Lễ bốc thăm chia bảng vòng loại U23 châu Á 2022 được tổ chức vào 14h (theo giờ Việt Nam) ngày 9/7 tại trụ sở của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia.Tuyển U23 Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại khu vực phía Đông cùng với Hàn Quốc, Australia, Thái Lan và CHDCND Triều Tiên.
Theo kết quả bốc thăm, tuyển U23 Việt Nam rơi vào bảng khá dễ, gặp các đối thủ Myanmar, Hong Kong và Đài Loan. Ở bảng này, Đài Loan được AFC trao quyền đăng cai.
Trong khi đó, đối thủ láng giềng của Việt Nam là U23 Thái Lan rơi vào bảng có Malaysia, Lào và Mông Cổ. Đây cũng là bảng đấu dễ thở với đội bóng xứ Chùa Vàng.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/07/09/15/vong-loai-chau-a-u23-viet-nam-gap-myanmar-hong-kong-dai-loan.jpg) |
5 bảng đấu khu vực Đông châu Á |
Vòng loại U23 châu Á 2022 có tổng cộng 43 đội tuyển, trong đó 23 đội tuyển thuộc khu vực phía Tây và 20 đội tuyển thuộc khu vực phía Đông. 23 đội tuyển ở khu vực phía Tây sẽ được được vào 6 bảng (5 bảng 4 đội và 1 bảng 3 đội).
Trong khi đó, khu vực phía Đông còn lại 19 đội tuyển sau khi Macau rút lui, sẽ được chia làm 5 bảng, gồm 4 bảng 4 đội và 1 bảng 3 đội thay vì 5 bảng mỗi bảng 4 đội như kế hoạch ban đầu.
Hiện tại, AFC chưa có thông tin về quốc gia sẽ thay thế Thái Lan làm chủ nhà của một trong 5 bảng đấu của khu vực phía Đông. Bốn trong năm đội chủ nhà hiện tại là Đài Loan, Indonesia, Mông Cổ và Singapore.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/05/13/15/u23-viet-nam-la-m-ha-t-gio-ng-so-1-vo-ng-loa-i-chau-a-2022.jpeg) |
U23 Việt Nam với nòng cốt là các cầu thủ U22 tham dự SEA Games 31 |
Theo kế hoạch, vòng loại U23 châu Á 2022 diễn ra từ ngày 23/10 đến 31/10/2021. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giải đấu diễn ra tại địa điểm tập trung theo thể thức vòng tròn 1 lượt tính điểm xếp hạng tại mỗi bảng.
Sau vòng loại, 11 đội xếp thứ nhất và 4 đội xếp thứ nhì có thành tích tốt nhất giành quyền vào VCK, tổ chức tại Uzbekistan từ 1/6 đến 19/6/2022.
U23 Việt Nam từng làm nên kỳ tích với ngôi Á quân ở VCK U23 châu Á 2018 tại Thường Châu (Trung Quốc). Tuy nhiên ở VCK diễn ra tại Thái Lan năm 2020, thầy trò HLV Park Hang Seo đã không vượt qua được vòng bảng.
Theo lịch thi đấu, HLV Park Hang Seo sẽ phải "vừa xay lúa, vừa bế em" với tuyển Việt Nam ở vòng loại cuối World Cup 2022 và vòng loại U23 châu Á 2022.
Kết quả bốc thăm khu vực phía Tây:
Bảng A: Syria, Qatar, Yemen, Sri Lanka.
Bảng B: Iran, Tajikistan, Lebanon, Nepal.
Bảng C: Iraq, Bahrain, Afghanistan, Maldives.
Bảng D: Saudi Arabia, Bangladesh, Kuwait, Uzbekistan.
Bảng E: UAE, Oman, Ấn Độ, Kyrgyzstan.
Bảng F: Jordan, Palestine, Turkmenistan.
Video lễ bốc thăm vòng loại U22 châu Á 2022:
Huy Phong
![Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại vòng loại U23 châu Á 2022](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/07/13/14/lich-thi-dau-cua-u23-viet-nam-tai-vong-loai-u23-chau-a-2022.jpeg?w=145&h=101)
Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại vòng loại U23 châu Á 2022
Lịch thi đấu vòng loại U23 châu Á 2022 - Cập nhật lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại vòng loại U23 châu Á 2022.
