Tỷ lệ bóng đá La Liga hôm nay 24/8: Real Madrid vs Valladolid

Bóng đá 2025-02-08 03:03:07 2
ỷlệbóngđáLaLigahôcup fa   Hoàng Ngọc - 24/08/2019 10:20  Tây Ban Nha
本文地址:http://game.tour-time.com/html/857e398448.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Sreenidi Deccan vs Real Kashmir, 20h30 ngày 6/2: Cửa trên ‘tạch’

7a87b40d bebc 417b 9aa1 baaa805bde8c 3c46d64f.jpeg
Trung Quốc đã đạt được một số tiến bộ trong sản xuất chip nội địa.

Việc nhập khẩu IC và thiết bị bán dẫn giảm, phản ánh những trở ngại vĩ mô tại nền kinh tế số hai thế giới, đặc biệt là thị trường smartphone và laptop suy yếu. Ngoài ra, nỗ lực thúc đẩy sản xuất bán dẫn trong nước, cũng góp phần làm giảm số lượng chip nhập khẩu.

Do các biện pháp kiểm soát xuất khẩu cứng rắn của Washington, các doanh nghiệp đại lục không thể trực tiếp mua chip tiên tiến, chẳng hạn như bộ xử lý đồ họa H100 và A100 do Nvidia thiết kế. Song, nước này cũng đã đạt được một số tiến bộ trong việc sản xuất bán dẫn nội địa, trong đó có những vi xử lý được sử dụng trong ô tô và thiết bị gia dụng.

Công ty nghiên cứu vi mạch TrendForce, trụ sở tại Đài Loan cho biết, Trung Quốc hiện có 44 nhà máy sản xuất tấm bán dẫn đang hoạt động và 22 nhà máy khác đang được xây dựng. Đến cuối năm 2024, năng lực sản xuất chip hoàn thiện – được xác định là công nghệ 28 nanomet trở lên – sẽ được mở rộng tại 32 nhà máy.

Theo đó, việc Trung Quốc mở rộng quy mô sản xuất chip trưởng thành là một dấu hiệu đáng lo ngại với Mỹ và EU. Dự báo, nước này có thể chiếm 39% thị phần toàn cầu vào năm 2027, tăng từ 31% của năm 2023 và có cơ hội tăng trưởng hơn nữa nếu việc mua sắm thiết bị diễn ra suôn sẻ.

(Theo SCMP)

Dập tắt tin đồn về đột phá công nghệ bán dẫn của Trung QuốcPhân tích của công ty nghiên cứu TechInsight cho thấy, con chip 5nm trên laptop mới nhất của Huawei Technologies, không phải là sản phẩm sản xuất trong nước, mà có nguồn gốc từ hãng bán dẫn Đài Loan - TSMC.">

Trung Quốc: Nhập khẩu chip vượt dầu thô trong năm 2023

">

Thời trang xuân hè được teengirl 'theo đuổi'

Nhận định, soi kèo Chonburi vs Port FC, 18h00 ngày 5/2: Khó có bất ngờ

rob3fvvmtvozpknye7lqdnjyn4.jpg
OpenAI tìm cách khai thác sự thành công của ChatGPT bằng cửa hàng ứng dụng riêng.

Đây là nỗ lực của OpenAI nhằm tiếp nối sự đón nhận của người tiêu dùng đối với chatbot AI tạo sinh có khả năng viết văn xuôi và thậm chí làm thơ giống con người. ChatGPT sau khi ra mắt vào năm ngoái, đã nhanh chóng trở thành một trong những ứng dụng phát triển nhanh nhất từ trước đến nay, song mức tăng trưởng đã giảm sút trong những tháng gần đây.

OpenAI cho biết, ban đầu GPT Store sẽ được triển khai cho những người dùng đang sử dụng gói ChatGPT trả phí. Trong vài tháng tới, công ty dự định bổ sung cách thức để người sáng tạo GPT kiếm tiền từ AI được cá nhân hóa của họ.

