当前位置:首页 > Nhận định > Soi kèo phạt góc Real Madrid vs PSG, 3h00 ngày 10/3 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Xây cao ốc cần đánh giá tác động giao thông
Theo ông Trần Quang Lâm - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM, nhiều năm qua, Sở này không được tham gia góp ý về quy hoạch dự án nhà ở, cao ốc. Bởi lẽ, trong thủ tục hành chính không có yêu cầu lấy ý kiến của sở do sợ kéo dài thời gian và gây ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng của nhà đầu tư.
Do đó, tình trạng xây dựng cao ốc tràn lan trên các tuyến đường chưa được đầu tư mở rộng đúng quy hoạch đã dẫn đến áp lực giao thông gia tăng trên nhiều khu vực đông dân cư.
![]() |
Tình trạng xây dựng cao ốc tràn lan đang gây áp lực lớn hệ thống giao thông |
Tuy nhiên, thời gian gần đây, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã chuyển cho Sở góp ý kiến về các dự án xây dựng cao ốc khu dân cư. Theo đó, Sở đã yêu cầu chủ đầu tư thuê tư vấn đánh giá tác động về giao thông và sau đó cùng Nhà nước mở rộng đường... giải quyết giao thông.
Không chỉ vậy, theo UBND TP.HCM, sắp tới các công trình xây dựng cao ốc, chung cư sẽ được xem xét đánh giá tác động về hạ tầng giao thông trước khi cấp phép xây dựng.
Cụ thể, việc xem xét cấp phép xây dựng chung cư ngoài việc bắt buộc đáp ứng các vấn đề quy hoạch, chỉ tiêu kiến trúc như mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao, đánh giá tác động môi trường… thì sắp tới sẽ được xem xét đánh giá tác động về giao thông. Các dự án phải đáp ứng được tất cả các tiêu chí mới được chấp thuận chủ trương đầu tư, giao đất và cấp phép xây dựng.
Việc đánh giá tác động giao thông sẽ được Sở Giao thông vận tải TP.HCM thực hiện. Sở này sẽ thuê đơn vị tư vấn đề xuất quy trình xem xét quy mô, phạm vi dự án, tác động về giao thông. Từ đó, chủ đầu tư sẽ phân kỳ thực hiện dự án sao cho phù hợp với hạ tầng giao thông.
TS Võ Kim Cương - Nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM lo ngại việc này sẽ tạo ra thêm giấy phép con, mà chủ đầu tư sẽ phải gánh chịu. Bởi lẽ, hiện nay, doanh nghiệp muốn được cấp phép xây dự án sẽ phải trải qua nhiều thủ tục nhiêu khê. Chỉ một giấy phép xây dựng nhưng phải qua nhiều cơ quan, từ Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch – Kiến trúc rồi lại sang Sở Giao thông vận tải. Điều này sẽ nảy sinh ra nhiều tiêu cực, phiền hà hơn cho doanh nghiệp.
Cần sớm có luật đánh giá về tác động giao thông
Theo ông Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, đề xuất này của thành phố là tốt, thế nhưng khi đi vào thực tế thì cần áp dụng một cửa - một dấu. Có nghĩa là doanh nghiệp xin cấp quy hoạch thì UBND quận huyện, thị xã phải có trách nhiệm tổ chức mời các Sở như Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Tài nguyên – Môi trường và Sở Giao thông vận tải về họp xét duyệt.
Nếu hồ sơ nào đáp ứng được yêu cầu của các Sở, có đánh giá tác động giao thông, hạ tầng xã hội thì đồng ý quận ký và cấp giấy phép luôn. Còn nếu hồ sơ nào không đủ yêu cầu thì trả lại để doanh nghiệp bổ sung hoặc từ chối cấp phép, như vậy sẽ giảm thời gian đi lại và tiền bạc cho doanh nghiệp.
“Chỉ trong lĩnh vực xây dựng; để duyệt 1/500 dự án nhà ở thì doanh nghiệp phải qua các giấy tờ qua lại từ quận, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, có khi đến cả UBND thành phố, trong khi việc này chỉ cần một buổi họp có ý kiến các Sở thay vì cần các văn bản qua lại mất đến cả năm trời”, ông Đực nói thêm.
