Ủy ban nhân dân TP.HCM chỉ rõ, xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố nhằm xác định quá trình chuyển đổi về trạng thái ứng dụng CNTT của bộ máy chính quyền thành phố từ trạng thái hiện tại tới trạng thái đích vào năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030, đáp ứng các mục tiêu chiến lược của TP.HCM phát triển thành một “Đô thị thông minh”, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội và chính quyền một cách hiệu quả.
Mục tiêu chính Kiến trúc Chính quyền điện tử TP.HCM là đảm bảo các chương trình đầu tư công nghệ và chuyển đổi số đạt được thành quả như đúng mục tiêu đề ra, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân, doanh nghiệp, đồng thời vẫn đáp ứng các yêu cầu về quản lý nhà nước.
Kiến trúc Chính quyền điện tử TP.HCM được xây dựng với 5 kiến trúc thành phần cơ bản gồm: Kiến trúc nghiệp vụ, Kiến trúc thông tin, Kiến trúc ứng dụng, Kiến trúc công nghệ và Kiến trúc An toàn thông tin. Kiến trúc này sẽ giúp các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường, xã, thị trấn và các cơ quan nhà nước khác trực thuộc thành phố hiểu rõ vị trí, trách nhiệm của mình trong việc ứng dụng và phát triển CNTT một cách toàn diện và đồng bộ.
Chuyển đổi dần sang Chính quyền số
Cùng với việc lý giải cụ thể các cách thức, nguyên tắc cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử TP.HCM, trong bản Kiến trúc mới được điều chỉnh, UBND TP.HCM cũng vạch rõ định hướng phát triển Chính quyền điện tử thành phố.
Theo đó, TP.HCM định hướng Chính quyền điện tử thành phố chuyển đổi dần sang Chính quyền số để phù hợp với vai trò của chính quyền quản lý đô thị thông minh; Thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước và làm cho các dịch vụ công đơn giản, rõ ràng, nhanh và hiệu quả hơn để người dân được trải nghiệm các dịch vụ công tốt hơn.
Bên cạnh đó, ứng dụng CNTT rộng rãi và hiệu quả trong mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước thành phố làm cơ sở để phục vụ cải cách hành chính, triển khai ứng dụng CNTT kết hợp với Hệ thống ISO điện tử, nâng cao năng suất lao động, góp phần hiện đại hóa nền hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố, đảm bảo an toàn thông tin.
Đặc biệt, hệ thống dịch vụ công trực tuyến sẽ được triển khai đa dạng về hình thức truy cập giúp thu hút người dân, tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia các hoạt động của các cơ quan nhà nước, cho phép người dân chỉ truy cập vào một địa chỉ duy nhất và đăng nhập một lần mà có thể thực hiện được toàn bộ các giao dịch với chính quyền. Người dân và các tổ chức có thể dễ dàng tiếp cận thông tin của chính quyền các cấp, thông tin biểu mẫu, giấy tờ và hướng dẫn đầy đủ về thủ tục hành chính, dễ dàng thực hiện các dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3, 4…
Sơ đồ tổng thể Kiến trúc Chính quyền điện tử TP.HCM. |
Các chỉ tiêu cơ bản TP.HCM hướng tới trong xây dựng Chính phủ điện tử đến năm 2025, theo Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố mới cập nhật, gồm có: 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử TP.HCM được xác thực điện tử; 40% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính quyền điện tử thành phố được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất từ hệ thống trung ương;
Kho dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái dữ liệu mở của TP.HCM được kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia để phục vụ phát triển chính quyền số, phục vụ nhân dân và phát triển kinh tế xã hội; 100% hệ thống thông tin của các sở ngành, quận huyện có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu thành phố không phải cung cấp lại…
Vân Anh
Một mục tiêu cơ bản của Chương trình chuyển đổi số TP.HCM mới được phê duyệt là kinh tế số chiếm 25% GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn – PV), năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%.
" alt=""/>Kiến trúc Chính quyền điện tử TP.HCM được cập nhật những gì?Đây là một trong những nội dung lớn được đưa ra trong Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc làm việc về tình hình, kết quả công việc của Bộ Xây dựng, những nội dung cấp bách cần giải quyết và kiến nghị, đề xuất.