Trước đó, vào tháng 11 năm ngoái, tại sự kiện Hội nghị nhà phát triển lần đầu tiên, startup được Microsoft hậu thuẫn đã giới thiệu về cửa hàng ứng dụng và dự kiến ra mắt ngay cuối tháng đó.

Tuy nhiên, đến tháng 12, OpenAI thông báo tạm hoãn việc phát hành GPT Store với lý do được tiết lộ trong một bản ghi chép nội bộ rằng họ cần “tiếp tục cải tiến” sản phẩm dựa trên phản hồi của khách hàng.

Sự chậm trễ cũng xảy ra trong bối cảnh hội đồng quản trị công ty bất ngờ sa thải giám đốc điều hành, đồng sáng lập viên Sam Altman và nhanh chóng phục hồi chức vụ cho nhân vật này sau khi các nhân viên đe doạ nghỉ việc.

Cùng với GPT Store, OpenAI cũng ra mắt ChatGPT Team, phiên bản trả phí dành cho doanh nghiệp, cho phép các nhân viên có thể sử dụng ChatGPT tại nơi làm việc. Theo đó, ứng dụng này tách biệt với dữ liệu công ty, bởi vậy mọi thông tin nhập vào chatbot vẫn được bảo mật. ChatGPT Team có giá từ 25 USD đến 30 USD/người/tháng.

(Theo Reuters)

Người Việt tìm kiếm ‘concert’, ‘tìm việc làm’, ‘chatgpt’ nhiều nhất năm 2023‘Concert’, ‘tìm việc làm’, ‘chatgpt’ là ba cụm từ nổi bật được người dùng Việt tìm kiếm nhiều nhất trên Cốc Cốc năm 2023.">

OpenAI chính thức ra mắt cửa hàng ứng dụng GPT cá nhân hoá

- "Những chuyến đi như thế này không chỉ cho mình cơ hội khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên, vui chơi thư giãn. Mình còn học được cách sống vì cộng đồng, sẻ chia với những người kém may mắn mới thấy trân trọng những gì mình đang có" - Trang chia sẻ.

Trả tiền để làm tình nguyện

Khởi hành từ Hà Nội lúc 2 giờ sáng, vượt qua 350km đường đèo, Huyền Trang (ĐH Thương mại Hà Nội) đã đến được với mảnh đất Diên Lãm (huyện miền núi Quỳ Châu, Nghệ An) để khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ và chơi đùa với các bé dân tộc nơi đây. 

Chuyến đi đến Nghệ An của Trang nằm trong chương trình "Đến với các bé dân tộc trường mẫu giáo và tiểu học Diên Lãm, xã Diên Lãm, huyện miền núi Quỳ Châu, Nghệ An" của nhóm Chia sẻ tình thương hoạt động trên diễn đàn cùng tên. Mỗi người tham gia chuyến đi đóng góp 300.000 đồng chi phí đi lại và ăn uống. Ngoài cơ hội khám phá mảnh đất Diên Lãm và ngắm cảnh núi non hùng vĩ trên đường đi, Trang còn tham gia hoạt động trao quà và giao lưu với các em nhỏ.

Trang chia sẻ: "Chuyến đi Nghệ An trùng với dịp lớp mình tổ chức đi chơi Tam Đảo. Chi phí cho hai chuyến đi như nhau nhưng mình đã chọn Nghệ An vì chuyến đi có hoạt động trao quà và giao lưu với các em nhỏ. Mình nghĩ đi du lịch mà được tham gia các hoạt động có ích cho cộng đồng thì còn gì ý nghĩa bằng".

Hình thức đi du lịch kết hợp làm tình nguyện với tên gọi là "du lịch tình nguyện" đang ngày càng được giới trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên yêu thích. Nhiều người trẻ khi đi du lịch đã bắt đầu cân nhắc, lựa chọn những tour có kết hợp hoạt động tình nguyện để những ngày nghỉ có ý nghĩa hơn.

Chọn du lịch tình nguyện, các bạn trẻ phải tự bỏ tiền túi để trả các khoản chi phí như tiền vé xe, tiền thuê nhà và ăn uống, giống như đi du lịch bình thường. Nhưng thay vì chỉ ngắm cảnh, mua sắm và hưởng thụ, các bạn trẻ tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội như dọn vệ sinh môi trường, chăm sóc người già, dạy học cho trẻ em nghèo,...

