Công nghệ

Cả nhà đóng kịch để lừa cô dâu

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-02-06 08:55:06 我要评论(0)

Chị yêu anh gần bảy năm mới kết hôn,ảnhàđóngkịchđểlừacôdâlich am hôm nay khoảng thời gian đủ lâu để lich am hôm naylich am hôm nay、、

Chị yêu anh gần bảy năm mới kết hôn,ảnhàđóngkịchđểlừacôdâlich am hôm nay khoảng thời gian đủ lâu để mòn khuyết tuổi thanh xuân trong những lo toan vụn vặt. Nhà anh nghèo, ừ thì có sao đâu, vì chị nghĩ con người ta chẳng ai được chọn lựa nơi mình sinh ra cả.

Thấy vai áo anh bạc màu vì mưa nắng mưu sinh chị thương không hết, nào để ý gì đến mấy lời khuyên can của gia đình. Anh vừa học vừa làm, sống nhờ trong một căn nhà ở ngoại thành, lại đèo thêm một đứa em học bổ túc cấp III. Chị theo anh về nhà chơi mấy lần, thấy mẹ anh ngồi hiền khô cuối giường nhìn các con cười, bố anh thì điềm đạm, chất phác, nói câu nào cũng thấy vừa tai. “Gắng chịu vất vả cùng anh vài năm đầu, rồi cuộc đời chúng mình sẽ khác”, nghe anh nói vậy, sao không thương cảm cho được. Chị tự an ủi, nghèo thì có sao đâu, ấm cúng vậy cũng đủ dùng cho suốt cuộc đời…

Hóa ra, bảy năm thương yêu, vài ba lần về thăm nhà nhau vẫn chưa đủ để hiểu thấu sự tình. Đã có lúc cãi nhau với anh, chị không kiềm chế nổi mà hét lên “Cả nhà anh đã đóng kịch để lừa tôi”. Màn kịch ấy hạ rèm ngay trong đám cưới hai người. Khi vừa đón dâu về thì có người đứng ngấp nghé ngoài cổng đòi gặp cô dâu. Món nợ vài chục triệu đồng của nhà chồng đổ lên đầu cô con dâu cả mới chân ướt chân ráo về. Chị ngậm ngùi bán bộ nữ trang là của hồi môn, cộng thêm tiền phong bì mừng cưới thì vừa đủ trả.

Người đàn bà đến đòi nợ sau khi cầm tiền trên tay, cười bảo: “Mẹ chồng cô tính toán đâu ra đấy, mới có con dâu tội gì không nhờ vả”. Nói với anh, anh bảo “Vợ chồng mình là con cả, có gánh vác cũng là chuyện tất nhiên”. Chị điếng người, không nói thêm nổi một câu. Tối đó nhìn mẹ chồng thản nhiên ngồi ăn cơm, vẻ nhẹ nhõm vì vừa trút xong gánh nợ mà chị thấy ngôi nhà ấy, những con người ấy xa lạ vô cùng. Bố chồng thì chi li tính tiền, từ mấy chục mâm cỗ cho đến vài tờ giấy dán tường trong phòng cô dâu chú rể cũng không bỏ sót. Anh lúc đó mới ra trường, công việc chưa ổn định nên tiền nong không có. Khi vét những đồng tiền tích cóp cuối cùng đưa tận tay bố chồng, chị xót xa nghĩ… lẽ nào mình đã lầm?

Lấy nhau về mới biết bố mẹ chồng sống cùng một nhà mà như đã ly thân. Chuyện bồ bịch của bố chồng khắp làng trên, xóm dưới đều biết nên lúc còn yêu nhau, mỗi lần về thăm nhà, anh đều không cho chị tiếp xúc với hàng xóm. Giờ gạo đã thành cơm, chuyện nhà chồng cãi vã, đánh đập nhau như cơm bữa, chị nghe mãi cũng quen. Rồi anh quyết định thuê nhà rộng rãi hơn đón mẹ lên ở, chị không dám can ngăn.

