Người đàn ông kéo 99 chiếc smartphone ra đường để làm giả kẹt xe trên Google Maps.
Simon Weckert, người hay chia sẻ các kiến thức công nghệ, sống ở Berlin, Đức đã sử dụng 99 chiếc smartphone để tạo kẹt xe giả trên Google Maps. Weckert tải ứng dụng bản đồ của Google vào 99 chiếc smartphone và bỏ chúng vào một chiếc thùng nhỏ, kéo lê khắp đường phố. Bất cứ nơi nào Weckert đi qua, ứng dụng Google Maps cũng cập nhật tình trạng kẹt xe trên bản đồ.
Thí nghiệm của Weckert khiến cánh tài xế trong khu vực hạn chế đi qua nơi Weckert kéo thùng 99 smartphone của ông.
Chiêu trò của Weckert hoạt động được là do Google Maps đo lường tình trạng kẹt xe dựa trên số thiết bị đang sử dụng điều hướng trên ứng dụng. Google Maps sẽ hiển thị màu xanh với các tuyến đường có ít thiết bị di động và màu đỏ nếu có nhiều smartphone hoạt động trên cùng một con đường.
Trang 9to5Googlecho rằng đây là một lỗ hổng có thể bị lạm dụng trong tương lai của Google Maps. "Công ty nên có biện pháp ngăn chặn việc lạm dụng tính năng này trong tương lai vì nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng giao thông", 9to5Google viết.
" alt=""/>Kéo lê 99 smartphone ngoài đường để giả kẹt xe đánh lừa Google MapsNhững câu chuyện khởi nghiệp ở đất nước mặt trời mọc luôn là niềm cảm hứng cho tinh thần vượt lên khó khăn, thách thức, sẵn sàng đón nhận những điều mới mẻ. Và Yamaha Motor là một trong số đó. Bắt đầu từ những phím đàn piano, ít ai nghĩ rằng, Yamaha Motor sẽ trở thành một trong những công ty đứng đầu lĩnh vực sản xuất xe máy trên thế giới.
Hậu duệ Samurai và tình yêu với chiếc đàn piano
Torakusu Yamaha - nhà sáng lập Tập đoàn Yamaha, sinh ra trong một gia đình có dòng dõi Samurai, cha ông là nhà nghiên cứu thiên văn học, nên ngay từ nhỏ, Torakusu đã được tiếp xúc với các loại máy móc tinh xảo. Năm 1887, ông tình cờ được mời đến sửa cây đàn piano của một trường tiểu học ở thành phố Hamamatsu. Thời điểm đó, nhạc cụ phương Tây, đặc biệt là piano rất đắt đỏ và gần như không có người biết sửa chữa. Tuy nhiên, với tài năng thiên bẩm về cơ khí và chế tác, Torakusu không gặp nhiều khó khăn để sửa thành công chiếc đàn.
Nhà sáng lập Tập đoàn Yamaha - Torakusu Yamaha. |
Sau lần tiếp xúc đầu tiên đó, ấn tượng sâu sắc bởi kỹ thuật cơ khí của đàn piano, Torakusu và một người bạn đã ngày đêm mày mò, quyết tâm chế tạo một chiếc đàn riêng. Hình dáng và cơ chế hoạt động của cây đàn piano đầu tiên rất hoàn thiện, nhưng lại không phát ra được âm thanh chuẩn.
Mãi về sau, Torakusu mới biết nguyên nhân là do chiếc đàn chưa được chỉnh âm, một lĩnh vực rất mới mẻ đối với ông. Ông cùng người bạn luân phiên cõng chiếc đàn trên lưng trên suốt quãng đường 250 km từ quê nhà đến Nhạc viện Tokyo để học cách tinh chỉnh âm thanh.
Sáu tháng kể từ khi biết đến piano, Torakusu tạo ra chiếc đàn thứ 2 được đánh giá rất cao, có thể thay thế các loại đàn ngoại nhập. Năm 1888, ông thành lập Công ty Nippon Gakki chuyên sản xuất đàn.
Chiếc đàn Yamaha Organ được sản xuất vào năm 1902. |
Sau khi nhà sáng lập Torakusu Yamaha qua đời vào năm 1916, công ty tiếp tục sản xuất piano và một số nhạc cụ khác. Tuy nhiên, trận động đất Kanto năm 1923 và sự tàn khốc của thế chiến thứ II khiến Yamaha đối mặt với vô vàn khó khăn, thậm chí đứng trên bờ vực phá sản.
