaccine như một giấy thông hành mới.
Lê Thị Anh Thư
Giấy thông hành ‘âm tính’
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn"> -
Danh sách các khu phố thú vị nhất thế giới là bảng xếp hạng thường niên do Time Outbình chọn. Tạp chí đã khảo sát các chuyên gia và biên tập viên sinh sống khắp nơi trên thế giới để tìm hiểu những khu phố đáp ứng tiêu chí trở thành nơi thú vị, đáng ghé thăm. Các tiêu chí thường bao gồm ẩm thực, không gian kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa, hơi thở đường phố, không khí cộng đồng dân cư và bản sắc địa phương. Thảo Điền vào top khu phố thú vị thế giới 2024Phường Thảo Điền tại TP Thủ Đức là nơi tập trung đông đảo cộng đồng người nước ngoài tại TP HCM, lần đầu được gọi tên trong bảng xếp hạng các khu phố thú vị nhất thế giới.