Mẹ chồng lên phố, không còn cái nụ cười hiền khô như lần đầu chị gặp, cũng chẳng còn vẻ mặt bình thản như sau hôm cưới nữa. Giờ thì đúng chất "mẹ chồng", cứ vắng anh là hạch sách đủ thứ, chê bai này nọ, chị cố nhẫn nhịn cho yên cửa yên nhà. Một thời gian dài chị nghỉ việc chờ tìm chỗ mới, mẹ chồng nói bâng quơ: “Nhiều người sướng ghê, lấy chồng rồi chẳng phải làm gì, cứ quần là áo lượt suốt ngày”. Trong bữa cơm, mẹ giục anh “ăn nhanh đi kẻo hết”, chị không nuốt nổi miếng cơm, trốn vào nhà vệ sinh khóc vụng. Chưa kịp bảo anh khuyên mẹ thì anh đã thở dài: “Mẹ già rồi, có nói gì không khéo em cũng đừng chấp”. Nhà trọ chật chội, không nhẽ cứ ở nhà nhìn nhau mãi lại sinh chuyện, mấy lần chị hẹn bạn bè đi cafe cho khuây khỏa đầu óc. Vừa về đến cửa, đã nghe thấy tiếng mẹ đang gọi điện mách anh: “Thứ đàn bà gì không chịu làm ăn, suốt ngày chỉ lông bông đàn đúm”.

{ keywords}

Chị về nhà ngoại vay vốn làm ăn. Ơn trời, việc buôn bán thuận buồm xuôi gió, chị lại vốn tháo vát, biết xoay xở nên kinh tế gia đình ngày một khá lên. Chị định tích cóp để mua đất làm nhà, ít ra cũng để nhà ngoại thấy cuộc sống của chị cũng không đến nỗi nào. Nhưng một hôm, đang trong bữa cơm, mẹ chồng bảo: “Bây giờ vợ chồng anh chị ấm no rồi thì đừng chỉ nghĩ đến mình, phải thương lấy các em”. Cái tình thương mà bà nói ở đây là xòe vài chục triệu ra xin việc cho đứa em gái học tại chức mới ra trường, là lo liệu đám cưới cho đứa em trai út đang làm con gái nhà người ta ễnh bụng. Chị lần chần. Tiền mình cực nhọc kiếm ra, đến mua cái váy mắc tiền cho bằng bạn bằng bè cũng phải đắn đo, sao cứ cho người khác mãi được. Anh dỗ dành, bảo giờ bố mẹ không lo thì mình phải lo, chị chẳng muốn hiểu thứ nguyên tắc đó.

Ngày xưa, lúc hai người làm đám cưới, không phải chị đã phải chi tiền đến từng gói tăm nhỏ đấy sao? Nhưng, chị chưa kịp nói hết câu, anh đã lừ mắt: “Cô đừng có hẹp hòi”. Chị hẹp hòi ư? Chị tưởng như mình bấy lâu sống dư dả lắm, không phải chi li từng chút một để dành tiền cho anh học cao học, để dăm bữa nửa tháng mấy đứa em ghé qua xin chút tiền tiêu vặt, hay thỉnh thoảng bố chồng ở quê bảo gửi về để đào ao thả cá, nuôi chim, nhưng kỳ thực là đi cho gái. Chị tưởng chưa bao giờ mình phải khước từ những cuộc họp mặt bạn bè, những vụ đi chơi xa hay đứng trước vài món đồ trang sức nho nhỏ cũng tự khất lần với bản thân chỉ vì muốn dành tiền mua cho anh cái xe tử tế. Lúc vừa chạy xuống cầu thang vừa khóc, bắt gặp ánh mắt mẹ chồng đầy đắc ý, chị đã rất muốn gào lên cho bao nhiêu uất ức nín nhịn trong lòng bấy lâu bung ra hết.