TS Võ Kim Cương lại cho rằng giải pháp căn cơ hiện nay là thành phố phải tập trung vốn, đất đai phát triển hạ tầng giao thông mới giải quyết được vấn đề kẹt xe. Đối với đô thị đặc biệt và đông dân như TP.HCM thì cấp thẩm quyền cần ưu tiên vốn phát triển giao thông để tạo động lực, năng lực mới cho thành phố.
Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước cần sớm nghiên cứu, ban hành, thể chế hóa quy định đối với các dự án nhà cao tầng phải có đánh giá sức chịu tải của hạ tầng giao thông. Khi xem xét phê duyệt quy hoạch phân vùng chi tiết, phải yêu cầu chủ đầu tư nêu rõ được tác động của dự án đối với hạ tầng. Trong lập quy hoạch phải đảm bảo chất lượng, phải dự báo được tốc độ đô thị hóa, áp dụng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phải đúng quy định.
PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp - Nguyên Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM lại nhận định, cần phải sửa luật về đánh giá tác động giao thông, môi trường theo hướng Nhà nước tự bỏ tiền ra, thay vì doanh nghiệp chạy đi xin giấy, sau đó nộp lại cho cơ quan Nhà nước để xét duyệt.
Ông Hiệp cho rằng đây là trách nhiệm của nhà nước đối với người dân. Cơ quan Nhà nước cần thuê đơn vị tư vấn độc lập đánh giá tác động môi trường, dựa vào kết quả đó để cơ quan thẩm quyền kết luận có hay không cấp phép cho công trình. Chi phí thuê đơn vị đánh giá do nhà nước chi trả, nếu không có tiền thì tính lại cho chủ đầu tư.
Vì vậy, khi cơ quan nhà nước đã cấp phép cho một công trình đã đánh giá tác động đầy đủ, nếu vẫn xảy ra kẹt xe thì người cấp phép đó phải chịu trách nhiệm.
Diệu Thủy
Đầu tư lớn hệ thống UMRT để chạy nhanh chở nhiều: chưa chắc giảm tắc nghẽn giao thông nhanh. Khuyến khích giao thông phi cơ giới: chậm nhưng thông suốt, thông suốt sẽ nhanh hơn.
" alt="Vô tư nhồi nhét cao ốc gây tắc đường vì thiếu luật"/>Nhu cầu 2,3 tỉ m3, trữ lượng còn 2 tỉ m3
Thời gian vừa qua, trên địa bàn nhiều khu vực, nguồn cung khan hiếm, giá cát xây dựng tăng cao, mỗi nơi một giá. Theo báo cáo Bộ Xây dựng, từ tháng 4/2017, giá cát xây dựng có hiện tượng tăng đột biến với biên độ từ 50/200% so với tháng 3-2017.
Như ở TP. Hồ Chí Minh, ghi nhận tại một số cửa hàng vật liệu xây dựng giá cát vàng dùng trong xây dựng đã tăng lên gấp đôi kể từ đầu năm 2017 đến xấp xỉ 500.000 đồng/m3.
![]() |
Nhu cầu từ năm 2016 đến năm 2020 cần 2,1 đến 2,3 tỉ m3 cát. Trong khi đó, trữ lượng dự báo hiện nay chỉ hơn 2 tỉ m3 (Ảnh minh họa). |
Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, theo số liệu báo cáo về lĩnh vực cát xây dựng hiện nay 49/63 tỉnh TP đến hết năm 2016, tổng trữ lượng cát sỏi đã cấp phép khai thác là 691.516 triệu m3.
Cũng theo ông Bắc, số liệu điều tra cho thấy, đến năm 2020 là nhu cầu về cát xây dựng (cát san lấp, cát đổ bê tông, cát xê tô) trữ lượng cát năm 2015 khoảng 50-60 triệu m3 mỗi năm. Đến năm 2020 khoảng 130 triệu m3/năm. Nhu cầu từ năm 2016 đến năm 2020 cần 2,1 đến 2,3 tỉ m3 cát. Trong khi đó, trữ lượng dự báo hiện nay chỉ hơn 2 tỉ m3.
Từ số liệu điều tra tính toán trên, đại diện Bộ Xây dựng nêu nhận định: “Với mức độ sử dụng như hiện tại thì đến năm 2020 hết không còn cát phục vụ công trình xây dựng. Số liệu thống kê Vụ vật liệu xây dựng tổng hợp”.
