Chiều 9/12,óanhàtạmdộtnátchohộnghèocònlâuhơnlàmtrụsởTỉnhủtrực tiếp bóng đá thái lan Tỉnh ủy Bình Định khóa XX đã tổ chức hội nghị lần thứ 19 nhằm đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và bàn nhiệm vụ năm 2025.
Tại hội nghị, rất nhiều vấn đề được lãnh đạo tỉnh quan tâm, trong đó có vấn đề xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo trên địa bàn.
Theo ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, việc triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, hầu hết các địa phương đều làm rất tốt, riêng huyện Vân Canh chưa chủ động thực hiện.
"Phải nói rằng bộ máy của huyện Vân Canh rất yếu, còn tình trạng ỷ lại và cái gì cũng kiến nghị cấp tỉnh. Danh sách nhà tạm, dột nát chốt từ năm 2021, đến nay chưa làm xong, giờ tiếp tục đề nghị tăng thêm 100 trường hợp mới cần hỗ trợ", ông Dũng nói.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định cho biết thêm, sắp tới tỉnh sẽ đề nghị lực lượng quân đội, đoàn thanh niên hỗ trợ huyện Vân Canh để giúp dân xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Còn ông Lê Kim Toàn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định kể rằng, trong lần tiếp xúc cử tri mới đây, Đảng ủy, UBND xã Canh Hòa (huyện Vân Canh) đề nghị còn 2 căn nhà của hộ nghèo từ giai đoạn 2021-2023, bây giờ mới làm xong, nhưng không giải ngân được. Giai đoạn này, hộ nghèo nhận hỗ trợ khoảng 40-50 triệu đồng/trường hợp.
"Làm nhà cho 2 hộ nghèo mà từ giai đoạn trước cho đến bây giờ mới xong. Làm còn lâu hơn làm trụ sở Tỉnh ủy", ông Lê Kim Toàn ví von.
Trong khi đó, ông Lê Bá Thành, Bí thư Huyện ủy Vân Canh cho rằng, việc xây dựng nhà ở cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện rất khó khăn.
"Người đồng bào rất ít chú trọng đến nhà ở, thích ở nhà sàn, dù làm nhà xây nhưng vẫn thích ở nhà sàn, nhà lá. Vì vậy, nếu được nhà nước hỗ trợ người dân còn làm, nếu phải vay vốn thì họ rất sợ phải trả nợ…", ông Thành nêu lý do.
Theo ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, từ nay đến năm 2025, toàn tỉnh còn hơn 2.000 căn nhà tạm, nhà dột nát cần phải xây mới và sửa chữa, trong đó xây mới khoảng 1.500 căn. Tỉnh hỗ trợ 60 triệu đồng cho trường hợp xây mới, 30 triệu đồng cho sửa chữa.
"Tuy nhiên, 60 triệu đồng hỗ trợ để xây mới chắc chắn không làm được, bắt buộc phải có vốn đối ứng thêm từ bà con hoặc vay mượn. Hiện nay, các địa phương đã phân loại, gia đình nào có nguồn lực bổ sung thì xây mới, còn nhà nào không có thì chính quyền sẽ kêu gọi xã hội hóa để góp thêm.
Bởi vì, thực tế có trường hợp người nghèo đến mức không thể xây mới được, mà vay không ai cho vay", ông Phạm Anh Tuấn lý giải.