Anh chị lấy nhau được ba năm nhưng vẫn chưa có con. Điều đó trở thành một thứ vũ khí trong tay mẹ chồng, cứ không vừa lòng điều gì là lại vu vơ: “Đàn bà mà không có con…”. Câu đó khứa vào tim gan chị nhiều lần. Anh nghe mẹ bảo “đẻ không được thì đổi mái” cũng chẳng phản ứng gì. Chị đi khám khắp nơi, mọi chuyện vẫn bình thường, đôi lần giục anh đến bệnh viện thì anh không chịu. Chị đặt tờ giấy ly hôn trước mặt anh, nói không thể sống chung với mẹ được nữa, rồi đi…

Anh ở lại, chẳng biết nghĩ thế nào liền đi khám bác sĩ. Hai tuần sau, anh đi tìm chị, chìa tờ kết quả với gương mặt tuyệt vọng. Chị thương anh nhưng cũng tủi hận trong lòng. Bấy lâu những con người trong ngôi nhà ấy chắc không ít lần muốn ruồng rẫy chị. Để rồi bây giờ, vì chút tình thương còn sót lại, chị quay về để chịu đựng ư? Sao chị thấy cuộc đời bất nhẫn với chị quá. Nhưng, chị đã quyết rồi, chị không muốn sống cùng mẹ chồng để tránh làm tổn thương nhau thêm. Chị sợ đến một lúc nào đó mình không còn đủ kiên nhẫn chịu đựng. Anh như hiểu tình cảnh của mình nên để mẹ sang ở nhà chú út. Chị bình tâm trở lại, lao vào kiếm tiền chạy chữa cho anh.

Cứ tưởng mẹ chồng sang ở với nhà chú út thì yên ổn, thỉnh thoảng chị qua thăm nom, hàng tháng đưa thêm chút tiền để mẹ không phải thiếu thốn. Không ở được với nhau là sự chẳng đành chứ chị đâu phải người không biết nghĩ. Nhưng, được đâu hai tháng, mẹ chồng lù lù quay trở lại nhà chị, quả quyết: “Tao ở đây, chết cũng ở đây”. Chị chưa kịp phản ứng gì thì cô em dâu đã gọi điện khóc nức nở, kể lể sự tình. Em bảo vì mẹ không được hạnh phúc nên mẹ không muốn thấy các con dâu hạnh phúc. Mẹ tìm mọi cách chia rẽ gia đình. Mẹ hả hê khi thấy con trai mẹ bồ bịch bên ngoài. Mẹ cũng không ít lần đặt điều khiến em dâu bị chồng đánh đến thâm tím mặt mày. Giờ mẹ kêu bên đó phải bế cháu đau tay mẹ không bế nổi. Nhà em dâu bán hàng cơm, đôi khi phải dùng thức ăn không bán hết thì mẹ bảo: “Nó bắt ăn cơm thừa canh cặn”. Có nhờ mẹ vặt hộ mớ rau mẹ cũng than mệt hơn đi cấy ở quê.

Nhà chị trẻ con không có, mỗi việc cắm nồi cơm mẹ cũng kêu mệt kêu đau, việc gì cũng bảo: “Chị về mà làm, tôi biết đâu mà động tay chân”. Chị bỗng nhớ đến mẹ mình tần tảo sớm hôm, đến từng cọng rau xanh cũng đóng thùng gửi lên thành phố cho con có rau sạch để dùng. Nhiều hôm ốm, mẹ vẫn giấu các con, cố gắng đi làm. Mẹ lo toan trăm thứ trong lòng, nhưng mỗi khi thấy chị về là đều cố gắng để vui. Chị ứa nước mắt, cũng là đàn bà sao mẹ chồng chị không có một chút tần tảo, hy sinh? Cũng là đàn bà sao sống không thương lấy phận nhau? Sao cứ thích khứa vào lòng nhau những vết thương không cách gì lành nổi? Bỗng dưng chị thấy sợ những ngày mai…

(Theo Phunuonline)

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Suốt nhiều năm qua, dù gia cảnh khó khăn, nhưng Trần Thị Hải Ly (SN 2003, trú xóm Bình Thành, xã Hương Bình, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) luôn nỗ lực vươn lên trong học tập. Kỳ thi tốt nghiệp năm nay, Ly đạt 7,8 điểm Toán, 8,75 điểm Hóa và 9 điểm Sinh. Với 0,75 điểm ưu tiên, tổng số điểm xét tuyển theo tổ hợp khối B00 của em là 26,3 điểm.