Người có công đưa Yamaha trở lại quỹ đạo là vị chủ tịch thứ 3 của hãng, Kaichi Kawakami. Ông thực hiện chương trình cải cách lớn và giúp công ty trụ vững cho đến khi bàn giao lại cho con trai Genichi Kawakami.
Quyết định lịch sử và chiếc xe máy đầu tiên
"Tôi muốn chúng ta thử chế tạo động cơ xe gắn máy" - câu nói huyền thoại của Chủ tịch Genichi Kawakami mở đầu cho lịch sử hình thành Yamaha Motor.
Ở tuổi 38, Genichi Kawakami kế thừa sự nghiệp của cha mình tại Nippon Gakki (nay là Yamaha Corporation), trở thành chủ tịch thứ 4 của công ty. Thử thách đầu tiên sớm đến với ông khi phải đưa ra quyết định tận dụng toàn bộ cỗ máy gia công cơ khí cũ cho một trong hai dây chuyền sản xuất mới: sản xuất máy khâu hoặc sản xuất xe máy ba bánh. Tầm nhìn rộng giúp Genichi Kawakami lựa chọn xe máy, dù thị trường bấy giờ đã có hơn 150 nhà sản xuất xe máy lớn nhỏ cạnh tranh gay gắt. Ông hiểu rằng Yamaha đang bước vào một cuộc đua khốc liệt, trong đó sự khác biệt và giá trị riêng mới mang lại thành công.
Chân dung người sáng lập Yamaha Motor - Chủ tịch Genichi Kawakami. |
Chính vì thế, Genichi Kawakami đã quyết định đầu tư, cử kỹ sư đi châu Âu học hỏi kinh nghiệm. Ông cũng dành hơn 3 tháng ròng rã đi khảo sát những thị trường lớn như Mỹ, châu Âu. Những trải nghiệm thực tế đã được vị lãnh đạo Yamaha và các kỹ sư đúc kết để áp dụng vào mô hình kinh doanh mới.
Thành quả đầu tiên của Yamaha là xe gắn máy YA-1, lấy cảm hứng từ mẫu xe máy thành công của Đức DKW RT125. Với thiết kế đẹp mắt, đậm chất thể thao, màu sắc mới lạ là nâu hạt dẻ, ngà voi cùng công nghệ sơn cao cấp học hỏi từ bộ phận sản xuất đàn piano, YA-1 nổi bật so với những chiếc xe được thiết kế chắc chắn nhưng có phần đơn điệu và tẻ nhạt trên thị trường bấy giờ.
Chiếc xe đầu tiên của Yamaha - YA-1 vô cùng tinh tế và nổi bật. |
Tuy nhiên, thời điểm YA-1 ra mắt, người Nhật Bản đã quen với Yamaha qua hình ảnh của những chiếc đàn. Công ty vấp phải nhiều dư luận và định kiến: “Xe Yamaha khi chạy chắc sẽ phát ra tiếng đồ rê mi”. Đáp lại điều này, Genichi Kawakami lặng lẽ thành lập một cuộc đua xe lên đỉnh núi Phú Sỹ năm 1955 để chứng minh sức mạnh của YA-1. Với ngôi vị quán quân và 5 vị trí khác trong top 10 ở hạng mục 125 cc, danh tiếng của Yamaha lan rộng khắp Nhật Bản.
Cuộc đua lên đỉnh núi Phú Sỹ năm 1955. |
Thành công này tạo tiền đề cho Yamaha Motor phát triển chiếc xe đầu tiên “100% Nhật Bản” mang tên YD-1 sau đó 2 năm. Giai đoạn tiếp theo, sản phẩm của Yamaha vẫn luôn nổi bật trong thiết kế bên ngoài lẫn công nghệ động cơ bên trong. Có thể nói, tầm nhìn chiến lược của Genichi Kawakami là nhân tố quan trọng nhất hình thành “ngôn ngữ thiết kế Yamaha”.
Giữ vững sứ mệnh “Kando” - mang lại trải nghiệm mới mẻ và cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dùng trên toàn thế giới, Yamaha không ngừng nỗ lực cải tiến, hoàn thiện để tạo ra sản phẩm có thiết kế tinh tế, công nghệ động cơ mạnh, đem lại niềm hứng khởi và những giá trị vượt trên mong đợi của khách hàng.
(Theo Zing)