" alt=""/>Kết quả bốc thăm vòng loại U23 châu Á, U23 Việt Nam vào bảng siêu nhẹ
![](<p>Bà Nguyễn Thị Hồng Minh (SN 1957, hộ khẩu thường trú tại số nhà 138, ngõ Văn Chương, phường Văn Chương, quận Đống Đa) gửi đơn kêu cứu tới VietNamNet về việc gia đình bị thu hồi gần như toàn bộ đất ở nhưng không được tái định cư, chỉ được hỗ trợ 106 triệu đồng tài sản trên đất.</p><p>Theo bà Minh, gia đình bà sinh sống ổn định, liên tục trên thửa đất nói trên từ năm 1983 đến nay, đóng góp nghĩa vụ tiền sử dụng đất, có tên trong sổ sách địa chính, sổ bộ thuế được UBND phường xác nhận.</p><table class=)
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/01/19/23/x2.jpg) |
|
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/01/19/23/x1.jpg) |
Thửa đất gần 80m2 của gia đình bà Minh bị thu hồi gần như toàn bộ nhưng không được đền bù về đất |
Bố mẹ bà Minh (cụ Nguyễn Ngọc Tuần và cụ Vũ Thị Thu) đều là người có công với cách mạng, được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến Hạng Nhất – năm 1984; Huân chương Chiến thắng Hạng Ba do Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký ngày 18/5/1958; Huân chương Độc lập Hạng Ba do Chủ tịch nước Lê Đức Anh ký ngày 21/8/1995. Cụ Tuần là Trung đội trưởng đơn vị Trung đoàn 48, Sư 320. Tuy nhiên, chủ trương của UBND TP Hà Nội về việc mở rộng xây dựng trụ sở UBND phường Văn Chương, gia đình bà thuộc diện bị thu hồi đất để thực hiện dự án.
Ngoài ra, gia đình bà Minh còn thờ Liệt sỹ Doãn Nam Xuyên hy sinh vào tháng 12/1946 trong khi chiến đấu với quân địch tại Hà Nội.
“Gia đình tôi là thân nhân liệt sỹ, có công với cách mạng. Đây là chỗ ở duy nhất của gia đình, không còn chỗ ở nào khác. Xung quanh, các hộ liền kề đều đã xây dựng nhà ở kiên cố nhưng vẫn không bị chính quyền xử lý” – bà Minh thông tin.
Ngày 28/12/2020, UBND quận Đống Đa ban hành quyết định 4128 về việc thu hồi đất của gia đình bà Nguyễn Thị Hồng Minh với mục đích xây dựng trụ sở UBND phường Văn Chương và GPMB, chống lấn chiếm.
Diện tích gia đình bà bị thu hồi gần như toàn bộ (73.8m2/77.9m2). Tuy nhiên, gia đình bà không nhận được chính sách tái định cư đối với phần diện tích đất bị thu hồi; không được đền bù về đất, chỉ được hỗ trợ đền bù tài sản trên đất với lý do: đất không được cấp GCN QSDĐ.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/01/19/23/x3.jpg) |
Dự án thu hồi đất để phục vụ xây dựng trụ sở UBND phường Văn Chương |
Từ cuối tháng 12/2021 đến nay, bà liên tục nhận được các thông báo của Quận về việc cưỡng chế thu hồi đất.
Ngày 5/1, lực lượng chức năng đã tiến hành cưỡng chế, hàn tấm tôn, chăng dây phong tỏa toàn bộ mặt tiền khu đất của gia đình bà Minh đang sử dụng.
Không riêng hộ gia đình bà Minh, nhiều hộ dân tại khu đất 138 ngõ Văn Chương đều ở ổn định, lâu dài từ trước năm 1983, đều chưa được cấp GCN QSDĐ.
3 lần điều chỉnh đền bù
Thửa đất gia đình bà Minh sinh sống có mặt tiền chạy dài gần chục m2, ông bà cho thuê làm cửa hàng lấy tiền sinh sống hàng ngày. Vì lý do sức khỏe, bệnh tật, không có khả năng lao động; chồng bà đang điều trị ung thư giai đoạn cuối, đây là nguồn thu nhập chính của gia đình bà Minh.
“Chúng tôi không phản đối chủ trương của xây dựng trụ sở phường. Tuy nhiên, thu hồi gần hết diện tích đất ở của gia đình mà không đền bù đất, không có nhà tái định cư. Hiện tại, chúng tôi không có chỗ ở nào khác” – bà Minh cho biết.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/01/19/23/chuyen3.jpg) |
Khu đất 138 ngõ Văn Chương của gia đình bà Minh |
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/01/19/23/chuyen4.jpg) |
Hiện tại đang bị quây kín tôn đối với phần diện tích đất bị thu hồi |
Lý do vì sao thửa đất sinh sống ổn định lâu dài trước năm 1993, không có tranh chấp mà chưa được cấp sổ đỏ, bà Minh cho rằng, địa bàn phường Văn Chương có rất nhiều dự án treo. Mỗi một dự án được thông qua, đất ở của người dân lại bị thu hồi do đó, chính quyền không cấp GCN QSDĐ cho các hộ dân.
Vì lẽ đó, nhiều hộ dân phải chịu mang tiếng sống trên đất “nhảy dù” ngay giữa Thủ đô.
