Những “con thoi” nơi tâm dịch6h sáng một ngày cuối tháng 5/2021, anh Nguyễn Văn Dương (đội Nghiên cứu phát triển phần mềm DrAid, VinBrain) ăn vội tô mỳ rồi lao nhanh đến khu vực cách ly tập trung của Bắc Giang để trực tiếp chụp ảnh X-quang cho các bệnh nhân Covid-19. Không là nhân viên y tế, cũng chẳng phải là tình nguyện viên, nhưng anh Dương cùng các "đồng đội" vẫn ngày ngày xông pha vào mặt trận không tiếng súng và đầy rẫy hiểm nguy để hoàn thành một dự án đặc biệt.
Đó cũng là mục tiêu của dự án DrAid - một dự án được phát triển với đích đến là hỗ trợ lực lượng y tế chẩn đoán và tiên lượng điều trị bệnh nhân F0 dựa trên hình ảnh X-quang. Theo tính toán để đáp ứng được nhu cầu phát triển mô hình và triển khai thực tiễn thì nguồn dữ liệu cần tổng hợp được ít nhất 10.000 hình ảnh X-quang ngực của bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.
"Để phát triển sản phẩm AI thì dữ liệu lớn và sạch là điều kiện tiên quyết. Vì thế, để có kết quả chính xác nhất, chúng tôi đã thu thập dữ liệu bằng cách trực tiếp đến các khu vực cách ly, bệnh viện dã chiến ở tâm dịch như Bắc Giang và TP.HCM", anh Nguyễn Văn Dương chia sẻ.
|
Đội ngũ chuyên gia của VinBrain thu thập hình ảnh X-quang tại khu cách ly TP.HCM |
Đợt dịch bùng phát tại TPHCM vô cùng khốc liệt, số ca nhiễm lên đến 4 con số mỗi ngày. Do đó, sản phẩm được đưa vào ứng dụng trong thực tế sớm ngày nào sẽ giúp các y bác sĩ bớt vất vả ngày đó. Đội ngũ kỹ sư CNTT của VinBrain chỉ gồm 4 thành viên nhưng phải chạy đua với hàng nghìn ca nhiễm mỗi ngày. Bất kể nắng nóng, cơ thể như đang bị “hấp” trong bộ đồ bảo hộ, họ lăn xả vào những nơi nguy hiểm nhất để thu thập dữ liệu. Trong thời gian từ tháng 5 tới tháng 7, đội ngũ đã thu thập được hơn 11.000 ảnh X-quang từ 26 khu cách tại Bắc Giang và TP.HCM, 10 bệnh viện dã chiến và trung tâm cấp cứu Covid-19 tại TP.HCM và Hà Tĩnh.
"Nhiều thời điểm các thành viên đều cảm thấy kiệt sức khi phải mặc bộ quần áo bảo hộ ngột ngạt trong tiết trời oi bức, rồi khó khăn đến từ máy chụp X-quang trong thời gian đầu chưa được cấu hình tốt nên số lượng ảnh không nhiều và chất lượng chưa cao. Nhưng rồi mọi người đều tự động viên nhau và nỗ lực vượt qua…”, chị Lê Thúy Hà, thành viên “cắm chốt” ở tâm dịch TP.HCM tâm sự.
Ngày 23/07/2021, cả đội vỡ òa hạnh phúc khi những nhọc nhằn đã được đền đáp bằng sự ra đời của “đứa con” DrAid cho Covid-19. Sản phẩm đã giúp hỗ trợ chẩn đoán sớm, tiên lượng và theo dõi điều trị cho hơn chục ngàn bệnh nhân Covid-19 trên khắp Việt Nam, giúp giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm cộng đồng và tỉ lệ tử vong.
DrAid - “máy quét” virus SARS-CoV-2 hiệu quả
DrAid được ví như một “máy quét” virus SARS-CoV-2 giúp các bệnh viện và cơ sở y tế chủ động phát hiện người nghi nhiễm Covid-19 thông qua hình ảnh X- quang trong vòng chưa đầy 5 giây. Khi người dân đi kiểm tra sức khỏe được chỉ định chụp X-quang, DrAid sẽ lập tức cảnh báo ngay thời điểm ảnh được đẩy lên hệ thống nếu phát hiện các dấu hiệu nghi nhiễm Covid-19.
Bên cạnh đó, DrAid cũng có thể kết hợp cùng xét nghiệm PCR trong việc xác định Covid-19, từ đó nâng cao độ chính xác, giảm thiểu tình trạng âm tính giả, đồng thời hỗ trợ đánh giá tiên lượng tình trạng bệnh nhân thông qua lịch sử hình ảnh chụp X-quang để có hướng điều trị phù hợp.
