当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Al Najma vs Al Zlfe, 19h50 ngày 29/1: Tin vào chủ nhà 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Ajman Club vs Al Wahda, 20h15 ngày 31/1: Nhảy vọt trên BXH
Quyết định nộp đơn từ chức được HLV Arnold đưa ra sau khi Australiakhông có chiến thắng nào ở giai đoạn 3 vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á.
Football Australia chấp nhận đơn từ chức của Arnold và đang cố gắng tìm HLV mới trong thời gian sớm nhất để tập trung cho đợt thi đấu tiếp theo, diễn ra vào tháng 10.
Trong thời gian qua, Australia gây thất vọng khi thua Bahrain (0-1) và hòa Indonesia (0-0), hiện đứng thứ 5 bảng C vòng loại World Cup 2026.
Tháng sau, Australia có trận tiếp Trung Quốc và ngay sau đó là chuyến làm khách được dự báo rất khó khăn trên sân của Nhật Bản.
Bình luận về quyết định của Graham Arnold, báo chí Indonesia cho rằng nguyên nhân của sự việc là vì thầy trò HLV Shin Tae Yong.
"Graham Arnold từ chức HLV Australia, chỉ 10 ngày sau khi bị đội tuyển Indonesiacầm hòa", tờ Bola chạy tít.
Bola tiếp tục: "Arnold thực tế đã bắn tín hiệu rằng ông sẽ đưa ra quyết định quan trọng sau trận đấu với Indonesia hôm 10/9 vừa qua".
"Quản lý 'Socceroos' là điểm nhấn trong sự nghiệp của tôi và là một vinh dự thực sự. Tôi vô cùng tự hào về những thành tựu của đội, từ việc phá kỷ lục đến nuôi dưỡng tài năng trẻ và làm nên lịch sử toàn cầu", nhà cầm quân 61 tuổi cho biết.
Ông giải thích: "Sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng, tôi tin rằng đã đến lúc cần một thủ lĩnh mới dẫn dắt đội bóng đi tới tương lai".
Graham Arnold là HLV có nhiều trận dẫn Australia thứ 2 trong thế kỷ 21, với 55 trận cầm quân, chỉ sau Frank Farina (58 trận).
Arnold gửi thông điệp chia tay: "Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến các cầu thủ, nhân viên của tôi, Football Australia và những người hâm mộ cuồng nhiệt của chúng tôi vì sự ủng hộ không ngừng.
'Socceroos' có một tương lai tươi sáng phía trước và tôi tin tưởng rằng đội sẽ tiếp tục xuất sắc".
TS Jenny Dung Le (SN 1986) là giảng viên của Viện Kinh doanh Quản trị, trường ĐH VinUni. Chị được học tập và giảng dạy tại ĐH Cornell (Mỹ) trong gần 1 năm (từ tháng 2 - tháng 12/2022) theo chương trình Future faculty.
Đây là chương trình nâng cao kĩ năng nghiên cứu giảng dạy của đội ngũ giảng viên trẻ, đạt các tiêu chuẩn của những trường đại học hàng đầu. Vì thế, trong một năm làm việc tại Cornell, giảng viên sẽ được trực tiếp tham gia vào việc giảng dạy và nghiên cứu. Sau thời gian được cố vấn và hướng dẫn bởi một giáo sư Cornell, giảng viên sẽ thực hành giảng bài trên lớp, thực hiện nghiên cứu theo nhóm trên những đề tài thực tế.
Nhớ lại những ngày đầu đứng lớp tại Cornell, TS Jenny cho biết, sinh viên ở Mỹ có thói quen đặt câu hỏi và tham gia bài giảng rất chủ động, nên giảng viên phải chuẩn bị gấp 5, 10 lần những kiến thức có trong bài giảng, để sẵn sàng trả lời và mở rộng đề tài cùng với sinh viên.
“Mức độ cạnh tranh đầu vào của ĐH Cornell rất khủng khiếp. Do đó, sinh viên tại ngôi trường này rất giỏi. Các bạn đều là tinh hoa đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới”, TS Jenny chia sẻ.