Đánh giá về thị trường BĐS thời gian vừa qua, Thủ tướng cho rằng thị trường chưa thật sự được kiểm soát, chưa gắn với chiến lược phát triển nhà ở một cách hài hoà, hợp lý; chưa quan tâm đúng mức phân khúc nhà ở của người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng tập trung xây dựng và thực hiện Chiến lược Nhà ở quốc gia gắn với phát triển nhà ở xã hội hài hoà, hợp lý; phải có tư duy mới để phát triển nhà ở, đẩy mạnh quan tâm nhà ở của người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế |
Trước thực tế trên Thủ tướng yêu cầu phải có chuyển động mới, tư duy mới để phát triển nhà ở, đẩy mạnh quan tâm nhà ở của người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế. Phải có chính sách, thể chế để giải phóng nguồn lực rất lớn từ các khu chung cư cũ,… đồng thời với nâng cao nhận thức và hành động của các cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp…
Phải thay đổi tư duy, phương pháp làm việc là vấn đề được Thủ tướng nhấn mạnh để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Đối với việc phát triển nhà ở, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng tập trung xây dựng và thực hiện Chiến lược Nhà ở quốc gia trong giai đoạn mới dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng, của khu vực, gắn với thực hiện công bằng và tiến độ xã hội.
“Chiến lược nhà ở quốc gia phải gắn với phát triển nhà ở xã hội hài hoà, hợp lý; tập trung nghiên cứu và đề xuất cơ chế mua và thuê nhà ở; ai làm tốt nhất thì phân cấp giao quyền; coi trọng hơn nữa đối với người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình và nhất là người yếu thế trong xã hội” – Thủ tướng nhấn mạnh.
Yêu cầu này được nêu ra khi thị trường BĐS đang rất thiếu căn hộ bình dân vừa túi tiền. Theo tính toán, nhu cầu nhà ở của người dân đối với phân khúc nhà ở trung, cao cấp (có giá từ 25 triệu đồng/m2 trở lên) chỉ chiếm từ 20% - 30% tùy từng địa phương, đô thị cụ thể còn nhu cầu về phân khúc nhà ở bình dân, giá thấp (có giá dưới 25 triệu đồng/m2) chiếm đến 70% - 80% thị trường nhà ở.
Nhưng thực tế trên thị trường nguồn cung nhà ở thương mại cao cấp đang dồi dào trong khi lại thiếu nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp dành cho các đối tượng có thu nhập thấp, trung bình. Đánh giá sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia (đến năm 2020), nhà ở xã hội vẫn thiếu gay gắt, mới xây dựng được hơn 5,2 triệu m2 đạt 41,7% chưa đạt mục tiêu đề ra.
Căn hộ từ 1-2 tỷ dần "biến mất" trên thị trường. Theo dữ liệu nghiên cứu của Savills Việt Nam, tại Hà Nội từ năm 2016 đến nay, giá nhà sơ cấp tăng 5% mỗi năm. Giá nhà một số khu vực vùng ven cũng tăng lên 50-60 triệu đồng/m2. Giá nhà đang gấp thu nhập bình quân của người dân 20-30 lần. Giá nhà đất tăng cao khiến giấc mơ có chốn an cư của người lao động có thu nhập thấp, trung bình ngày càng xa vời.
Đổi mới cơ chế thuế đối với việc đầu cơ BĐS
Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Xây dựng coi trọng và ưu tiên công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý kiến trúc phải thay đổi tư duy, nhận thức đối với cả hệ thống quản lý hành chính Nhà nước các cấp.
“Công tác chỉ đạo quy hoạch xây dựng phải là chủ động của Nhà nước, quy hoạch xây dựng cần có tầm nhìn dài hạn, bài bản; khắc phục bằng được chất lượng và tiến độ lập quy hoạch xây dựng, chồng chéo, điều chỉnh quy hoạch tuỳ tiện” – Thủ tướng chỉ đạo.
Nhiều căn biệt thự bỏ hoang ở khu đô thị Hà Phong (Mê Linh, Hà Nội) |
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ hoàn thiện thể chế toàn diện đối với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành Xây dựng theo hướng tăng cường quản lý nhà nước thống nhất bảo đảm hiệu lực, hiệu quả đúng chức năng, vị trí, quyền hạn. Tập trung xây dựng chính sách ưu tiên: sửa đổi Luật Quy hoạch đô thị phải gắn với quy hoạch nông thôn, Luật Quản lý phát triển đô thị, Luật Quản lý không gian ngầm…
Việc điều tiết bằng quản lý nhà nước thông qua cơ chế, chính sách cũng được Thủ tướng nêu ra trong việc tập trung phát triển nhà ở. Trong đó Thủ tướng chỉ ra rằng phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế thuế đối với việc đầu cơ BĐS.