Đoàn Văn Thịnh (Khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Ngoại thương Hà Nội) đã tổ chức thành công nhiều tour du lịch tình nguyện cho các bạn sinh viên trong và ngoài trường. Thịnh chia sẻ: "Mình là sinh viên nên mình hiểu sinh viên rất thích đi du lịch. Sinh viên cũng là người hoạt động tình nguyện sôi nổi nhất. Vì thế mình đã nghĩ ra cách kết hợp du lịch với hoạt động tình nguyện. Vừa thoả mãn được nhu cầu du lịch của các bạn vừa đóng góp giá trị cho cộng đồng".

Sống không chỉ là hưởng thụ

Lợi ích của du lịch tình nguyện đối với cộng đồng khá thiết thực. Các hoạt động tình nguyện có thể thúc đẩy thực hiện các mục tiêu như xoá đói giảm nghèo, nâng cao sức khỏe, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên,..."Mình thấy các khu du lịch thường xuyên vứt rác bừa bãi, nhiều địa điểm du lịch bị ô nhiễm nên mình đã nghĩ ra ý tưởng thực hiện tour du lịch dọn rác ở Hạ Long. Việc làm của chúng mình rất nhỏ, một nhóm người không thể dọn sạch banh bãi biển Hạ Long được nhưng người nước ngoài, cộng đồng du khách nhìn vào sẽ thấy một cái gì đó khác đi, dần dần ý thức sẽ thay đổi", Thịnh chia sẻ về tour du lịch của mình.

Với suy nghĩ "Ở đâu cũng có hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ, ở đâu cũng có việc khó để sinh viên làm", các tour du lịch của Thịnh đều kết hợp với hoạt động xã hội như dọn rác bảo vệ môi trường, quyên góp sách vở cho trẻ em nghèo. Thịnh tâm niệm "làm gì cũng phải nghĩ đến lợi ích của cộng đồng, phải đem lại lợi ích cho cộng đồng thì mình mới làm. Sống không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết sẻ chia".

Còn chuyến đi Nghệ An của Trang, mục đích chính của nhóm Chia sẻ tình thương là làm tình nguyện, trao quà và giao lưu với các em nhỏ. Nhưng nhìn từ góc độ của Trang, đó là một cách đi du lịch đem lại lợi ích cho cộng đồng. Trang bộc bạch: "Đi và về trong ngày khá mệt nhưng rất vui. Những chuyến đi như thế này không chỉ cho mình cơ hội khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên, vui chơi thư giãn. Mình còn học được cách sống vì cộng đồng, sẻ chia với những người kém may mắn mới thấy trân trọng những gì mình đang có".

Nhiều người trẻ sau khi trải qua các chuyến du lịch tình nguyện mong muốn sẽ được tham gia thường xuyên và lâu dài. Có người trở về càng tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện ở trường, lớp. Hơn thế nữa, các bạn trẻ còn nhận ra cuộc sống của mình ý nghĩa hơn rất nhiều khi góp sức vào công tác xã hội.
Nụ cười tươi của một em nhỏ xóm Thơm, xã Hương Sơn, Huyện Phú Bình, Thái Nguyên khi nhận được quà từ một đoàn du lịch tình nguyện của sinh viên (Ảnh La Hoàn)
">

Kỳ lạ những bạn trẻ thích trả tiền để làm tình nguyện

 - Đây là một trong 3 vấn đề được nhóm nghiên cứu khoa học của ĐHQG Hà Nội nêu ra tại hội thảo khoa học “5 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Thành tựu và Thách thức” diễn ra sáng 18/9.

Đại diện nhóm nghiên cứu, PGS Nguyễn Quý Thanh (Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) nhìn nhận, sau 4 năm tổ chức, kỳ thi THPT quốc gia bám sát yêu cầu Nghị quyết 29 "đã cho thấy những chuyển biến tích cực".

