当前位置:首页 > Thời sự > Bắn thủng laptop của con gái vì status hỗn láo 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Chuyển cơ quan điều tra xử lý việc khai thác khoáng sản sai phép
Trả lời đại biểu Lý Văn Huấn (đoàn tỉnh Thái Nguyên) về công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện hoạt động khai thác khoáng sản, Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh cho biết, theo Luật Khoáng sản năm 2010 và Nghị định hướng dẫn của các bộ ngành, hoạt động khai thác khoáng sản được phân cấp quản lý mạnh ở địa phương, đặc biệt là vật liệu xây dựng. Bộ phân luồng kiểm tra cùng các bộ, ngành và địa phương.
Thời gian qua, Bộ TN&MT và các bộ, ngành liên quan đã tăng cường kiểm tra, giám sát cùng các địa phương. Qua 5 năm, Bộ đã có 12 cuộc thanh tra và 40 cuộc kiểm tra chấp hành về khoáng sản với tổng số 933 lượt giấy phép, phát hiện 258 tổ chức, cá nhân vi phạm, đã ban hành 258 quyết định xử lý vi phạm hành chính với tổng số tiền 30 tỷ đồng.
Qua thanh tra, kiểm tra, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nhận thấy, các chủ dự án mỏ đã sai phạm về vi phạm công suất cho phép, khai thác ra ngoài ranh giới, hoặc khai thác nhưng không đảm bảo điều kiện, yêu cầu về bảo vệ môi trường. Theo Bộ trưởng, Bộ sẽ xử lý nghiêm các sai phạm này, nhất là sai phạm có tính liên tục, nối tiếp, sau đó sẽ chuyển sang cơ quan chức năng điều tra để xử lý nghiêm các vi phạm này.
Thời gian tới, dự thảo Luật Địa chất, khoáng sản sẽ phân cấp mạnh hơn nữa cho các địa phương. Với trách nhiệm của mình, Bộ trưởng cho biết, Bộ TN&MT sẽ tăng cường đội ngũ thanh tra, kiểm tra, phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành và địa phương, thanh tra, xử lý để phát hiện sớm, xử lý sớm việc khai thác khoáng sản, đảm bảo không thất thoát, khai thác trái phép nguồn tài nguyên này.
Video: Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trả lời về tình trạng sạt lở ĐBSCL
4 nguyên nhân gây sạt lở ĐBSCL
Nêu câu hỏi chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang) cho biết, thời gian qua, tình trạng sạt lở, sụt lún bờ biển, bờ sông đang bủa vây vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với mức độ phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, sinh hoạt, sản xuất người dân trong vùng.
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết đánh giá về công tác dự báo, dự phòng đối với vấn đề trên thời gian qua, đồng thời cho biết giải pháp ổn định môi trường sống khu vực này trong thời gian tới.
Về nội dung này, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, có 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sụt lún, sạt lở khu vực ĐBSCL.
Thứ nhất, do cấu tạo nền địa chất, trầm tích khu vực ĐBSCL còn non trẻ so với tất cả vùng đồng bằng trên thế giới. Theo quan sát từ quan trắc và địa chất, hiện nay vùng này vẫn đang tự lún, phễu lún đo được tình trạng sụt lún từ 2005 đến 2017, có vùng lún 5cm.
Thứ hai, lượng phù sa đổ về khu vực ĐBSCL những năm gần đây giảm rất lớn, gây thiếu hụt nguồn phù sa bồi đắp.
Thứ ba, trong quá trình phát triển chúng ta xây dựng các khu đô thị, các khu dân cư, nuôi trồng thuỷ sản đã tăng tải trọng, lấn chiếm dòng sông, thay đổi dòng chảy.
Nguyên nhân thứ tư được Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nêu ra là tình trạng khai thác cát trái phép. Việc khai thác lậu, khai thác không có giấy phép, khai thác trái phép rất nguy hiểm, gây sạt lở dòng sông, nhất là khai thác khu vực gần bờ.
“Cùng với đó, việc khai thác có phép nhưng khai thác gần bờ, khai thác quá chiều sâu quy định cũng rất nguy hiểm. Theo báo cáo của các địa phương, việc dùng vòi hút vô tội và mà không quản lý được, rồi tình hình thuỷ triều của khu vực ĐBSCL lớn hơn so với những khu vực khác... Những nguyên nhân trên đã dẫn đến tình trạng sạt lở, sụt lún khu vực ĐBSCL”,Tư lệnh ngành tài nguyên - môi trường nhấn mạnh.