Với kết quả này, nữ sinh người Hà Tĩnh đã có tên trong danh sách thí sinh trúng tuyển vào ngành Y đa khoa của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.

Trong khi nhiều bạn đồng trang lứa đã bắt đầu kì học đầu tiên ở trường đại học, Ly đầy ắp lo âu, bởi chưa biết làm sao để theo đuổi 6 năm đại học ở Hà Nội.

{keywords}
Ly vừa trúng tuyển ngành Y đa khoa của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
{keywords}
Em trai út của Ly bị tàn tật

Hải Ly sinh ra trong gia đình có 4 chị em, chị gái của Ly đang học đại học ở Nha Trang, em gái của Ly đang học lớp 7 và em trai út đã 10 tuổi nhưng chưa biết nói do mắc bệnh down.

Bố của Ly là ông Trần Văn Bảo (SN 1969) sức khỏe yếu, bị hoại tử chỏm xương đùi nên nhiều năm nay, ông chỉ ở nhà chứ không thể đi làm để phụ giúp gia đình.

{keywords}
Ly bên bố và em trai

“Bị hoại tử xương đùi nên tôi không thể đi lại được, mọi việc trông chờ vào công việc bốc gạch thuê của vợ. Nhưng việc học của con gái đầu ở Nha Trang là quá sức với vợ rồi, giờ Ly đậu đại học, gia đình không biết xoay xở ra sao để có tiền cho Ly ăn học 6 năm ở Hà Nội. Tôi cũng thương con nhiều lắm, thấy nó bảo với bố không đi học để nhường việc học lại cho chị và em, tôi cũng rất buồn…”, ông Bảo nói.

{keywords}
Ngoài việc học, Ly phụ mẹ công việc đồng áng và chăm sóc em trai

Ly tâm sự: “Nhà em nghèo, bố mẹ lại đau yếu, bố bị hoại tử xương, mẹ thoái hóa đốt sống nhưng cũng phải nai lưng làm việc để nuôi chúng em ăn học. Giờ chị gái đang học ở Nha Trang, em út bị tàn tật nên mọi sinh hoạt đều dựa vào người thân. Từ nhỏ tới lớn em khao khát trở thành bác sĩ để giúp đỡ người thân, và làm điều có ích, nhưng giờ đậu đại học rồi em lại sợ không dám nhập học. Một mình mẹ không thể cáng đáng nổi.

Trong đầu em luôn suy nghĩ bỏ học đại học để đi làm, nhường việc học lại cho các em và chị, đỡ đần một phần thay bố mẹ. Giờ chân của bố rất khó đi lại, bác sĩ bảo để có tiền thay được chỏm xương cho bố chi phí phải lên tới 100 triệu đồng”.

Ngoài bố và em trai mắc bệnh, mẹ của Ly cũng bị thoái hóa đốt sống, không thể lao động nặng.

{keywords}
Gia đình Ly thuộc hộ cận nghèo của xã

Ông Đặng Quốc Bảo, Chủ tịch UBND xã Hương Bình, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh cho biết, hoàn cảnh của gia đình em Ly hết sức khó khăn, nhiều năm qua Ly luôn nỗ lực vươn lên trong học tập.

“Bố của Ly trước làm trưởng thôn một thời gian sau đó bị bệnh nên ở nhà, không lao động được. Gia đình thuộc hộ cận nghèo. Người mẹ làm công việc bốc gạch thuê nhưng làm thời vụ, lúc nào có việc mới làm. Gia đình lại đông con. Mong mạnh thường quân hỗ trợ để Ly được đến trường, nuôi giấc mơ làm bác sĩ. Nếu em bỏ dở việc học thì thật sự đáng tiếc”.

Thiện Lương

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp:Em Trần Thị Hải Ly, xóm Bình Thành, xã Hương Bình, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. SĐT: 0814129489

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.271 (Trần Thị Hải Ly)

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148.Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER

- The currency of bank account: 0011002643148

- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

- SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Viettinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamnet

Số tài khoản: 114000161718

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

- Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Swift code: ICBVVNVX126

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc: Tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436

 

Nữ sinh mồ côi định bỏ ĐH Y Hà Nội để học nghề làm tóc

Nữ sinh mồ côi định bỏ ĐH Y Hà Nội để học nghề làm tóc

Bố mẹ mất từ khi mới 5 tuổi, Trà Giang được cậu mợ đưa về nuôi dưỡng. Sống trong cảnh nghèo khổ song Giang luôn nỗ lực và vừa trúng tuyển vào Trường Đại học Y Hà Nội.