{keywords}

PGS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội (Ảnh: VNU)

Vẫn còn gian lận

PGS Thanh nhận định việc tổ chức một kỳ thi tại các cụm địa phương đã tạo nên sự đồng thuận xã hội vì đáp ứng yêu cầu gọn nhẹ, tiết kiệm, giảm áp lực cho thí sinh, gia đình.

Thêm vào đó, việc các thí sinh thi trắc nghiệm với tất cả các môn ngoại trừ môn Ngữ văn đã giảm bớt hiện tượng quay cóp, chép bài nhau. Học sinh không thể học lệch, học tủ mà phải nắm được kiến thức tổng quát mới đạt kết quả cao. Nhờ đó đã không còn hiện tượng lò thi hay “phao thi”.

Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực ấy vẫn có những bất cập.

Cụ thể, vẫn còn một số tiêu cực gian lận trong quá trình triển khai công tác chấm thi ở một số địa phương.

Kết quả thi chưa đảm bảo tính ổn định. Ví dụ, có những năm tỉ lệ điểm 10 cao đột biến đã gây ra băn khoăn trong dư luận xã hội về tính trung thực, khách quan của kết quả thi.

Tuy nhiên, GS Thanh cho rằng, vẫn cần thiết tiếp tục duy trì mô hình thi THPT quốc gia như hiện nay để đảm bảo tính ổn định, phát huy những điểm tích cực.

“Muốn phát huy được điều đó, trước nhất cần phải bổ sung, nâng cao chất lượng ngân hàng câu hỏi, câu hỏi tích cực đồng thời hoàn thiện kỹ thuật trong công tác tổ chức thi.

Ngoài ra cần phát huy triệt để tính ưu việt của bài thi chuẩn hóa, trong đó cần bảo mật tối đa cho câu hỏi đã được chuẩn hóa, sử dụng điểm thi năng lực để dư luận không còn phải băn khoăn về kết quả thi vì độ khó của kỳ thi qua các năm là khác nhau” – GS Thanh chia sẻ.

Đề xuất tổ chức ma trận chấm thi để chống tiêu cực

Còn PGS.TS Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam) lập luận rằng: Thi THPT không phải là kỳ thi tuyển chọn mà là kỳ thi nhằm đánh giá học sinh đủ năng lực để hoàn thành khối THPT. Vì vậy, có thể có nhiều học sinh đạt điểm cao, nhưng cũng có thể là không cao. "Không thể đòi hỏi sự ổn định về số % điểm giỏi hay khá qua các năm mà phải phụ thuộc vào năng lực của học sinh". 

{keywords}

PGS.TS Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (Ảnh: Thúy Nga)

Bà Nga giới thiệu 3 xu hướng tổ chức kỳ thi THPT quốc gia: Xu hướng thứ nhất, không thi THPT quốc gia. Hiệu trưởng các trường THPT sẽ cấp giấy chứng nhận hoàn thành THPT cho học sinh. Xu hướng này có ít nước đi theo, tiêu biểu như Hàn Quốc hay Úc. Tuy nhiên ở Úc đã có kỳ thi khác lồng ghép vào.

Xu hướng thứ hai, tổ chức thi THPT trong đó có sự vào cuộc của các tổ chức, cơ quan Nhà nước (ở đây là các Bộ) điều hành tổ chức. Một số quốc gia đi theo xu hướng này như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Hà Lan, Phần Lan.

Xu hướng thứ ba, có thi THPT nhưng do các đơn vị khảo thí chuyên nghiệp đứng ra tổ chức và một năm thi nhiều lần.

Trong 3 xu hướng này, xu hướng thứ hai và thứ ba được áp dụng nhiều ở các nước tiên tiến và một năm tối thiểu thi 2-3 lần. Ví dụ ở Mỹ, các tổ chức khảo thí chuyên nghiệp thi 4-6 lần/ năm. Các thí sinh tự do thi, đăng ký theo nguyện vọng thi để tự đánh giá năng lực của mình.

{keywords}

Tham gia Hội thảo có hơn 400 đại biểu đại diện lãnh đạo các Bộ, ban ngành, cơ quan Trung ương; đại diện lãnh đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo, trường đại học, trường phổ thông cùng các chuyên gia, các nhà khoa học.