Về giải pháp, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, hiện Bộ TN&MT được Thủ tướng giao đánh giá về trữ lượng cát, sỏi lòng sông vùng ĐBSCL. Qua đó, cơ quan chức năng sẽ biết được tổng thể về cát, sỏi để có quy hoạch, khai thác phù hợp.
Bên cạnh đó, các đơn vị, địa phương cần quy hoạch, rà soát, sắp xếp, bố trí lại dân cư vùng sạt lở để hạn chế việc san lấp, lấn chiếm lòng sông, bờ sông, làm thay đổi dòng chảy, vì đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sạt lở sông ở khu vực ĐBSCL.
Đồng thời, cơ quan chức năng phải nâng cao cảnh báo, dự báo tình trạng sạt lở, sụt lún khu vực ĐBSCL. Hiện nay, Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Khí tượng thuỷ văn cảnh báo bằng bản tin trong thời gian 10 ngày, một tháng/lần.
PHẠM DUY" alt="Bộ trưởng TN&MT: Chuyển cơ quan điều tra xử lý việc khai thác khoáng sản sai phép"/>Bộ trưởng TN&MT: Chuyển cơ quan điều tra xử lý việc khai thác khoáng sản sai phép
Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, hiện pháp luật hiện hành chưa có quy định về khái niệm khu thương mại tự do, về hướng dẫn việc thành lập, hoạt động khu thương mại tự do mà chỉ quy định khu phi thuế quan được xác định trong quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế.
Tuy nhiên, Quyết định số 1287 ngày 2/11/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch TP Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó các nhiệm vụ trọng tâm có đề cập: “Tập trung phát triển Đà Nẵng thành Trung tâm tài chính quốc tế quy mô khu vực, hình thành khu phi thuế quan, khu thương mại tự do, phát triển dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, y tế, giáo dục - đào tạo chất lượng cao”.
Về căn cứ thực tiễn, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho rằng, việc thành lập khu thương mại tự do là mô hình mới ở Việt Nam, hiện mới chỉ có mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế. Tuy nhiên, đây là mô hình đã được áp dụng thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Đa số ý kiến Ủy ban Tài chính, Ngân sách tán thành cho rằng, việc thí điểm thành lập khu thương mại tự do là chính sách mang tính đột phá, dám nghĩ, dám làm của TP Đà Nẵng và Chính phủ trong áp dụng mô hình phát triển tiên tiến của thế giới. Nếu thực hiện thành công sẽ tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP Đà Nẵng và của cả vùng.
Việc thí điểm mang ý nghĩa đặt nền móng cho việc hình thành chính sách mới trong quá trình vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, đây cũng là bước thử nghiệm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện dần.
Một số ý kiến cho rằng, các chính sách cho khu thương mại tự do chưa được quy định trong hệ thống pháp luật, chưa cụ thể, chưa xác định lợi thế cạnh tranh, chưa đánh giá tác động về an ninh, quốc phòng và chưa có chính sách nổi trội, bứt phá; nhiều chính sách về thuế còn điểm tương tự như khi áp dụng với khu kinh tế.
Vì vậy, các đại biểu đề nghị làm rõ khái niệm khu thương mại tự do, các điểm giống và khác so với khu kinh tế, khu phi thuế quan; bổ sung kinh nghiệm quốc tế trong hình thành và phát triển mô hình này để làm rõ căn cứ thuyết phục, đồng thời giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định mô hình khi thực hiện.
Để bảo đảm xây dựng các chính sách về khu thương mại tự do, tạo sự bứt phá, vượt trội, đề nghị cần xây dựng một Đề án riêng về khu thương mại tự do trình Quốc hội xem xét, quyết định
Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù
Trước đó, trình bày báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Nghị quyết số 43 của Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương cần có cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng, tạo động lực cho phát triển khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.
Bộ Chính trị đã giao tổ chức thực hiện việc áp dụng chính thức mô hình mô hình chính quyền đô thị; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển thành phố, nhất là về quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách, thuế; quy hoạch; khoa học và công nghệ; đổi mới sáng tạo; vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; thu hút nhà đầu tư chiến lược cảng hàng không, cảng biển... cho xây dựng thí điểm khu thương mại tự do; trung tâm tài chính quốc tế quy mô khu vực.
Phát triển Đà Nẵng thành trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, trung tâm công nghệ cao của cả nước; trung tâm vùng về logistics, du lịch - dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo... hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo hướng thống nhất một đầu mối quản lý.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, qua 3 năm thực hiện thí điểm tổ chức chính quyền đô thị đã phát huy nhiều kết quả tích cực. Trong bối cảnh phát triển thực tế hiện nay và qua đánh giá, TP Đà Nẵng đủ điều kiện, cơ sở để thực hiện chính thức tổ chức chính quyền đô thị và cần có các cơ chế, chính sách đặc thù mang tính vượt trội, đột phá có tính động lực, lan tỏa.