“Dạy ở Cornell có chút áp lực như chẳng hạn mới dạy 5 phút nhưng đã có sinh viên giơ tay lên hỏi. Trong giờ học, bất cứ lúc nào các bạn cũng có thể giơ tay lên hỏi. Đây là một áp lực không hề dễ dàng đối với người giảng viên khi đứng trên bục giảng”, TS Jenny nhớ lại.
Lý thuyết và thực tế luôn được song hành
Sau khi được học tập và trực tiếp giảng dạy ở Cornell, TS Jenny chỉ ra rằng trường ĐH thuộc top 8 Ivy League (top 8 trường ĐH hàng đầu nước Mỹ) có 2 lợi thế chính.
Thứ nhất, Cornell có mối liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp, kinh nghiệm thực tiễn nhiều khi từng trực tiếp giải quyết các bài toán trong kinh doanh nên các bài giảng, hoạt động giảng dạy của họ đều mang tính ứng dụng rất cao, gắn với thực tiễn.
Thứ hai, chương trình đào tạo cho sinh viên tại Cornell không chỉ tập trung vào việc truyền tải kiến thức mà còn bồi đắp về khả năng tư duy, khả năng suy nghĩ, đánh giá, phân tích và giải quyết vấn đề. Giảng viên sẽ đánh giá sinh viên dựa trên những “thử thách”, đóng góp trong lớp học.
Đội ngũ giảng viên ở Cornell bao gồm những chuyên gia hàng đầu. Họ vừa tham gia vào công tác nghiên cứu vừa tư vấn cho các doanh nghiệp, giải quyết các bài toán thực tế.
Theo TS Jenny, cái khó nhất khi áp dụng mô hình học tập và giảng dạy tại ĐH Cornell về Việt Nam chính là làm sao để thu hút được đội ngũ giảng viên tài năng và tạo được môi trường cho các giảng viên có cơ hội làm việc thực tiễn với các doanh nghiệp, từ đó làm giàu thông tin và chất lượng cho bài giảng.
Do đó, việc áp dụng mô hình này khả quan với trường ĐH khởi nghiệp như VinUni, có mối liên hệ chặt chẽ với Cornell và hệ thống trường Ivy League.
Hiện tại, TS Jenny đang tham gia dự án đánh giá và cải thiện hệ thống quản trị trải nghiệm khách hàng tại Vinpearl. Những đánh giá ban đầu cho thấy hệ thống còn một số điểm hạn chế, cần được cải thiện dựa trên ứng dụng hiểu biết về hành vi khách hàng và trí tuệ nhân tạo (AI). Dự án này được kỳ vọng hỗ trợ Vinpearl hiệu quả hơn trong việc tối ưu nguồn lực và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
“Tôi đã thay đổi cách giảng dạy”
Tại ĐH VinUni, TS Jenny giảng dạy Quản trị khách sạn, Digital marketing, Hành vi khách hàng. Chương trình này được chị đánh giá cao về những ưu điểm vượt trội.
Thứ nhất, khung đào tạo và tài liệu giảng dạy được kế thừa từ Cornell, đảm bảo chất lượng đào tạo đẳng cấp hàng đầu thế giới.
Thứ hai, kế thừa tinh thần đào tạo lãnh đạo kinh doanh của trường đại học hàng đầu nước Mỹ trong ngành khách sạn, VinUni tập trung vào phát triển hiểu biết ngành và tư duy quản lý, khả năng phân tích sâu tình hình kinh doanh và xử lý vấn đề, tư duy đổi mới sáng tạo và tinh thần phục vụ tận tâm. VinUni đặt trọng tâm vào phát triển tầm nhìn, tư duy chiến lược để sinh viên ra trường có thể cạnh tranh sòng phẳng với quản trị viên tập sự đến từ các tập đoàn đa quốc gia khắp thế giới.