Lý giải về hiện tượng giá cát “nhảy múa” trong thời gian qua, theo Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng xuất phát từ giai đoạn vừa qua việc khai thác cát không đúng quy định xảy ra ở nhiều địa phương. Chính phủ đã tăng cường siết chặt công tác quản lý trong hoạt động khai thác cát, sản lượng khai thác hạn chế và nhiều địa phương không có nguồn cát cung cấp cho xây dựng dẫn đến giá cát tăng lên.
Cùng với đó, trong vài năm gần đây lượng cát bồi ở một số dòng sông đã bị hạn chế do các đập thủy điện, các đập trong ngành công nghiệp xây dựng lên làm cho cát bồi tại các tuyến sông hạn chế dẫn đến trữ lượng khai thác cát ở các dòng sông giảm đi.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cũng thẳng thắn nhìn nhận, thời gian qua có hiện tượng cát tăng gấp đôi, gấp 3 chủ yếu tại thị trường TP Hồ Chí Minh lý do nguồn cung hạn chế và nhấn mạnh về tình trạng đầu cơ cát.
“Chúng ta kiểm soát việc khai thác cát ở cát cửa sông, cửa biển để tránh tình trạng sụt lún nên nguồn cát hạn chế. Nhưng chủ yếu là tình trạng đầu cơ. Đây là tình trạng diễn ra rất nhiều nhân đà một số cơ sở gom cát, một số địa phương hạn chế việc lưu thông dẫn đến giá tăng đột biến” – Thứ trưởng nói.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương lại có chủ trương không bán cát ra ngoài tỉnh là trái với quy định. “Lưu thông hàng hóa để kích thích thị trường là chuyện bình thường. Bộ Xây dựng đã có ý kiến chỉ đạo nghiêm cấm việc tích trữ cát. Có hàng là phải bán, phải lưu thông”- ông Hùng nói.
Sử dụng vật liệu thay thế
Trước thực trạng trên, theo ông Bắc, ngày 9/6/2017, Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng về tình trạng thiếu hút cát và giải pháp khắc phục.
“Nguồn để sử dụng cát xây dựng thì không tăng trước đây chúng ta sử dụng cát vào việc san lấp nhiều. Cát san lấp chiếm 70-80% sản lượng cát, trước đây cũng có quy chuẩn về cát san lấp Bộ đã tham mưu với Thủ tướng hạn chế sử dụng cát vào san lấp.
Bộ đã xây dựng và trình thủ tướng Chính phủ ban hành đề án sử dụng tro sỉ thạch cao của các nhà máy vật liệu hóa chất đề làm nguyên liệu làm vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp giảm ô nhiễm môi trường. việc này phải kèm theo quy chuẩn, tiêu chuẩn vật liệu san lấp. Về việc này đã giao cho viện khoa học và công nghệ đang xây dựng tiêu chuẩn. Cuối năm 2017 sẽ ban hành quy chuẩn này” – ông Bắc cho biết.
Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng cũng nhấn mạnh cần tăng cường sử dụng các vật liệu khác tại địa phương thay cho cát sông. Tiến tới không dùng cát sông làm vật liệu san lấp.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết Bộ Xây dựng cũng đề nghị các địa phương tăng cường sử dụng các vật liệu khác như đất, phế thải công nghiệp làm vật liệu san lấp, thay thế cát sông. Cũng theo Thứ trưởng, nghiên cứu sử dụng cát xay từ đá dùng cho đổ bê tông như nhiều nước đang thực hiện. Thời gian tới Bộ sẽ hoàn chỉnh các tiêu chuẩn, đơn giá để thực hiện các giải pháp về vật liệu thay thế.