Dự thảo Nghị Quyết bao gồm 9 chính sách về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Đà Nẵng, bao gồm, 7 chính sách tương tự đã được áp dụng tại nhiều địa phương trên cả nước và 2 chính sách đề xuất mới.
Hai chính sách đề xuất mới gồm: Quy định thẩm quyền của cơ quan liên quan để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do HĐND quận, HĐND phường thực hiện theo quy định của pháp luật (điểm k khoản 3 Điều 7 và điểm g khoản 3 Điều 8 dự thảo Nghị quyết); Quy định thẩm quyền của HĐND thành phố bãi bỏ văn bản của HĐND quận và phường ban hành trước ngày 1/7/2021 (khoản 1 Điều 19 dự thảo Nghị quyết).
Dự thảo Nghị quyết cũng đề xuất thực hiện thí điểm 21 chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng. Trong đó, có 6 chính sách hoàn toàn tương tự các tỉnh, thành phố đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại các Nghị quyết đặc thù, 10 chính sách tương tự có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn của Thành phố và 5 chính sách đề xuất mới, bao gồm:
Chính sách 1: Thí điểm thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng (Điều 13 dự thảo Nghị quyết).
Trên cơ sở nghiên cứu một số mô hình khu thương mại tự do thành công trên thế giới như EU, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc… tiếp cận có chọn lọc các chính sách ưu đãi đã thành công từ các mô hình kinh tế đã được triển khai trong nước, dự thảo Nghị quyết đề xuất phương án phát triển khu thương mại tự do Đà Nẵng được xây dựng gồm 3 khu chức năng: sản xuất; hậu cần cảng - logistics; thương mại - dịch vụ.
Việc phát triển khu thương mại tự do Đà Nẵng nhằm tạo động lực phát triển mới, giúp đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, phát huy vai trò là đầu tàu, dẫn dắt phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ; là cơ sở để thí điểm nghiên cứu chính sách mới, làm tiền đề để luật hóa các quy định về khu thương mại tự do cho cả nước.
Chính sách 2: Thành phố được thực hiện thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với dự án trung tâm logistics (khoản 4 Điều 11 dự thảo Nghị quyết).
Chính sách 3: Phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (khoản 4 Điều 14 dự thảo Nghị quyết).
Chính sách 4: Đầu tư, quản lý, khai thác và xử lý tài sản kết cấu hạ tầng, trang thiết bị phục vụ phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo (khoản 3 Điều 14 dự thảo Nghị quyết).
Chính sách 5: Tổ chức sự nghiệp công lập được giao quản lý và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp đã được đầu tư từ nguồn vốn đầu tư côngthì được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và được cho thuê lại đất. (khoản 3 Điều 9 dự thảo Nghị quyết).
Dự thảo Nghị quyết quy định hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
PHẠM DUY" alt="Thí điểm khu thương mại tự do ở Đà Nẵng là chính sách đột phá"/>Thí điểm khu thương mại tự do ở Đà Nẵng là chính sách đột phá
Lễ phát động bán hàng Redmi 13 ngày 13/6 là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự hợp tác chặt chẽ của Thế Giới Di Động và Xiaomi trong nhiều năm.
Sản phẩm chiến lược Redmi 13 mang đến nhiều nâng cấp về thiết kế, hiệu năng, camera với mức giá cạnh tranh, hứa hẹn trở thành “bom tấn” trong phân khúc dưới 5 triệu đồng.
Redmi 13 sở hữu thiết kế hiện đại, trẻ trung với thân máy mỏng nhẹ 8.3 mm, cùng trọng lượng 205 g, cạnh viền bo tròn mang đến cảm giác cầm nắm thoải mái và chắc chắn. Điểm nhấn của thiết kế là mặt lưng kính cá tính và thời thượng, tạo hiệu ứng chuyển sắc độc đáo, thu hút mọi ánh nhìn.
Redmi 13 có 4 màu sắc trendy, là sản phẩm hiếm hoi thuộc phân khúc dưới 5 triệu đồng được trang bị mặt lưng kính cao cấp. |
Với màn hình lớn 6.79 inch độ phân giải Full HD+, Redmi 13 mang đến trải nghiệm hình ảnh sắc nét, sống động. Kết hợp cùng tần số quét 90 Hz, màn hình của sản phẩm đem đến trải nghiệm tốt cho hoạt động từ xem phim, chơi game đến gọi video call với người thân, bạn bè. Sản phẩm sở hữu viền màn hình mỏng cho tỷ lệ hiển thị cao, tối ưu hóa không gian giải trí của người dùng.