Bà khẳng định sự cần thiết vẫn duy trì kỳ thi THPT quốc gia và đề xuất: Trong thời gian đợi chờ sự thay đổi lớn, năm 2019-2020, cơ chế tuyển sinh cần phải làm chặt hơn nữa để tránh các hiện tượng tiêu cực. Song song với đó, phần mềm chấm thi, quản lý thi phải được hoàn thiện.

Ngoài ra, cần có một "ma trận tổ chức chấm thi" để tránh hiện tượng bắt tay nhau giữa các tỉnh. "Ma trận" này sẽ phức tạp hơn việc chấm chéo giữa các tỉnh với nhau. 

Về lâu dài, bà Nga nói có thể tổ chức 2-3 lần/năm; tổ chức thi trên máy tính thí nghiệm vào năm 2021-2023 trên tinh thần tự nguyện. Đến năm 2024, hình thức này sẽ được áp dụng chuyên nghiệp.

Cần những con số thuyết phục hơn

Góp ý về báo cáo của PGS Nguyễn Quý Thanh, PGS.TS Hoàng Minh Sơn (Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) cho rằng, những phân tích, đề xuất nói trên mới chỉ đưa ra dựa vào cơ sở lý luận nghiên cứu từ các văn bản, chính sách mà chưa đưa ra những con số thuyết phục.

“Tôi nghĩ rằng, khi đánh giá về 5 năm đổi mới theo Nghị quyết của Trung ương cần bám sát vào những nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết đề ra".

Ông Sơn khuyến nghị nhóm nghiên cứu nên tập trung làm rõ kết quả đạt được mức độ như thế nào ở 4 điểm.

Thứ nhất là yêu cầu "giảm áp lực tốn kém cho xã hội". Điều này tất cả chúng ta đều thấy rõ nhưng vẫn cần số liệu để thuyết phục. Bằng những con số minh chứng sẽ thuyết phục được toàn xã hội.

Thứ hai là "tạo độ tin cậy, trung thực bằng cách thay đổi đề thi, cách thức ra đề thi, tổ chức coi, chấm thi, nâng cao trách nhiệm của các trường đại học, các Sở GD&ĐT và các trường THPT". Rõ ràng, so với những năm trước kia, việc thi THPT quốc gia đã có sự thay đổi lớn trong quan điểm, trong tính nghiêm túc của các trường đại học cũng như các Sở GD&ĐT và các trường THPT. Việc tạo độ tin cậy như thế nào cũng cần phân tích, làm rõ để thuyết phục xã hội.

Thứ ba, nhóm nghiên cứu cần phải đi sâu vào yêu cầu "đánh giá đúng năng lực học sinh" về mặt khoa học và số liệu thực tế, thông qua những khảo sát học sinh phổ thông, khảo sát giáo viên và các trường đại học. 

Cuối cùng là yêu cầu "cơ sở cho tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học". Ông Sơn nhìn nhận việc tổ chức thi xét tuyển đại học đã có sự chuyển biến lớn, trơn tru và thuận tiện hơn, "đúng theo tinh thần Nghị quyết 29".

"Còn một điều tôi muốn góp ý thêm, là chúng ta chưa nhắc đến phẩm chất của thí sinh. Rõ ràng, với một sinh viên, ngoài yếu tố năng lực thì phẩm chất cũng rất quan trọng. Ở các trường đại học nước ngoài còn thêm một vòng phỏng vấn nhằm có thể đánh giá được phẩm chất người học. Tôi đề xuất cũng nên nghiên cứu điều này".

Thúy Nga

 

Đề xuất 6 giải pháp đổi mới thi THPT quốc gia 2019

Đề xuất 6 giải pháp đổi mới thi THPT quốc gia 2019

6 nhóm giải pháp đã được đại diện các Sở GD-ĐT đề xuất tới Bộ GD-ĐT để kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 được tổ chức tốt hơn.

">

“Kết quả thi THPT quốc gia chưa ổn định”

友情链接