Cấm bán cát ra ngoài là không đúng “Theo như phản ánh của báo chí một số địa phương các tỉnh có chủ trương không cho vận chuyển cát ra ngoài. Tháng 3-2017 Thủ tướng đã có chỉ thị yêu cầu UBND cấp tỉnh bãi bỏ quy định cấm và tạm cấm vận chuyển khoáng sản ra khỏi địa phương. Do vậy, với những địa phương nào có quy định không vận chuyển cát ra khỏi khu vực của tỉnh là không đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng” – ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng). |
Hồng Khanh
![]() Bộ Xây dựng nói gì về việc bổ nhiệm lái xe làm viện phó?Bộ Xây dựng trả lời kết quả khiếu nại tố cáo 2 trường hợp bổ nhiệm tại bộ là lái xe trở thành Phó Viện trưởng, thủ thư trở thành Giám đốc trung tâm triển lãm. " alt="Đến năm 2020 dự báo không còn cát để xây dựng"/>Đến năm 2020 dự báo không còn cát để xây dựng ![]() Ngày 6/7, các đại biểu tham dự kỳ họp lần thứ 5 HĐND TP.HCM khóa IX đã thông qua nghị quyết về nguồn vốn đầu tư công trung hạn của TP.HCM giai đoạn 2016-2020. Theo đó, HĐND TP đã quyết nghị thông qua nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của TP là 171.895,758 tỷ đồng, dành cho các công trình hạ tầng cấp bách.
Trong tổng nguồn vốn đầu tư công trung hạn nói trên, nguồn vốn ngân sách trung ương khoảng 21.895 tỷ đồng (chưa bao gồm 10% dự phòng), vốn ngân sách thành phố là 150.000 tỷ đồng (bao gồm vốn bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn 135.000 tỷ đồng và dự phòng 10% là 15.000 tỷ đồng). Đối với nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, HĐND TP giao UBND TP tiến hành lập kế hoạch đầu tư công hàng năm của TP trình HĐND TP theo quy định. Đồng thời, kiên trì theo dõi, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan Trung ương quan tâm xem xét bố trí đủ vốn đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Trung ương. Mặt khác, UBND TP chỉ đạo các sở ngành, quận huyện và chủ đầu tư rà soát, xác định các dự án trọng tâm, trọng điểm, sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện theo tiến độ. Song song đó, rà soát phương án chuyển đổi các dự án sang các hình thức đầu tư không sử dụng vốn ngân sách (PPP, kích cầu) để huy động thêm nguồn lực đầu tư trong xã hội. Ngoài ra, UBND TP có nhiệm vụ rà soát tiến độ đầu tư, tiến độ giải ngân vốn kế hoạch của các dự án, tăng cường kiểm tra tính kỷ luật ngân sách trong lĩnh vực chi đầu tư công để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tráng lãng phí. Theo phương án phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020, TP.HCM cũng sẽ dành một nguồn vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA là 11.204 tỷ đồng và vốn đầu tư của nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức PPP là 9.265 tỷ đồng… Đặc biệt, TP.HCM xem hình thức hợp tác đối tác công tư (PPP) là phương thức cơ bản để huy động nguồn vốn xã hội đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng. Việc huy động vốn sẽ tập trung cho các công trình, dự án trọng điểm giải quyết các vấn đề bức xúc liên quan đến giảm ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường, chỉnh trang đô thị ven kênh rạch… Cuối năm 2017, TP.HCM phấn đấu sẽ triển khai các dự án đầu tư thuộc Vành đai 2, Vành đai 3 để đưa vào sử dụng toàn tuyến Vành đai 2 và một phần Vành đai 3 trước năm 2020. Ngoài ra, TP sẽ hoàn thành kế hoạch thi tuyển quốc tế phương án thiết kế quy hoạch tỷ lệ 1/5.000 huyện Cần Giờ; triển khai thiết kế đô thị tuyến quốc lộ 1A, trục cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, tuyến kênh Tân Hóa – Lò Gốm và tuyến metro số 2; chỉnh trang đô thị dọc hai bên kênh rạch kết hợp với dự án cải thiện môi trường nước khu vực; cải tạo, xây dựng chung cư mới thay thế chung cũ được xây dựng trước năm 1975… Diệu Thủy
Phanh ABS là một trong những tính năng an toàn không thể thiếu trên các mẫu xe phân khối lớn hay xe tay ga cao cấp. Trang bị này dần có mặt ở các mẫu xe 125 cc như một "vũ khí" nhằm tăng sức cạnh tranh. Dưới đây là những mẫu xe ga 125 cc tiêu biểu có sở hữu phanh ABS, trải dài từ xe phổ thông đến xe cao cấp. Tổng chi phí lăn bánh trong bài viết được tính theo mức đăng ký tại TP.HCM và Hà Nội. Giá bán được tính theo mức giá niêm yết của nhà sản xuất. Các xe trong bài được phân phối chính hãng tại Việt Nam. 40 triệu đồng: Yamaha FreeGo S Rẻ nhất trong số các mẫu xe ga 125 cc có phanh ABS là FreeGo S của Yamaha. Giữa năm 2019, Yamaha ra mắt mẫu tay ga hoàn toàn mới FreeGo tại Việt Nam. Đáng chú ý là phiên bản FreeGo S được trang bị phanh ABS với mức giá niêm yết 38,9 triệu đồng, trở thành mẫu xe được trang bị phanh ABS có giá thấp nhất thị trường. Đây cũng là mẫu tay ga duy nhất của phanh ABS ở tầm giá 40 triệu đồng.
FreeGo S có dàn trang bị khá ấn tượng như đèn LED, đồng hồ kỹ thuật số, khóa thông minh, cổng sạc, hệ thống tắt động cơ tạm thời khi dừng. Tuy nhiên, lợi thế về trang bị và giá bán cũng chưa thể giúp FreeGo S đến gần với người tiêu dùng Việt. Một phần đến từ thiết kế của mẫu xe này nhìn chung chưa hợp thị hiếu người tiêu dùng Việt. Bên cạnh đó, nhóm khách hàng mua xe tay ga phổ thông đa số không quá coi trọng phanh ABS. FreeGo S được trang bị động cơ Blue Core dung tích 125 cc, sản sinh công suất 9,5 mã lực. Động cơ có gia tốc khá tốt kết hợp với cân nặng vừa phải (102 kg) giúp FreeGo S phù hợp để di chuyển trong phố. Trên thực tế, FreeGo không phải mẫu xe nổi bật trên thị trường. Chỉ tới khi giảm giá mạnh, mẫu xe này mới được quan tâm nhiều hơn. Hiện tại, mẫu xe này đang được giảm giá khoảng 7 triệu đồng nên mức giá lăn bánh thực tế sẽ thấp hơn giá trong bài.
50 triệu đồng: Yamaha Grande Hybrid Nếu FreeGo S dành cho nam thì ở phân khúc xe nữ, Grande Hybrid là mẫu xe được Yamaha trang bị phanh ABS. Grande có kiểu dáng mềm mại, thanh lịch, đi kèm đèn LED, khóa thông minh... So với các mẫu xe trong tầm giá, Yamaha Grande tạo được ấn tượng nhờ có thêm công nghệ trợ lực điện hybrid.
Grande sử dụng động cơ Blue Core dung tích 125 cc, cho ra công suất 8,1 mã lực và mô-men xoắn 10,4 Nm. Thực tế trải nghiệm, động cơ của Grande Hybrid khá êm ái nhưng vẫn đảm bảo sức mạnh khi cần tăng tốc. Yamaha Grande Hybrid đang được phân phối với 3 phiên bản nhưng chỉ 2 phiên bản có phanh ABS là Đặc biệt và Giới hạn, có giá 49,5-50 triệu đồng. Grande Hybrid cũng đang được ưu đãi khoảng 2 triệu đồng. Do đó, mức giá lăn bánh thực tế của Grande Hybrid thấp hơn.
60 triệu đồng: Honda SH Mode Nhóm giá 60 triệu đồng có 2 đại diện là Honda SH Mode và Piaggio Liberty 125. Liberty 125 có giá thấp hơn SH Mode nhưng mẫu xe của Honda được người dùng Việt ưa chuộng hơn.
SH Mode được ưa chuộng nhờ là phiên bản "thu nhỏ" của Honda SH. Thừa hưởng kiểu dáng cao ráo từ đàn anh nhưng kích thước của SH Mode không quá to, phù hợp với đa số phụ nữ Việt có vóc dáng nhỏ. Yên xe của SH Mode còn thấp hơn Grande (765 mm so với 790 mm). Ở thế hệ mới, SH Mode có gần như đầy đủ trang bị của mẫu tay ga hiện đại như đèn LED, khóa thông minh, phanh ABS, chỉ thiếu đồng hồ kỹ thuật số hoàn toàn như SH, Air Blade. SH Mode được phân phối với 3 phiên bản nhưng chỉ 2 bản có phanh ABS, có giá đề xuất 57,9-59 triệu đồng. Thực tế, mẫu xe này bị đội giá hơn 10 triệu đồng khi về đại lý, nên giá lăn bánh thực tế của SH Mode sẽ cao hơn.