Thời điểm nhận QĐ thu hồi đất vào tháng 12/2020, gia đình bà Minh được thông báo đền bù số tiền 106 triệu đồng, không có tái định cư.
Sau nhiều lần đơn thư khiếu nại, trong các ngày 30/9 và 8/10/2021, PCT UBND quận Đống Đa Trịnh Hữu Tuấn ký liên tiếp hai QĐ điều chỉnh bổ sung phương án bồi thường, hỗ trợ đối với gia đình bà Minh.
Theo đó, từ mức nhận đền bù hơn 106 triệu đồng, gia đình bà được nhận số tiền hơn 784 triệu đồng, cao hơn mức tiền hỗ trợ cũ là gần 680 triệu đồng.
Ngoài ra, gia đình bà được quyền mua một căn chung cư tái định cư với giá trị hơn 1,6 tỷ đồng, được giảm hơn 300 triệu; khấu trừ 2 khoản tiền được nhận phải trả số tiền chênh lệch còn lại.
“Tôi cũng không hiểu, tại sao ban đầu quận hỗ trợ 106 triệu đồng; sau đó thì lên gần 800 triệu đồng. Nếu như không có đơn từ, chắc chắn chúng tôi chỉ được nhận số tiền hỗ trợ như ban đầu” – bà Minh bức xúc.
Khởi kiện ra tòa
Trao đổi với VietNamNet, GĐ BQL Dự án ĐTXD quận Đống Đa Nguyễn Hoàng Hà cho biết, quận đã nhiều lần mời gia đình bà Minh lên làm việc, tiếp dân… nhưng bà Minh không đồng ý với các phương án đưa ra.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/01/19/23/x6.jpg) |
Khu đất chạy dài gần 10m mặt tiền của gia đình bà Minh |
“Trường hợp bà Minh không đồng ý thì có quyền khởi kiện quyết định hành chính ra tòa” – ông Hà cho biết.
Tại các QĐ số 33 (ngày 15/3/2021); QĐ 1930 (ngày 24/6/2021) về việc giải quyết khiếu nại của bà Nguyễn Thị Hồng Minh, quận Đống Đa cho biết: hồ sơ hiện lưu tại UBND phường và hồ sơ gia đình bà Minh cung cấp liên quan đến thửa đất không đủ điều kiện để cấp Giấy CNQSDĐ nên không được bồi thường về đất.
UBNQ quận Đống Đa cho biết, khiếu nại của bà đòi bồi thường về đất không có cơ sở xem xét. Bà Minh có quyền khiếu nại lên UBND TP Hà Nội hoặc khởi kiện QĐ hành chính ra tòa.
Không đồng ý với trả lời của Quận, bà Minh tiếp tục khiếu nại lên UBND TP Hà Nội. Ngày 7/12/2021, UBNTP Hà Nội tại QĐ 5116 về giải quyết khiếu nại của công dân cũng khẳng định, trường hợp gia đình bà Minh không đủ căn cứ pháp lý để được bồi thường về đất.
Cho rằng có giấy viết tay mua bán đất, có đơn kiến nghị lên chính quyền từ năm 1983; thửa đất ở ổn định, lâu dài trước năm 1993…, bà Minh khẳng định thửa đất có tính pháp lý và phải được đền bù về đất. Bà cho biết sẽ khởi kiện ra TAND quận Đống Đa vụ việc.
![20 năm xử lý không xong công trình lấn chiếm 20m2 đất công](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/11/13/12/ha-noi-20-nam-chat-vat-xu-ly-cong-trinh-lan-chiem-20m2-dat-cong.jpg?w=145&h=101)
20 năm xử lý không xong công trình lấn chiếm 20m2 đất công
Dù có biên bản yêu cầu di dời từ năm 2001, thế nhưng gần 20 năm qua, công trình lấn chiếm 20m2 đất công tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa vẫn tồn tại.
" alt=""/>Thu hồi gần 74m2 đất không đền bù đất, thân nhân liệt sỹ ở Hà Nội kêu cứu
Theo đó có 3 trường hợp nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại, hoặc xây dựng công trình khác theo quy hoạch quy định. Nhà chung cư phải phá dỡ khẩn cấp do sự cố, thiên tai, cháy nổ theo quy định của pháp luật. Nhà chung cư hết niên hạn sử dụng hoặc chưa hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật nhưng có kết luận kiểm định của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh thuộc một trong các trường hợp: Nhà chung cư có các kết cấu chịu lực chính của công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, có nguy cơ sập đổ, không đáp ứng điều kiện tiếp tục sử dụng, cần phải di dời khẩn cấp các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư;
Nhà chung cư bị hư hỏng nặng, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ kết cấu chịu lực chính của công trình và có một trong các yếu tố sau: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phòng cháy chữa cháy; cấp, thoát nước, xử lý nước thải; cấp điện, giao thông nội bộ không đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc có nguy cơ mất an toàn trong vận hành, khai thác sử dụng cần phải phá dỡ để bảo đảm an toàn cho người sử dụng và yêu cầu về cải tạo, chỉnh trang đô thị.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/04/08/21/chuong-cop-vietnamnet-1.jpg) |
Nghị định 69/2021 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có hiệu lực từ ngày 1/9 tới đây |
Trường hợp thứ 3, nhà chung cư bị hư hỏng một trong các cấu kiện kết cấu chính của công trình, gồm móng, cột, tường, dầm, xà không đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường mà chưa thuộc diện phải phá dỡ theo quy định, nhưng nằm trong khu vực có nhà chung cư thuộc diện bị phá dỡ theo quy định khoản 2 Điều 110 của Luật Nhà ở cũng thuộc diện phải phá dỡ.
Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Đối với công trình xây dựng không thuộc sở hữu Nhà nước, Nghị định quy định trong trường hợp chủ sở hữu căn hộ chung cư có nhu cầu tái định cư tại chỗ được thì căn cứ vào điều kiện cụ thể của dự án tại từng khu vực, UBND cấp tỉnh quyết định hệ số k bồi thường từ 1 đến 2 lần diện tích sử dụng căn hộ cũ ghi trong giấy chứng nhận được cấp qua các thời kỳ hoặc diện tích đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận, làm cơ sở để chủ đầu tư lập phương án bồi thường.
Trường hợp có diện tích ngoài diện tích được công nhận trong Giấy chứng nhận hoặc ngoài diện tích đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận thì thực hiện giải quyết theo quy định của pháp luật đất đai. Diện tích căn hộ tái định cư sau khi tính theo hệ số k được quy đổi thành tiền và được nêu rõ trong phương án bồi thường, làm cơ sở để xác định giá trị hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở tái định cư và nghĩa vụ thanh toán tiền chênh lệch của các bên (nếu có).
Đối với các chủ sở hữu tầng 1 mà có dành diện tích nhà để kinh doanh trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành và dự án có bố trí một phần diện tích để kinh doanh dịch vụ, thương mại theo quy hoạch được phê duyệt thì ngoài việc được bồi thường theo quy định tại điểm này, nếu các chủ sở hữu có nhu cầu còn được mua hoặc thuê một phần diện tích sàn kinh doanh thương mại, dịch vụ để kinh doanh; giá bán phần diện tích này được tính theo chi phí đầu tư xây dựng phân bổ trên 1m2 sàn kinh doanh thương mại, dịch vụ cộng với 10% lợi nhuận định mức theo quy định; giá thuê diện tích kinh doanh, dịch vụ do các bên thỏa thuận.
Trường hợp giá trị căn hộ tái định cư lớn hơn giá trị căn hộ cũ sau khi quy đổi theo hệ số k quy định tại điểm a khoản này, thì các bên ký hợp đồng mua bán, hoặc thuê mua nhà ở tái định cư và phải nộp thêm phần giá trị chênh lệch này, nếu chủ sở hữu không mua, thuê mua thì không được bố trí tái định cư và được thanh toán bằng tiền đối với toàn bộ giá trị được bồi thường theo quy định.
Trường hợp chủ sở hữu căn hộ chung cư không có nhu cầu tái định cư tại chỗ mà chủ đầu tư có diện tích nhà, đất tại địa điểm khác để bố trí tái định cư và chủ sở hữu có nhu cầu thì được bố trí tái định cư theo cơ chế quy định.
Đối với nhà thuộc sở hữu Nhà nước thuộc diện phải phá dỡ thì người đang thuê được bố trí thuê căn hộ có diện tích theo thiết kế được duyệt, nhưng không thấp hơn diện tích sử dụng căn hộ cũ, trừ trường hợp không có nhu cầu thuê nhà ở; giá thuê nhà ở được áp dụng như đối với giá thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước; nếu Nhà nước bán căn hộ này thì người đang thuê được mua theo quy định về bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước;
Trường hợp theo quy hoạch được duyệt không xây dựng lại nhà chung cư tại địa điểm cũ thì người đang thuê được bố trí thuê căn hộ tại địa điểm khác theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 20 và cơ chế quy định tại điểm a khoản này; nếu người đang thuê có nhu cầu thì được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Thuận Phong
![Hà Nội sắp cải tạo 3 khu chung cư cũ toạ lạc trên ‘đất vàng’ trung tâm](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/04/08/21/chuong-cop-vietnamnet-1.jpg?w=145&h=101)
Hà Nội sắp cải tạo 3 khu chung cư cũ toạ lạc trên ‘đất vàng’ trung tâm
Hà Nội đề xuất cải tạo, xây dựng lại 3 khu chung cư cũ có nhà nguy hiểm cấp D thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 là khu tập thể Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh.
" alt=""/>Nghị định mới về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư