Theo đó, điều chỉnh thời gian năm học 2019-2020 và học kỳ II bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 7; dời kỳ thi THPT quốc gia đến cuối tháng 7/2020.
Học sinh TP.HCM (Ảnh: Lê Huyền) |
Theo bản dự thảo, việc này nhằm giúp các cơ sở chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học. Có sự đồng bộ về thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 và năm học mới.
Ngoài ra, việc này còn giúp học sinh và phụ huynh yên tâm, chủ động sắp xếp công việc, sinh hoạt, học tập của cá nhân, gia đình.
Trước đó, UBND TP.HCM đã có quyết định cho học sinh nghỉ học tới hết tháng 2. Đồng thời UBND thành phố sẽ tiếp tục báo cáo và kiến nghị Chính phủ, Bộ GD-ĐT cho phép học sinh, sinh viên, học viên các cở sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn nghỉ học đến hết tháng 3/2020. Cùng đó sẽ điều chỉnh thời gian năm học 2019-2020, tiếp tục học kỳ II từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2020 để hoàn tất chương trình.
Thông thường kỳ thi THPT quốc gia hàng năm sẽ diễn ra vào cuối tháng 6.
Hiện tại Bộ GD- ĐT khẳng định trường hợp diễn biến dịch bệnh phức tạp hơn nữa thì thời điểm kết thúc năm học cũng có thể kéo dài từ 2 đến 3 tuần. Tuy nhiên về việc lùi thời gian thi THPT quốc gia, ông
Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT), cho hay Bộ GD-ĐT chưa có hướng dẫn cụ thể. Do đó, không thể nói là kỳ thi THPT quốc gia có bị lùi hay không. Căn cứ vào tình hình thực tế của dịch bệnh cũng như việc nghỉ học của học sinh ở các địa phương, Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi THPT quốc gia ở thời điểm phù hợp, tương ứng với thời điểm kết thúc năm học được lùi.
Thông thường, kỳ thi THPT quốc gia hàng năm sẽ diễn ra vào cuối tháng 6.
Bộ GD-ĐT cho biết, trong trường hợp diễn biến dịch bệnh phức tạp hơn, thì thời điểm kết thúc năm học cũng có thể kéo dài từ 2 đến 3 tuần. Song ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho hay do đến thời điểm hiện tại, Bộ chưa có hướng dẫn cụ thể về thời điểm tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2020. Do đó, không thể nói là kỳ thi THPT quốc gia năm nay có bị lùi hay không. Căn cứ vào tình hình thực tế của dịch bệnh cũng như việc nghỉ học ở các địa phương, Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi THPT quốc gia ở thời điểm phù hợp, tương ứng với thời điểm kết thúc năm học được lùi.
Lê Huyền
- Cùng với các quyết định cho học sinh tiếp tục nghỉ học từ 1-2 tuần phòng dịch bệnh virus Covid-19, lãnh đạo Hà Nội và TP.HCM còn có thêm những đề xuất khác: Nghỉ học hết tháng 3, hoặc tổ chức 4 kỳ nghỉ trong một năm học.
" alt=""/>Vì virus corona, TPHCM đề xuất nghỉ học tháng 3, thi THPT quốc gia vào cuối tháng 7Cụ thể, Bộ yêu cầu căn cứ vào tình hình thực tế dịch bệnh, các sở GD-ĐT, các đại học, học viện, trường ĐH, CĐ sư phạm và trung cấp sư phạm chủ động phối hợp với ngành Y tế tại địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Trong trường hợp cần thiết, giám đốc các sở GD-ĐT, ĐH, học viện; Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ sư phạm và trung cấp sư phạm xem xét, quyết định cho học sinh, sinh viên tạm thời nghỉ học và có kế hoạch học bù để đảm bảo chương trình giáo dục.
Công văn khẩn của Bộ GD-ĐT |
Cùng với đó, tuyên truyền cho trẻ em, học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường về dịch bệnh và các biện pháp phòng bệnh, cách thức tự theo dõi sức khỏe, khai báo khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh; đeo khẩu trang khi tới chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có biểu hiện sốt, ho (khuyến khích đeo khẩu trang khi đến trường và tham gia các hoạt động ngoại khóa).
Bộ cũng yêu cầu các sở, trường báo cáo kịp thời những trường hợp bất thường ở địa phương về Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) trong giờ học sáng nay. Ảnh: Văn Dương |
Không khuyến khích nghỉ học
Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp từ virus Corona, nhiều phụ huynh băn khoăn quyết định cho con nghỉ học bởi yếu tố lo ngại không đuổi kịp chương trình học.
Chia sẻ bên lề cuộc họp trực tuyến bàn về công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp từ virus Corona do Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức sáng nay 31/1, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở này cho hay, việc có cho học sinh toàn thành phố nghỉ học hay không phải dựa trên khuyến cáo của cơ quan chức năng, đặc biệt là ngành y tế.
“Khi có khuyến cáo học sinh cần phải nghỉ học để phòng lây lan dịch bệnh thì Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ có chỉ đạo thông báo chính thức tới các cơ sở giáo dục trực thuộc”, ông Tiến nói.
Một lớp học ở Vĩnh Phúc khá vắng vẻ sáng 31/1, sau thông tin địa phương này có người nhiễm bệnh. |
Về việc phụ huynh lo lắng và tự ý cho con nghỉ học, ông Tiến cho rằng, các trường nên tuyên truyền đến phụ huynh không nên cho con nghỉ học khi chưa có khuyến cáo và công bố chính thức của các cơ quan chức năng vì điều này sẽ ảnh hưởng tới việc học tập của học sinh. Thay vào đó, phụ huynh cần cùng các nhà trường tích cực thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch bệnh cho học sinh theo hướng dẫn.
Ông Tiến cũng khuyến cáo các trường không nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại vào giai đoạn cao điểm phòng chống dịch bệnh như hiện nay. Bởi những điểm du lịch sẽ là những nơi đông người, có nhiều du khách nước ngoài có nguy cơ tiềm ẩn, lây nhiễm dịch bệnh lớn.
“Còn những sinh hoạt diễn ra trong lớp, trường thì chúng tôi nghĩ vẫn có thể tổ chức một cách bình thường. Tuy nhiên cũng cố gắng hạn chế để tránh việc có thể lây lan dịch bệnh”, ông Tiến nói.
Hơn 5.000 học sinh Vĩnh Phúc nghỉ học
Ghi nhận của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc cho thấy, tình trạng học sinh nghỉ học đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là ở các bậc học, cấp học dưới.
Chiều qua tại tỉnh này có 2 người kết quả dương tính với virus corona. Hai người này đều từ Vũ Hán, Trung Quốc trở về. Một ở huyện Tam Dương, người còn lại ở huyện Bình Xuyên.
Báo cáo nhanh ngày 30/1 (tức mùng 6 Tết) từ 9 phòng GD-ĐT của Vĩnh Phúc cho thấy, cấp tiểu học có 2.165 học sinh nghỉ học, chiếm 1,78%. Cấp THCS có 730 học sinh nghỉ học, chiếm 1,3% (số liệu chưa bao gồm các huyện Tam Đảo, Vĩnh Tường).
Sang ngày 31/1 (mùng 7 Tết), số học sinh nghỉ học tăng mạnh hơn với trên 5.200 học sinh, tập trung ở các cấp học dưới.
Theo số liệu cập nhật lúc 9h sáng nay, cấp tiểu học, huyện Tam Dương đang dẫn đầu với 1.313 học sinh nghỉ học, Vĩnh Yên với 1.171 học sinh, Bình Xuyên là 851; các huyện, thành phố khác phổ biến ở con số 200-400 học sinh. Ở cấp THCS, số học sinh nghỉ học tại các huyện, thành phố ít hơn, phổ biến dao động từ khoảng 60-200 học sinh/địa phương.
Tại 30 trường THPT trên địa bàn tỉnh, số học sinh nghỉ học tại mỗi trường dao động từ một vài đến khoảng 40 học sinh. Trong đó, chiếm một phần nhỏ là các lý do ốm, sốt.
Học sinh tiểu học Vĩnh Phúc đeo khẩu trang giờ ngủ trưa ngày 31/1. Ảnh: Nguyễn Nga |
Tuỳ quy mô có thể cho nghỉ 1 lớp hay toàn trường
Tại buổi họp báo chiều 31/1 của Bộ Y tế, ông Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp y tế công cộng Việt Nam cho biết, dịch đang diễn biến phức tạp, các vấn đề thời gian ủ bệnh, người lành có lây hay không chưa thật rõ ràng. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo không có việc thì người dân không nên đến chỗ đông người, đi du xuân nếu không khẩn cấp, không nên tổ chức hội họp, có thể thay bằng họp trực tuyến, không tổ chức lễ hội…
“Giờ chưa cấm nhưng dịch dã đến đâu, các bộ ngành sẽ căn cứ mức độ lây lan, tình hình dịch bệnh để tư vấn cho Chính phủ có khuyến cáo đến đó”, ông Phu thông tin.
Với trường học, nếu xác định nhiễm corona sẽ có các biện pháp đáp ứng ngay như cách ly, theo dõi các học sinh tiếp xúc. Tùy theo quy mô có thể cho nghỉ 1 lớp hay nghỉ toàn trường.
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra đang diễn biến phức tạp. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã tuyên bố dịch virus corona là “tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu”.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính đến 6h sáng nay, thế giới đã ghi nhận 9.807 trường hợp nhiễm virus corona, 213 trường hợp tử vong, 115 trường hợp mắc bệnh ngoài Trung Quốc.
Tại Việt Nam, có 5 người nhiễm virus corona, trong đó có 2 bệnh nhân người Trung Quốc (1 người đã khỏi) và 3 người Việt Nam đang điều trị tại bệnh viện tỉnh Thanh Hóa và bệnh viện Nhiệt đới TƯ ở Đông Anh, Hà Nội.
Hiện số trường hợp nghi nhiễm tại Việt Nam là 97 trường hợp, trong đó có 65 trường hợp đã xét nghiệm âm tính với virus corona và 32 trường hợp tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ để không lây nhiễm ra cộng đồng.
Ngoài ra còn có 43 trường hợp sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu sốt, ho nhưng vẫn được cách ly theo dõi do có tiếp xúc gần với người nghi nhiễm corona.
Ăn trưa cũng phòng bị cẩn thận. Ảnh: NN |
Thanh Hùng - Nguyễn Nga
- Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp từ virus Corona, nhiều phụ huynh ở Hà Nội băn khoăn quyết định cho con nghỉ học bởi yếu tố không đuổi kịp chương trình học.
" alt=""/>Phòng virus corona: Các địa phương, trường được cho học sinh, sinh viên nghỉ họcTheo "Kế hoạch chẩn đoán và điều trị viêm phổi lạ do virus corona mới” của Ủy ban Y tế Quốc gia và Cục Quản lý Y học Cổ truyền Trung Quốc công bố, việc lây lan virus corona mới qua nước bọt là cách lây truyền chính, bên cạnh đó lây truyền virus qua tiếp xúc cũng vô cùng nguy hiểm. Ngoài việc đeo khẩu trang để ngăn chặn virus trong nước bọt, chúng ta cũng cần thận trọng với nhiễm virus thông qua tiếp xúc ở tay, sau đó dùng tay dụi mắt, ngoáy mũi, chạm vào miệng,… gây nhiễm trùng và lây lan.
Nhiều người có thể nghĩ: Tôi không tiếp xúc với bệnh nhân và khẳng định cơ thể không có vấn đề gì. Thực tế, lộ trình tiếp xúc không thể lường trước được. Một chương trình khoa học phổ biến trên TBS TV tại Nhật Bản nói về "sức mạnh" truyền dẫn do tiếp xúc. Chương trình nói về virus cúm, nó cũng giống tương tự như virus corona mới, lây lan qua các giọt nước bọt từ miệng người bệnh và tiếp xúc.
Gia đình Kosaka gồm 7 người đã tham gia chương trình: Vợ chồng ông Kosaka, hai cô con gái, hai cậu con trai và người bà của những đứa trẻ.
Đội ngũ nhân viên trong chương trình đã phun thuốc nhuộm huỳnh quang đặc biệt lên tay ông Kosaka để mô phỏng cảnh bị nhiễm virus cúm.
Thuốc nhuộm huỳnh quang này vô hình với mắt thường, nhưng có thể phát ra ánh sáng trắng đáng chú ý dưới ánh đèn huỳnh quang.
Bằng cách này, để mô phỏng virus, có bao nhiêu người có thể lây lan qua tiếp xúc! Chương trình chính thức bắt đầu, vào thời điểm này các thành viên khác trong gia đình không phủ thuốc nhuộm huỳnh quang.
Trong cuộc sống gia đình kéo dài hai giờ, ông Kosaka chỉ tương tác với hai đứa con trai và những người khác không tiếp xúc với cha mình.
Sau đó, nhóm chương trình bắt đầu kiểm tra kết quả. Đầu tiên họ chiếu sáng đèn huỳnh quang vào 2 cậu con trai, đương nhiên tay của đứa trẻ cũng đã được phun thuốc nhuộm, trong quá trình dùng tay chạm lên mặt, thuốc nhuộm cũng bị vấy bẩn trên mặt.
Tại thời điểm này, nếu ông Kosaka mang virus, thì hai cậu con trai của ông đã bị nhiễm virus. Vậy những người khác chưa gặp ông Kosaka thì sao?
Đáng ngạc nhiên: Vợ và cô hai con gái cũng bị nhiễm virus!
Chuyện gì đang xảy ra ở đây vậy?
Đầu tiên hãy nhìn cách cô chị gái bị nhiễm virus. Hóa ra bố đã chạm tay vào tay nắm cửa khi ra ngoài, và sau một lúc, cô chị gái cũng chạm vào tay nắm cửa, nên virus đã truyền sang cho cô. Cô chị thường có thói quen nhổ tóc bằng tay, trong quá trình đó, virus lây sang tóc và mặt.
Người em gái bị nhiễm bệnh vì cô và em trai đang chơi trò chơi chuyền. Virus đã truyền sang người cô em gái qua trái bóng.
Người mẹ đang ôm cậu con trai, cậu con trai dùng tay lau mặt người mẹ, dẫn đến truyền virus sang mẹ.
Chỉ trong hai giờ, gia đình đều bị lây nhiễm, cho thấy sức mạnh của việc lan truyền virus thông qua tiếp xúc rất lớn. Nhóm chương trình cũng tìm thấy dấu hiệu của virus trên lan can cầu thang và túi đồ ăn vặt ở nhà. Nếu người ngoài tiếp xúc với những thứ này, họ cũng có thể bị nhiễm bệnh.
Đây là lan truyền qua tiếp xúc, và nó có thể được truyền gián tiếp ngay cả khi không tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên có một người trong gia đình không bị nhiễm virus đó là người bà. Bà cũng dành hai giờ với gia đình, tại sao không có virus trên mặt?
Nhóm chương trình đã xem xét lại cuộc sống của người bà và cuối cùng đã tìm ra lý do. Hóa ra người bà đã làm việc nhà, bà rửa chén và rau bằng nước. Mặc dù virus cũng có cơ hội làm nhiễm bẩn tay bà, nhưng virus đã bị nước cuốn trôi và virus không có cơ hội lây lan sang mặt. Đó là "rửa tay" đã bảo vệ bà.
Khuyến cáo đầu tiên của Tổ chức Y tế Thế giới về bảo vệ chống lại các virus corona mới là rửa tay. Nó có hiệu quả ngăn ngừa virus và vi khuẩn, giảm 23 - 40% tiêu chảy và bảo vệ một phần năm trẻ em khỏi viêm phổi.
Khẩu trang không phải “bùa hộ mệnh” nếu không rửa tay Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng 1 cho rằng, việc đeo khẩu trang phòng ngừa virus corona là tốt, song rửa tay bằng xà phòng còn quan trọng hơn. Đừng nhầm lẫn khẩu trang là mặt nạ chống lại mọi con virus nguy hiểm. Trong thời điểm này nếu những người trong vùng dịch phải song song thực hiện đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên mới đảm bảo an toàn. Khẩu trang có tác dụng che mùi, che bụi và hàng tá con virus khác. Song, nếu bạn không rửa tay có thể virus bám vào tay và lây lan đường này. Khẩu trang có thể mang ở chốn đông người nghĩa là mặt đối mặt 2m và chưa biết đối phương có mầm bệnh hay không. Còn ở những nơi không khí trong lành, cách xa tâm dịch và không có bụi, mùi đeo khẩu trang rất bất tiện. Vị bác sĩ nhấn mạnh việc rửa tay quan trọng hơn đeo khẩu trang và mong bà con đừng đổ xô đi mua khẩu trang về đeo, rồi quên cả chuyện rửa tay. Đặc biệt bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh chú ý vấn đề này đối với trẻ em. Bác sĩ Khanh lạc quan rằng, người ông trải qua bao trận dịch bệnh, tiếp xúc bệnh nhân có mầm bệnh đặc biệt ông luôn đeo khẩu trang, rửa tay và tự tin mình có hàng trăm “mầm bệnh” cùng chung sống hòa bình với nhiều kháng thể. Phan Nhơn |
Hà Vũ (dịch theo Sohu)
4 bệnh nhân nghi nhiễm virus corona đang được cách ly và chờ kết quả xét nghiệm từ Viện Pasteur. Đáng nói cả 4 người đã từng đi qua tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc.
" alt=""/>Không chỉ đeo khẩu trang, đây mới là cách phòng ngừa virus corona hiệu quả nhất