Thứ ba, sinh viên VinUni đã và đang phát triển kỹ năng nghề thông qua các chương trình thực tập mùa hè với các đối tác của VinUni như Marriott, International, Melia... Nhà trường đang thảo luận với các đối tác về cơ hội thực tập ở nước ngoài cho các em, đặt các em vào vị thế thuận lợi để phát triển sự nghiệp trong ngành.
Sau thời gian gần 1 năm học tập và giảng dạy tại ĐH Cornell, TS Jenny đã có nhiều thay đổi trong việc giảng dạy khi trở về Việt Nam.
Theo đó, thay vì đến lớp và nghe giảng viên giảng bài, các bạn sinh viên sẽ theo mô hình tự học. Cụ thể, trước giờ học, TS Jenny lên bài giảng, chia sẻ nội dung bài học, sinh viên có nhiệm vụ đọc sách trước để tìm hiểu sâu thêm, đồng thời trả lời một số câu hỏi liên quan đến chủ đề bài học, với tiêu chí học đến đâu nhớ đến đấy, thay vì cuối kỳ mới dồn dập ôn tập.
TS Jenny đưa ra 4 yếu tố chính để đánh giá các bạn sinh viên tại VinUni, bao gồm đi học đầy đủ, tham gia vào các hoạt động thảo luận, tranh luận trên lớp; trả lời các câu hỏi, làm bài tập quizz cho mỗi bài học; giải quyết một bài toán kinh doanh; bài học lớn nhất rút ra được sau khóa học là gì?
Việc đến lớp được thuyết trình và phản biện giúp các bạn sinh viên cảm thấy hào hứng hơn, thay vì học tập theo cách truyền thống.
Thế Định
" alt="Nữ tiến sĩ Việt ‘choáng’ với cách giảng dạy ở trường ĐH thuộc top đầu nước Mỹ"/>Nữ tiến sĩ Việt ‘choáng’ với cách giảng dạy ở trường ĐH thuộc top đầu nước Mỹ
Khi tuyển Italy chia tay EURO 2024 trong nỗi thất vọng, mỗi ngày đi qua là những tin đồn khác nhau về tình hình của Federico Chiesa.
Ngôi sao của EURO 2020 (thi đấu năm 2021 vì Covid-19) muốn rời Juventus. "Bà đầm già" cũng tìm kiếm lối thoát cho anh khi HLV Thiago Motta hướng đến dự án hoàn toàn mới.
Nhiều tuần trôi qua mà mọi chuyện vẫn đi vào bế tắc. Mùa giải mới tại Serie A bắt đầu, Motta gặp riêng Chiesa và quyết định không sử dụng anh.
Barcelona từng được xem như điểm đến lý tưởng cho Chiesa, sau khi CLB xứ Catalunya mua hụt Nico Williams. Sau cùng, anh chọn Premier League với bản hợp đồng thi đấu cho Liverpool.
Thỏa thuận được cho là tốt cho tất cả. Liverpoolchỉ phải trả cho Juventus khoản phí chuyển nhượng 13 triệu euro, cùng một số điều khoản phụ. Hợp đồng của Chiesa với CLB mới có thời hạn 4 năm.
Chiesa là một trong những tài năng hứa hẹn của bóng đá châu Âu. Anh nằm trong số các tiền đạo hoàn thiện nhất, khi dẫn Italy đến với danh hiệu EURO cách nay 3 năm.
Tuy nhiên, chấn thương nặng đã đẩy sự nghiệp của anh sang một hướng khác. Kể từ khi bị rách dây chằng chéo đầu gối hồi tháng 1/2022, anh chưa bao giờ lấy lại trạng thái tốt nhất.
Tốc độ và cảm giác bóng của Chiesa giảm đi rất nhiều. Anh cũng không còn tự tin như trước khi thực hiện các pha đi bóng đầy táo bạo.
Đó là lý do Motta quyết định loại cựu cầu thủ Fiorentina ngay khi ông vừa tiếp quản chiếc ghế HLV Juventus từ Max Allegri. Trong dự án của mình, cựu tiền vệ Inter và Barcelona đôn các cầu thủ trẻ thuộc lứa Next Gen lên đội một chứ không chọn Chiesa.
