(Nguồn: Reuters)
Facebook đã ký một thỏa thuận mua năng lượng tái tạo từ một dự án điện gió của công ty CleanMax có trụ sở tại Mumbai, Ấn Độ.
Đây là thỏa thuận đầu tiên kiểu như vậy của Facebook tại quốc gia Nam Á này.
Theo tuyên bố chung của Facebook và CleanMax, nhà máy điện gió công suất 32MW sẽ được đặt tại bang Karnataka ở miền Nam Ấn Độ, là một phần trong dự án lớn hơn về điện gió và điện Mặt Trời mà hai công ty đang hợp tác nhằm cung cấp năng lượng tái tạo cho mạng lưới điện của Ấn Độ.
CleanMax sẽ sở hữu và vận hành các dự án trên, trong khi Facebook sẽ mua điện từ mạng lưới điện của Ấn Độ.
Người đứng đầu mảng năng lượng tái tạo của Facebook, bà Urvi Parekh cho biết công ty công nghệ này thường không sở hữu các nhà máy điện, thay vào đó ký thỏa thuận mua điện "dài hạn" với công ty năng lượng tái tạo. Theo bà, điều này sẽ giúp các dự án có thể tìm kiếm được nguồn vốn cần thiết.
Ấn Độ hiện là thị trường lớn nhất của Facebook về lượng người sử dụng.
Trong khi đó, tại Singapore, Facebook cũng đã thông báo các thỏa thuận hợp tác tương tự với các nhà cung cấp năng lượng như Sunseap Group, Terrenus Energy và Sembcorp Industries, trong đó có thể sản xuất 160MW điện Mặt Trời.
Điện từ các nhà máy này sẽ được cung cấp cho trung tâm dữ liệu đầu tiên của Facebook tại châu Á và được đặt tại Singapore, cơ sở dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ năm sau.
Năm ngoái, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết các trung tâm dữ liệu đã khiến các công ty công nghệ như Facebook tiêu tốn khoảng 1% tổng lượng điện trên toàn cầu.
Các công ty công nghệ như Amazon, Alphabet Inc và Microsoft đã cam kết sẽ tiến tới hoạt động không phát thải khí carbon và đạt được mức phát thải ròng bằng 0, trong bối cảnh nhu cầu về dữ liệu và dịch vụ kỹ thuật số dự kiến sẽ tăng bền vững.
Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg ngày 15/4 đã tuyên bố rằng hoạt động toàn cầu của công ty này hiện đang được vận hành hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo và đã đạt mức phát thải ròng bằng 0.
(Theo Vietnam+)
Tỷ lệ khảo sát được đưa ra khi Apple chuẩn bị cập nhật App Tracking Transparency, một trong những tính năng quan trọng của iOS 14.5.
" alt=""/>Facebook ký thỏa thuận đầu tiên mua năng lượng tái tạo của Ấn ĐộMặc dù khách hàng đã đóng cho chủ đầu tư 50% giá trị hợp đồng (tương đương 500-700 triệu), ký hợp đồng mua bán căn hộ từ năm 2017 nhưng đến nay sau 3 năm các block B, B1, B2, B3, B4 của dự án này vẫn "đứng hình" do chủ đầu tư vướng kiện tụng với đối tác là Công ty CP Dịch vụ và Đầu tư Đất Xanh Đông Nam Bộ (Đất Xanh Đông Nam Bộ).
Khách hàng Green Town Bình Tân căng băng rôn yêu cầu IDE và Đất Xanh Đông Nam Bộ sớm giải quyết tranh chấp, nhanh chóng bàn giao nhà |
Nguyên nhân của việc chậm trễ này là do phía công ty IDE cho rằng bản án về việc phong tỏa tài sản, yêu cầu bồi thường là không đúng theo quy định pháp luật nên không chấp hành án. Công ty này cũng đã nhiều làm đơn kháng nghị giám đốc thẩm để điều chỉnh bản án. Do đó, dự án dù được thi công cầm chừng nhưng đến nay vẫn chưa thể bàn giao nhà cho khách theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian chờ đợi IDE và Đất Xanh Đông Nam Bộ giải quyết tranh chấp kéo dài, hàng trăm khách hàng của dự án bị rơi vào thế khó. Nhiều người cho biết họ mong chờ Tết 2020 sẽ có nhà nhưng cuối cùng lại thất vọng vì những lùm xùm giữa 2 bên mãi không thể giải quyết.
Thậm chí, những khách hàng này còn bị cả hai bên công ty 'quay như chong chóng'. Số khách hàng căng băng rôn phản đối Đất Xanh Đông Nam Bộ cho rằng, đơn vị này gây khó dễ cho IDE khiến khách hàng không thể nhận nhà. Một số khác lại cho rằng nguyên nhân là do công ty IDE chây ì thi hành án nên mới đẩy khách hàng vào thế rủi ro, nguy cơ mất cả vốn lẫn nhà.
Lùm xùm kéo dài khiến hàng trăm khách hàng khổ sở |
Như VietNamNet đã thông tin trước đó, liên quan đến việc tranh chấp “Hợp đồng tiếp thị và phân phối độc quyền” giữa Công ty IDE và Đất Xanh Đông Nam Bộ, ngày 28/8/2019, Chi cục Thi hành án Dân sự quận Bình Tân (TP.HCM) đã ban hành quyết định số 216/QĐ-CCTHADS, về việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đối với Công ty TNHH IDE Việt Nam, tại dự án Green Town Bình Tân.
Theo đó, Công ty TNHH IDE Việt Nam (Công ty IDE) bị buộc phải tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của Công ty IDE tại Khu dân cư đô thị Vĩnh Lộc, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP.HCM.
Trước đó vào ngày 30/7/2019, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã ban hành bản án số 670/2019/KDTM – PT về giải quyết “Tranh chấp hợp đồng dịch vụ tiếp thị và phân phối độc quyền” giữa Công ty TNHH IDE Việt Nam và Công ty Cổ phần Dịch vụ và Đầu tư Đất Xanh Đông Nam Bộ. Tại bản án này, Tòa án Nhân dân TP.HCM yêu cầu Công ty IDE Việt Nam bồi thường cho Đất Xanh Đông Nam Bộ số tiền hơn 313 tỷ đồng.
Đến ngày 30/8/2019 Chi cục Thi hành án Dân sự quận Bình Tân, TP.HCM tiếp tục ban hành quyết định thi hành án số 3860/QĐ-CCTHADS, đối với Công ty TNHH IDE Việt Nam, buộc công ty này phải thanh toán cho Đất Xanh Đông Nam Bộ số tiền 7,5 tỷ đồng.
Ngay sau đó, phía công ty IDE đã nhiều lần làm đơn kháng nghị giám đốc thẩm. Đến ngày 20/11, VKSND Cấp cao tại TP.HCM đã có Quyết định kháng nghị số 259/QĐKNGĐT-VKS-KDTM đối với hai bản án của các cấp tòa TP.HCM và TAND quận Bình Tân liên quan đến Công ty IDE, đề nghị các cơ quan liên quan tạm đình chỉ thi hành đối với Bản án số 670/2019 của TAND TP.HCM cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.
Như vậy, không rõ việc đáo tụng đình giữa 2 công ty này sẽ kéo dài bao lâu nhưng khổ nhất vẫn là khách hàng khi họ đã quá mệt mỏi, sau nhiều năm chờ đợi căn nhà do họ bỏ tiền ra mua vài năm trước đó.
Khánh Hòa
Công ty TNHH IDE Việt Nam (Công ty IDE) chây ì thi hành án khiến khách hàng tại dự án Green Town Bình Tân gặp nhiều rủi ro.
" alt=""/>Chủ đầu tư dính kiện tụng, trăm khách căng băng rôn đòi nhà ngày cận Tết