" alt="Nữ sinh Hà Tĩnh vừa đỗ đại học Y gặp nghịch cảnh khó đến giảng đường" width="90" height="59"/>

Nữ sinh Hà Tĩnh vừa đỗ đại học Y gặp nghịch cảnh khó đến giảng đường

Dù trải qua một năm học nhiều biến động và thử thách, học sinh trường Quốc tế Việt Úc VAS vẫn đạt nhiều điểm số ấn tượng ở cả hai chương trình giáo dục Cambridge và quốc gia (MOET). Dưới đây là 7 thành tích vượt trội của học sinh VAS từ Tiểu học đến lớp 12 trong năm học 2020-2021.

Tổng hợp 7 thành tích ấn tượng của học sinh VAS trong năm học 2020-2021

Học bổng “khủng” của khối 12

Theo thống kê từ VAS, 12 học sinh lớp 12 của VAS đoạt học bổng du học trị giá hơn 60 tỉ đồng từ 28 trường đại học hàng đầu tại Mỹ, Úc, Canada, Thụy Sĩ... Đặc biệt, em Cấn Vũ Bình Minh, học sinh lớp 12, cơ sở Sunrise được chấp thuận tại 14/15 trường đại học tại Mỹ em nộp hồ sơ du học và được 10 trường trong số đó cấp học bổng với tổng trị giá 19,6 tỷ cho 4 năm học.

38 học sinh đạt điểm tuyệt đối tất cả các môn ở kỳ thi IGCSE

Cũng theo VAS, 85% học sinh khối 10 của trường đã đạt điểm Khá đến Xuất sắc (C-A*) tại kỳ thi Trung học đại cương quốc tế IGCSE. Trong đó, tỉ lệ học sinh VAS đạt điểm Giỏi đến Xuất sắc (B-A*) cao hơn 25% so với năm 2019 (66% so với 41%), và tỉ lệ đạt điểm Tuyệt đối (A-A*) là 47%.

Toàn VAS hiện có 38 học sinh đạt điểm A-A* ở tất cả các môn thi. Đây là kết quả thi IGCSE cao nhất trong lịch sử VAS đối với khung điểm B-A* và A-A*.

{keywords}
Kết quả xuất sắc tại kỳ thi AS/ A Level giúp học sinh VAS đoạt được các suất học bổng du học giá trị cao

31% học sinh khối 11 đạt điểm tuyệt đối AS Level

69% học sinh đạt điểm Khá đến Xuất sắc (C-A), với 31% là điểm tuyệt đối (A) là thành tích của học sinh khối 11 của VAS tại kỳ AS Level. VAS cho hay, ở môn Toán, có đến 70% học sinh đạt điểm A. Kết quả này cao hơn năm 2020 và cao hơn điểm bình quân của học sinh Cambridge trên toàn thế giới năm 2019. 

Kết quả vượt trội tại kỳ thi Tú tài nâng cao A Level

82% học sinh khối 12 đạt điểm Khá đến Xuất sắc (C-A*) tại kỳ thi Tú tài nâng cao A Level, tăng 23% so với năm 2019 (59%). Trong đó, 50% học sinh đạt điểm tuyệt đối (A-A*), cao hơn gấp đôi năm 2019 (22%). Tỉ lệ học sinh VAS đạt điểm Giỏi đến Xuất sắc (B-A*) ở môn Kinh doanh, Toán và Toán cao cấp lần lượt là 84%, 90% và 100%.

Trong đó, em Trần Khánh Linh, học sinh lớp 12B6, cơ sở Ba Tháng Hai đã xuất sắc đoạt 4 điểm A - A* cho cả 4 môn gồm Toán, Lý, Hóa, Sinh ở kỳ thi A Level. Tháng 6/2021, Khánh Linh cũng đã đoạt cùng lúc 3 học bổng du học tại 3 trường đại học danh tiếng ở Mỹ (Depauw University, Beloit College và New York University) với tổng trị giá lên đến gần 13 tỷ đồng/4 năm.

{keywords}
Điểm số của học sinh VAS cao hơn mức bình quân thế giới ở các kỳ thi Cambridge từ Tiểu học đến Trung học

Mức điểm bình quân vượt trội ở các kỳ thi Checkpoint

100% học sinh VAS dự thi kỳ thi Checkpoint Tiểu học và Trung học đạt điểm Khá đến Xuất sắc cho tất cả môn thi, trong đó có 34 học sinh khối Tiểu học và 37 học sinh Trung học đạt điểm Xuất sắc (5.0 - 6.0). Điểm bình quân các môn thi của học sinh VAS đều ngang hoặc cao hơn mức điểm trung bình của thế giới. 

62% học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông đạt loại giỏi

Trong đó, 99.6% học sinh đạt loại Khá trở lên. 62% học sinh đạt tốt nghiệp loại Giỏi với điểm xét tốt nghiệp trên 8.0. Điểm xét tốt nghiệp trung bình của toàn học sinh VAS là 8.2.

927 giải thưởng từ cấp quận, cấp thành phố, quốc gia và quốc tế

Năm học 2020-2021, VAS “bội thu” giải thưởng tại các cuộc thi Toán quốc tế, English Champion, Olympic Tháng 4, TOEFL Junior, Nghiên cứu khoa học, Kiến thức khoa học và thực tiễn, World Scholar’s Cup và các cuộc thi năng khiếu…

Đang chú ý, VAS có 55 học sinh lớp 9 và 12 đạt giải Học sinh giỏi cấp Thành phố tại cuộc thi "Olympic Tháng 4" và 22 đề tài tham gia “Dự án Nghiên cứu Khoa học” do Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức với 2 đề tài đạt giải cấp Thành phố.

{keywords}
Học sinh được phát huy mọi tiềm năng từ học thuật đến năng khiếu trong một môi trường giáo dục năng động

Bên cạnh việc liên tục duy trì, củng cố chất lượng giảng dạy và thúc đẩy học sinh đạt được những kết quả học tập tiến bộ qua từng năm, VAS cũng chú trọng tổ chức các hoạt động thi đua về học thuật, năng khiếu và trau dồi phẩm chất cá nhân ngay tại trường.

Theo đại diện nhà trường, học sinh VAS luôn được khuyến khích tham gia các hoạt động xã hội và thử thách bản thân ở các cuộc thi từ cấp trường đến cấp quốc tế để rèn luyện bản lĩnh, sự tự tin cùng khả năng thích ứng và xử lý tình huống, đặc biệt trong bối cảnh xã hội luôn thay đổi. Nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc này chính là chìa khóa giúp học sinh VAS liên tục đạt những kết quả cao và nhận được các suất học bổng giá trị hằng năm.

VAS vẫn đang tiếp tục tuyển sinh cho năm học 2021-2022 ở 3 lộ trình Tăng cường Tiếng Anh, Quốc tế song ngữ Cambridge và Quốc tế toàn phần Cambridge.

Các chương trình giáo dục quốc tế tại VAS: https://www.vas.edu.vn

Hotline 0911 26 77 55.

Tham quan trực tuyến 360 độ các cơ sở tại: https://www.vas.edu.vn/virtual-tour/.

Ngọc Minh

" alt="7 thành tích ấn tượng của học sinh VAS năm học 2020" width="90" height="59"/>

7 thành tích ấn tượng của học sinh VAS năm học 2020

Chia sẻ về ý nghĩa khi Techcombank là nhà tài trợ chiến lược cho giải chạy, bà Thái Minh Diễm Tú - Giám đốc Khối Tiếp thị, Techcombank, cũng là một runner lâu năm, chia sẻ: “Năm 2023 cũng là năm đánh dấu cột mốc 30 năm của Techcombank trên chặng đường thành lập và không ngừng kiến tạo các giá trị vượt trội về giải pháp và sản phẩm tài chính cho khách hàng. Chúng tôi cũng cam kết ESG và thúc đẩy các tác động tích cực đến xã hội và môi trường trong cộng đồng. Thông qua giải Hà Nội Marathon Techcombank, chúng tôi mong muốn được chung tay với cộng đồng lan tỏa tinh thần “Vượt trội hơn mỗi ngày” và truyền cảm hứng cho mọi người để có những “Bước chạy vì một Việt Nam vượt trội”. Bằng việc khuyến khích mọi người năng động hơn và sống lành mạnh hơn, chúng tôi mong muốn góp phần kiến tạo di sản tích cực cho cộng đồng”.

Trước thềm giải chạy Hà Nội Marathon Techcombank mùa thứ 2 diễn ra vào trung tuần tháng 9 tới đây, Techcombank cũng đã tổ chức thành công giải chạy trực tuyến nội bộ “Techcombank - 30 năm Vượt trội cùng nhau” thu hút hơn 8.000 CBNV đăng ký với 265.000 km được kiến tạo - tương đương chặng đường gần 6,6 vòng trái đất. Kết quả này vượt xa cột mốc kỳ vọng ban đầu là 199.300 km (con số kỉ niệm năm thành lập Techcombank 1993). Giải chạy nội bộ này, cùng rất nhiều hoạt động bên lề đã góp phần truyền cảm hứng tích cực cũng như lan tỏa hình ảnh của một ngân hàng Techcombank năng động, luôn thúc đẩy tác động tích cực tới môi trường và cộng đồng. 

“Dù bạn là vận động viên giàu kinh nghiệm hay người lần đầu chạy bộ, tôi hy vọng bạn có thể tham gia cùng chúng tôi vào ngày 15 - 17/9 và luôn trở thành phiên bản “Vượt trội hơn mỗi ngày” tốt nhất của chính mình, bằng cách chinh phục những thử thách mới”, bà Thái Minh Diễm Tú chia sẻ thêm.

Đặc biệt, sức hút của sự kiện năm nay còn được khẳng định qua sự góp mặt của 30 KOLs và nhân vật truyền cảm hứng như Thùy Tiên - Hoa hậu Hòa bình quốc tế, Chi Nguyễn - runner hoàn thành 6 giải danh giá World Marathon Majors, Lâm Túc Ngân - nữ runner Việt Nam duy nhất hai lần tranh tài Ironman vô địch thế giới, đạo diễn Việt Tú… Cùng rất nhiều vận động viên chuyên nghiệp, vận động viên thành tích cao trong nước và quốc tế như Nguyễn Trung Cường, Nguyễn Văn Lai, Phạm Thị Hồng Lệ, Lê Tiến Long, Nguyễn Thị Oanh, Immaculate Chemutai (Uganda),..

Là một trong những vận động viên chuyên nghiệp đồng hành cùng giải chạy, nhà vô địch SEA Games Nguyễn Thị Oanh hào hứng: “Tôi thật sự tự hào khi được góp phần lan tỏa tinh thần “cùng nhau vượt trội” tới cộng đồng yêu thể thao. Tôi hy vọng sau giải chạy năm nay, ngày càng có nhiều hơn nữa những bước chân kiến tạo nên cung đường chạy cho chính mình và đạt được nhiều thành công hơn nữa”.

Không chỉ là sân chơi của những vận động viên chuyên nghiệp, bán chuyên và vận động viên phong trào, giải chạy Kids Run cho lứa tuổi từ 5 đến 14 tuổi hứa hẹn cũng sẽ là sân chơi hấp dẫn dành cho trẻ em. Nơi đây sẽ góp phần hun đúc tinh thần thể thao, rèn ý chí, nuôi dưỡng đam mê chạy bộ cho các em ngay từ khi còn nhỏ, để mỗi cá nhân đều tìm thấy cho mình một lý do để chạy bộ, một động lực để bứt phá những giới hạn của bản thân và không ngừng nỗ lực để “Vượt trội hơn mỗi ngày”. ‘

Doãn Phong

" alt="9000 vận động viên tham gia Hà Nội Marathon Techcombank" width="90" height="59"/>

9000 vận động viên tham gia Hà Nội Marathon Techcombank