Về cấu hình, Redmi 13 được trang bị vi xử lý MediaTek Helio G91 Ultra 8 nhân mạnh mẽ, đáp ứng tốt các nhu cầu sử dụng của người dùng. Kết hợp với 6 GB RAM và 128 GB bộ nhớ trong, thiết bị cho phép bạn thoải mái sử dụng các ứng dụng, đa nhiệm mượt mà và chiến game "ngon lành".
Hệ thống camera được nâng cấp trên Redmi 13 là điểm nhấn hàng đầu của sản phẩm này. So với camera chính 50 MP trên phiên bản tiền nhiệm, camera của Redmi 13 được nâng cấp lên 108 MP, cho phép người dùng ghi lại mọi khoảnh khắc cuộc sống một cách sắc nét trong đa dạng điều kiện và môi trường. Bên cạnh đó, camera selfie của sản phẩm cũng nâng cấp từ 8 MP lên 13 MP, cho phép người dùng tự chụp những bức ảnh lung linh, chất lượng cuộc gọi video call cũng được nâng tầm.
Với độ phân giải 108 MP, Redmi 13 trở thành một trong những mẫu smartphone có camera sau khủng tầm giá dưới 5 triệu đồng. |
Ngoài ra, Redmi 13 được trang bị viên pin dung lượng lớn 5030 mAh, cho phép bạn sử dụng thiết bị cả ngày dài. Bộ sạc được nâng cấp đáng kể với sạc nhanh 33 W, trong khi Redmi 12 là 18 W, đem đến trải nghiệm sử dụng không gián đoạn cho người dùng.
Chia sẻ tại lễ phát động bán hàng sản phẩm Redmi 13, đại diện Thế Giới Di Động đánh giá cao đóng góp to lớn của Xiaomi trong việc đưa đến thị trường di động những sản phẩm có mức giá hấp dẫn, độ cạnh tranh cao cùng chất lượng bền bỉ, phù hợp đông đảo phân khúc người tiêu dùng.
Lãnh đạo Xiaomi cũng ghi nhận thành công của Thế Giới Di Động trong năm qua. Ông chia sẻ, với sự hợp tác, hai bên sẽ đạt các mốc mục tiêu về doanh thu và định hướng kinh doanh đúng như kỳ vọng.
Hiện, Redmi 13 được bán đặc quyền tại Thế Giới Di Động với 2 phiên bản: 6 GB/128 GB và 8 GB/128 GB, giá lần lượt là 4,29 triệu đồng và 4,69 triệu đồng, giảm 200.000 đồng, trả góp 0% từ nay đến 30/6. Đồng thời tặng thêm một năm bảo hành.
Bên cạnh những ưu đãi trên, học sinh, sinh viên, tài xế công nghệ sẽ được giảm thêm 100.000 đồng (tổng khuyến mãi giảm giá đến 300.000 đồng). Như vậy, với 3,99 triệu đồng, bạn đã sở hữu một chiếc smartphone sành điệu, chất lượng vượt trội trong tầm giá.
Độc giả có thể đến Thế Giới Di Động để trải nghiệm và nhận những ưu đãi khi mua sắm sản phẩm trong tháng 6 này.
" alt="Thế Giới Di Động và Xiaomi hợp tác kinh doanh Redmi 13"/>Nhận định, soi kèo PSV vs Liverpool, 3h00 ngày 30/1: Trận cầu thủ tục
Xem điểm thi các trường mới công bố TẠI ĐÂY.
Ảnh Lê Anh Dũng |
Ông Vương Bình Thạnh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang (trái) và ông Trần Văn Chuyện, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định ông Vương Bình Thạnh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang; ông Trần Văn Chuyện, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.
Theo cơ quan kiểm tra của Đảng, những vi phạm của các cá nhân trên gây hậu quả nghiêm trọng, tạo dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Vương Bình Thạnh và khiển trách ông Trần Văn Chuyện.
Cũng tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét kết quả giám sát đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cán bộ Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình và Bạc Liêu.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cán bộ Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình và Bạc Liêu nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc; công tác cán bộ và việc quản lý, sử dụng đất trong các dự án đầu tư; việc kê khai tài sản, thu nhập.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu chỉ đạo kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường, báo cáo kết quả về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Anh Văn" alt="Kỷ luật nguyên Chủ tịch UBND 2 tỉnh An Giang và Sóc Trăng"/>