Liên quan đến vấn đề về thuế BĐS, vừa qua Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã gửi công văn tới Thủ tướng Chính phủ đề xuất đánh thuế rất cao đối với hành vi bán, chuyển nhượng lại nhà, đất ngay sau khi tạo lập để triệt tiêu ý chí “đầu cơ” của nhà đầu tư “lướt sóng”, trong trường hợp thị trường bất động sản có dấu hiệu bị đầu cơ, sốt nóng “bong bóng”.
Theo HoREA, kể từ năm 2017 thị trường bất động sản lặp đi lặp lại nhiều đợt sốt đất, nhất là cơn sốt đất xảy ra liên tiếp trên diện rộng hiện nay, gây ra nhiều hệ quả tiêu cực, làm mất cơ hội tạo lập nhà ở của đông đảo người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp ở đô thị...
Khi cơn sốt đất xẹp xuống, nhiều nhà đầu tư cá nhân sập bẫy, bị thua lỗ nặng nề, thậm chí lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, trắng tay. Nhiều khu đất trở thành hoang hóa.
Để giải quyết tình trạng này, HoREA đề xuất với người sở hữu nhiều nhà đất mà không dùng để ở hoặc không sử dụng để sản xuất, kinh doanh thì chịu mức thuế suất lũy tiến tùy theo số lượng nhà đất sở hữu. Với người chậm đưa đất vào sử dụng cũng bị đánh thuế cao nhằm triệt tiêu ý chí "găm giữ" đất, chống đầu cơ đất đai.
Ngoài ra, HoREA cũng nhất trí với đề xuất của Bộ Tài chính về việc cần thiết xem xét ban hành "thuế bất động sản" đánh trên giá trị nhà và đất. Hiện nay, người sở hữu nhà chưa phải nộp thuế tài sản nhà ở mà mới chỉ phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, trong đó có "đất ở", với thuế suất đối với "đất ở" trong hạn mức là 0,03% bảng giá đất, nên mức nộp thuế gần như không đáng kể.
Trả lời vấn đề này, Bộ Tài chính khẳng định để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BĐS thì việc nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách thuế liên quan là cần thiết.
Bộ này cũng cho biết Bộ đang tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các luật thuế liên quan đến BĐS để báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp gắn với việc xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030.
Nhiều chuyên gia cho rằng đã đến lúc Chính phủ và các địa phương cần áp dụng những công cụ mạnh để triệt tiêu động lực của giới đầu cơ đang làm thị trường BĐS méo mó và sốt ảo.
Hồng Khanh
Theo Bộ Tài chính, để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bất động sản thì việc nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách thuế liên quan là cần thiết, cần được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành.
" alt=""/>Thủ tướng phải đổi mới cơ chế thuế với việc đầu cơ bất động sảnDo được thiết kế nhắm vào nhóm người dùng ưa di chuyển, máy được tối ưu lượng pin để kéo dài thời gian sử dụng và tích hợp thêm sạc nhanh. Chiếc laptop có thể sạc 80% dung lượng pin chưa đến 1 giờ đồng hồ.
Thiết kế XPS 13 Plus theo phong cách tối giản và hiện đại. Bàn phím tràn viền, nhóm phím chức năng, touchpad và chỗ kê tay được thiết kế hoà hợp và không rườm rà.
Với thiết kế tràn viền, kích thước phím lớn và liền mạch đã mang lại cảm giác êm mượt và chính xác trên mỗi phím nhấn. Dell đã lược bỏ hàng phím cơ trên cùng và thay chúng bằng dải phím cảm ứng, người dùng có thể chuyển đổi giữa tính năng giải trí và phím chức năng bằng thao tác chạm vuốt.
XPS 13 Plus cũng sử dụng touchpad kính thay cho chất liệu truyền thống, thiết kế liền mạch với thân máy và hỗ trợ tính năng phản hồi xúc giác khi chạm.
Màn hình máy được thiết kế để viền mỏng nhất có thể. Dell cũng thay đổi thành phần của tấm nền để tăng độ trong và giảm trọng lượng sản phẩm. Máy được tích hợp hai loa hướng lên được ẩn bên dưới bàn phím, trong khi hai loa còn lại nằm ở mặt đáy.
Quy trình đóng gói Dell XPS 13 Plus được thực hiện 100% từ nguyên liệu bền vững hoặc tái chế theo tiêu chuẩn, nhằm tăng cường khả năng tái sử dụng.
Hải Đăng
Samsung Galaxy S21 FE, hệ máy chơi game Alienware của Dell hay ứng dụng tìm chó lạc bằng nếp nhăn trên mũi… là các sản phẩm, dịch vụ đáng chú ý tại triển lãm CES 2022.
" alt=""/>CES 2022: Dell giới thiệu mẫu laptop XPS 13 Plus mạnh nhất của hãng