80 triệu đồng: Honda SH 125i ABS Honda SH 125i là một trong những mẫu xe 125 cc có phanh ABS cho cả 2 bánh đầu tiên ở Việt Nam. Ở đời 2020, mẫu tay ga cao cấp nhận được nhiều thay đổi về thiết kế cũng như nâng cấp sức mạnh động cơ và trang bị.
Phiên bản SH 125i được trang bị động cơ 124,8 cc, sản sinh công suất 12,8 mã lực tại 8.250 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 12 Nm tại 6.500 vòng/phút. Xe được bổ sung hệ thống kiểm soát lực kéo HSTC, hạn chế tình trạng trượt bánh. Là dòng tay ga cao cấp, SH 125i sở hữu đồng hồ kỹ thuật số, đèn LED, khóa thông minh, cổng sạc điện thoại. Hiện tại, SH 125i ABS có giá đề xuất là 78,9 triệu đồng nhưng sẽ bị đội lên khoảng 5-10 triệu đồng sau khi về đại lý.
90 triệu đồng: Vespa GTS Super 125 Có giá 94 triệu, Vespa GTS Super 125 gần như lại đại diện duy nhất ở tầm giá 90 triệu đồng. Mức giá của GTS Super 125 ngang ngửa với giá niêm yết của Honda SH 150i ABS dù thực tế mẫu xe của Honda bị đội giá 15-20 triệu đồng.
Vespa GTS Super 125 vẫn giữ kiểu dáng đặc trưng của dòng GTS với vẻ ngoài đồ sộ, nam tính. Đây lại là một trong những điều khiến mẫu xe này chưa gần gũi với người Việt khi chiếc xe khá to lớn nhưng chỉ mang động cơ 125 cc. Về trang bị, GTS Super 125 thừa hưởng khá đầy đủ từ các mẫu xe đàn anh như phanh ABS 2 kênh, đèn LED, sạc USB... Xe sử dụng động cơ i-Get 125 cc, cho ra công suất 12 mã lực. Mức giá cao cũng là rào cản của GTS Super 125. Tuy nhiên, những điểm này sẽ không là vấn đề đối với người yêu thích nét thời trang của Vespa.
400 triệu đồng: Vespa 946 Nếu các mẫu xe kể trên đều có giá lăn bánh dưới 100 triệu đồng thì mẫu xe sau đây có giá đắt hơn rất nhiều. Đó là Vespa 946 - mẫu xe dưới 175 cc có giá đắt nhất Việt Nam hiện nay. Vespa 946 được phân phối tại Việt Nam với khá nhiều phiên bản, đắt nhất là 405 triệu đồng - cao hơn nhiều mẫu tay ga phân khối lớn như Honda SH 300i, SH 350i, BMW C 400...
Điểm nhấn của Vespa 946 là kiểu dáng độc đáo mang tính nghệ thuật cao, thiết kế kết hợp giữa cổ điển và tương lai. Là mẫu xe cao cấp nhất Vespa, sự sang trọng và cao cấp của Vesp 946 được thể hiện ngay ở những chi tiết chế tạo thủ công, từ đường chỉ may cho đến chất liệu da bọc tay nắm. Nhiều chi tiết trên xe được mạ chrome. Vespa 946 sử dụng động cơ 125 cc, cho công suất 11,7 mã lực và mô-men xoắn 10,3 Nm. Các trang bị tiêu chuẩn trên Vespa 946 gồm đèn pha LED, bảng đồng hồ kỹ thuật số, phanh ABS và kiểm soát lực kéo ASR. Với mức giá đắt đỏ, Vespa 946 chủ yếu phục vụ mục đích sưu tầm. Theo Zingnews ![]() Xe tay ga Honda Dio 2021 ra mắt tại Philippines, giá tương đương 24 triệu đồngChiếc xe tay ga Honda Dio 2021 vừa ra mắt tại Philippines hướng đến khách hàng trẻ mới đi làm với giá bán chỉ 24 triệu đồng. " alt="Xe ga 125 cc có phanh ABS: Từ 40 đến 400 triệu đồng"/>国际新闻
全网热点 |