Bắt đầu lại từ Old Trafford
Ở tuổi 26, Chiesa vẫn còn trẻ để bắt đầu lại sự nghiệp. Anh nhận được niềm tin từ bộ phận bóng đácủa Liverpool - những người luôn có yêu cầu cao dựa trên Big Data - thông qua bản hợp đồng dài hạn.
Chắc chắn Chiesa không đến Anfield với một suất đá chính. Tuyển thủ Italy hiểu điều đó và anh sẵn sàng cạnh tranh với những Mohamed Salah, Luis Diaz, Diogo Jota hay Cody Gakpo để trở thành một phần trong vòng quay của Arne Slot.
Điểm mạnh của Chiesa là anh có thể đảm nhận bất kỳ vị trí nào trong 1/3 cuối sân, dù vai trò yêu thích là tấn công cánh trái.
Anh có thể vào sân thay Salah từ phút 75 trở đi, hoặc cạnh tranh một suất bên cánh trái. Về lý thuyết, Arne Slot rất vui khi có chữ ký mới để làm phong phú thêm hàng công.
"Tôi rất hạnh phúc. Tôi rất nóng lòng được trở thành cầu thủ mới của Liverpool. Cả tôi và gia đình đều rất hạnh phúc", Chiesa chia sẻ khi ký hợp đồng.
Chiesa từng xem EURO 2024 là bệ phóng để anh trỗi dậy. Tuy nhiên, mục tiêu của anh không thành vì Azzurri thi đấu kém về mọi mặt trong giải đấu lớn đầu tiên mà Luciano Spalletti dẫn dắt.
Bất chấp sự thể hiện hạn chế trong các trận đấu ở mùa hè nước Đức, Chiesa vẫn được Liverpool chào đón với vòng tay mở rộng.
Chưa rõ về khả năng Chiesa có tham dự trận đấu với MU hay không (22h ngày 1/9). Khả năng cao là Arne Slot sẽ điền anh vào danh sách đăng ký để trải nghiệm không khí ở một nền bóng đá mới, với một trong những trận mang tầm cỡ lịch sử.
Old Trafford sẽ là nơi để Chiesa bắt đầu chương mới trong sự nghiệp của mình.
Fofana vừa mổ dây chẳng đầu gối và nhiều khả năng sẽ phải nghỉ hết mùa 2023/24, buộc HLV Pochettino phải gấp rút tìm người thay thế.
Tuy nhiên, Guardian tiết lộ, dù nhà cầm quân Argentina thích Maguire nhưng các ông chủ Mỹ đã bác bỏ phương án này do muốn đầu tư vào nhân tố trẻ hơn.
Bởi vậy, Chelsea sẽ không theo đuổi Maguire. Họ chuyển hướng sang cái tên khác là Marc Guehi của Crystal Palace.
Trung vệ 23 tuổi trưởng thành từ lò đào tạo Cobham nhưng gia nhập Palace cách đây 2 năm với mức phí 18 triệu bảng.
Marc Guehi nhanh chóng khẳng định năng lực tại sân Selhurst Park và được HLV Southgate gọi lên tuyển Anh.
Mặc dù vậy, để thuyết phục Crystal Palace nhả người, giờ Chelsea phải chi ra số tiền trên 50 triệu bảng.
Trong tay Pochettino còn 4 lựa chọn ở vị trí trung vệ, bao gồm Thiago Silva, Benoit Badiashile, Levi Colwill và Trevoh Chalobah. Mặc dù vậy, tương lai Cowill và Chalobah cũng không chắc chắn.
" alt="Chelsea bác tin chiêu mộ Maguire, MU chưng hửng"/>Đáng chú ý, chuyến thăm này diễn ra vào tháng 10/2016, tức chỉ vài tháng sau khi tòa trọng tài đặc biệt ra phán quyết có lợi cho Philippines về những tranh chấp về yêu sách của Bắc Kinh trên Biển Đông. Tuy nhiên, Chính phủ của Thủ tướng Razak dường như quyết không để sự kiện mang tính bước ngoặt trên ảnh hưởng đến việc theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc.
Những nỗ lực này dường như đã được đền đáp, với nhiều cuộc trao đổi cấp cao, các cuộc tập trận song phương quy mô lớn, cùng các cuộc trao đổi kiến thức quân sự diễn ra liên tục giữa hai nước. Thậm chí, tàu ngầm Trung Quốc đã thực hiện 2 chuyến thăm tới căn cứ hải quân Sepanggar của Malaysia, dù căn cứ này nằm ở một vị trí khá nhạy cảm trên Biển Đông.
Tuy nhiên, trong vòng 5 năm trở lại đây, giới chức Malaysia lại đang ngày càng thờ ơ trước những giá trị trong mối quan hệ quốc phòng với Trung Quốc. Theo phân tích của Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), điều này có thể bắt nguồn từ những xáo trộn trên chính trường Malaysia, dịch Covid-19, cùng với các hành động mang tính khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông.
Thủ tướng Malaysia Rajib Nazak trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2017. Ảnh: Reuters |
Dưới thời Thủ tướng Najib Razak, Kuala Lumpur đã có nhiều cuộc trao đổi quốc phòng cấp cao hơn với Bắc Kinh, trong đó có chuyến thăm năm 2016 của Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy trước thềm cuộc tập trận chung Aman-Youyi.
Đến tháng 3 năm 2017, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng trở thành lãnh đạo cấp cao nhất của quân đội nước này đến thăm Malaysia. Ông Hứa Kỳ Lượng đã gặp cả Thủ tướng Najib Razak lẫn Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein, và đạt được sự đồng thuận nhằm làm sâu sắc và mở rộng hơn các lĩnh vực hợp tác quốc phòng.
Tuy nhiên, số lượng chuyến thăm song phương giữa hai nước đã giảm mạnh sau khi ông Mahathir Mohamad nhậm chức Thủ tướng Malaysia vào năm 2018. Kể từ đó cho đến nay, giới chức Kuala Lumpur chỉ tham dự Diễn đàn Tương Sơn - một cuộc đối thoại an ninh cấp khu vực do Bắc Kinh sáng lập vào đầu năm 2006, và lễ tiếp nhận tàu sứ mệnh ven biển (LMS) đầu tiên do Trung Quốc sản xuất.
LMS là một phần trong chương trình hiện đại hóa của Hải quân Malaysia, nhằm giảm 15 lớp tàu hiện tại của nước này xuống chỉ còn 5. 18 tàu LMS được Malaysia đặt mua nằm trong kế hoạch trên, với 4 tàu đầu tiên được Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc ký hợp đồng sản xuất.
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng trong chuyến thăm tới Kuala Lumpur, Malaysia năm 2017. Ảnh: Tân Hoa Xã |
Trong thỏa thuận ban đầu trị giá 1,17 tỷ ringgit (tương đương 285 triệu USD) được ký kết năm 2017, 2 tàu LMS sẽ được đóng ở Trung Quốc và 2 tàu còn lại sẽ được đóng ở Nhà máy đóng tàu hải quân Boustead của Malaysia, nhằm giúp nhà máy này được hưởng lợi từ việc chuyển giao kỹ năng và công nghệ của Trung Quốc.
Nhưng đến tháng 3 năm 2019, chính phủ của Thủ tướng Mahathir Mohamad đã đàm phán lại thỏa thuận để cả 4 tàu LMS sẽ được đóng tại Trung Quốc, với chi phí giảm nhẹ xuống còn 1,047 tỷ ringgit (tương đương 255 triệu USD.
Tính đến tháng 3 năm nay, tất cả 4 tàu LMS đã được hoàn thành, và 2 trong số chúng đã đưa vào hoạt động. Hai tàu còn lại dự kiến sẽ hoạt động vào cuối năm nay.
Tháng 10 năm ngoái, tạp chí quốc phòng Jane's đã chỉ ra một số điểm yếu của tàu LMS, có tên gọi KD Keris. Những khiếm khuyết này, chủ yếu liên quan đến “các hệ thống cảm biến và chiến đấu”, được giới chức Malaysia ghi nhận và báo cáo với các nhà thầu Trung Quốc để cải thiện.
Trớ trêu thay, tàu KD Keris lại được Hải quân Malaysia triển khai vào tháng 11 năm ngoái để giám sát chính tàu Hải cảnh Trung Quốc ở Bãi cạn Luconia, nơi được cho là đã xảy ra một vụ đụng độ giữa tàu hai nước.
Một LMS đang được Trung Quốc đóng cho Malaysia. Ảnh: Hải quân Hoàng gia Malaysia |
Malaysia đã quyết định tìm kiếm các đối tác nước ngoài khác để đóng các tàu LMS còn lại của mình. Hiện tại, khả năng về một cuộc đặt mua rầm rộ các mặt hàng từ Trung Quốc của Malaysia chưa chắc đã xảy ra, dù nhiều hệ thống vũ khí do Trung Quốc sản xuất vẫn nằm trong một số hạng mục mua sắm của nước này. Ví dụ, máy bay chiến đấu JF-17 do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất và máy bay huấn L-15B do Hàng không Hongdu của Trung Quốc phát triển, đều là những ứng cử viên trong dự án phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ của Malaysia.
Sau cuộc thay đổi chính trị hồi tháng 2/2020, đồng thời với cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra, các hoạt động liên quan đến ngoại giao và quốc phòng giữa Malaysia và Trung Quốc đã bị thu hẹp đáng kể. Chỉ có một ngoại lệ duy nhất là chuyến thăm hồi tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa.
Tại Kuala Lumpur, Bộ trưởng Ngụy Phương Hòa đã gặp cả Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin và Bộ trưởng Quốc phòng Ismail Sabri Yaakob, để cùng thảo luận về các vấn đề trên Biển Đông, phòng chống dịch Covid-19 và tăng cường hợp tác quốc phòng.
Trên giấy tờ, Chính phủ Thủ tướng Yassin đã chỉ định 2 cựu binh trong nội các Thủ tướng Najib Razal làm lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Malaysia. Đặc biệt, việc bổ nhiệm ông Hishammuddin Hussein làm Bộ trưởng Ngoại giao sẽ tạo nên lợi thế trong việc thắt chặt quan hệ quốc phòng Malaysia-Trung Quốc.
Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa hồi tháng 9/2020. Ảnh: Tân Hoa Xã |
Theo SCMP, chính phủ vốn không ổn định của Malaysia đã liên tục bị sao nhãng bởi tình hình chính trị trong nước và dịch Covid-19. Vì vậy, khó có khả năng giới chức Kuala Lumpur sẽ đặt vấn đề hợp tác ngoại giao và quốc phòng với Trung Quốc làm ưu tiên hàng đầu vào thời điểm này.
Bên cạnh đó, các động thái của Bắc Kinh đối với những tranh chấp trên Biển Đông cũng góp phần làm nguội lạnh tình hữu nghị và tăng sự hoài nghi của giới chức quốc phòng Malaysia về hiệu quả của việc phát triển các mối quan hệ quốc phòng với Trung Quốc. Sự kiện giàn khoan West Capella của Malaysia hồi tháng 4 năm ngoái là một minh chứng rõ nét nhất cho điều này.
Tờ báo này nhận định, sự hợp tác quốc phòng Malaysia-Trung Quốc, dù vẫn được xem như một cách thức xây dựng lòng tin giữa hai nước, nhưng giờ đây đã bị nghi ngờ hơn rất nhiều so với những năm đầu thập niên 2010.
Việt Anh
Một số nhà quan sát tin Trung Quốc đang áp dụng một chiến lược cũ ở Biển Đông, vốn từng qua mặt được cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama để thử thách tân lãnh đạo Nhà Trắng Joe Biden.
" alt="Quan hệ quân sự Malaysia"/>