DrAid cho Covid-19 cũng giúp các bác sĩ nhận diện các tổn thương nhỏ dễ bỏ sót, đánh giá mức độ tổn thương phổi của bệnh nhân qua các ngày, từ đó đưa ra các chỉ định điều trị kịp thời và hiệu quả. Với những đóng góp trong “cuộc chiến” chống đại dịch toàn cầu, “trợ lý bác sĩ” DrAid cho Covid-19 mới đây đã được vinh danh với giải Vàng hạng mục Trách nhiệm xã hội tại Giải thưởng ASEAN về CNTT và truyền thông.
AIviCare - giúp các F0 tiếp cận nhanh nhất với bác sĩ
VinBrain vừa phát triển AIviCare - Ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa. AIviCare là ứng dụng giúp người F0 tiếp cận nhanh nhất với bác sĩ trong mọi trường hợp, giảm nguy cơ lây nhiễm và tử vong. Ứng dụng cũng giúp theo dõi diễn tiến bệnh liên tục thông qua danh sách lịch sử khám và tính năng nhắc nhở cập nhật các chỉ số (SpO2, nhịp thở) dựa theo phác đồ điều trị F0 tại nhà của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, AIviCare giúp bác sĩ tương tác trực tiếp với bệnh nhân thông qua cuộc gọi video nhằm hạn chế tiếp xúc trực tiếp và xây dựng được những báo cáo quản trị chuyên sâu phục vụ điều phối công việc một cách hiệu quả.
|
AIviCare giúp các F0 tiếp cận nhanh nhất với bác sĩ trong mọi trường hợp, giảm nguy cơ lây nhiễm và tử vong |
AIviCare bước đầu đã giúp chăm sóc hàng chục nghìn F0 tại Q. Bình Tân và Quận 3 TP.HCM chỉ trong vòng 8 tuần thí điểm. Ứng dụng đã nhận được phản hồi tích cực từ các bác sĩ, giúp các bác sĩ hạn chế tiếp xúc và phơi nhiễm. Bác sĩ có thể thăm khám và tư vấn được cho nhiều bệnh nhân hơn và vẫn đảm bảo duy trì các công việc thường nhật tại trạm y tế.
Trong bối cảnh ngành y đang quá tải trầm trọng, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19, các cơ sở y tế không chỉ gặp áp lực về việc số lượng bệnh nhân tăng, bệnh diễn tiến nặng đột ngột, tỉ lệ tử vong cao, mà còn “đau đầu” về việc thiếu hụt nhân lực trầm trọng. Do đó, chăm sóc sức khỏe từ xa để giám sát và ngăn ngừa lây nhiễm cũng như cung cấp dịch vụ chất lượng cho người bệnh là giải pháp quan trọng được ngành y tế quan tâm.
Thế Định
" alt=""/>‘Trái ngọt’ khi công nghệ bắt tay cùng y tế
“Nhà đó mắc Covid-19”Chị Phan Thị Hương (tên nhân vật đã thay đổi) sống tại chung cư phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP.HCM. Cuối tháng 11, chị test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 và được cách ly tại nhà. Theo kinh nghiệm của người thân, bạn bè, chị xông nhà bằng lá, vỏ bưởi, sả cho sạch không khí.
“Xông nhà thơm tho xong mình mở cửa phòng cho thoáng. Chưa đầy 5 phút sau đã thấy có người gửi hình ảnh mình mở cửa lên nhóm của chung cư vì cho rằng mình thiếu ý thức bảo vệ mọi người”, chị Hương bức xúc.
Những than phiền thường gặp khi chung cư có F0 cách ly tại nhà.
Theo chia sẻ của người đăng ảnh, nhà chị Hương và các căn hộ liền kề đều có người nhiễm Covid-19. Người này dự đoán có thể do luồng gió gây ra và đề nghị chị Hương nên đóng kín cửa trong giai đoạn cách ly tại nhà.
Tủi thân và có chút ngỡ ngàng, chị Hương không tin những hàng xóm văn minh lại có nỗi sợ virus bay theo gió vô căn cứ như vậy.
“Bộ Y tế còn khuyến khích phòng của F0 mở cửa cho thoáng gió, mình chỉ mới hé cửa đã bị chỉ trích nặng nề”.
Sự phân biệt vẫn tồn tại kể cả khi nhà chị Hương xét nghiệm âm tính, hoàn thành cách ly và có giấy xác nhận của phường. Khi con chị đang vui chơi tại khu sinh hoạt chung, một bà mẹ kéo con trai về nhà và không cho chơi cùng.
Bà giúp việc biết ý, đưa cháu bé lên căn hộ để tránh sự phân biệt của các phụ huynh. Nhìn con lủi thủi một mình, nỗi buồn của chị trở thành nỗi bức xúc.
“Chung cư này có gần 100 F0, hàng loạt trẻ nhỏ mắc bệnh, tầng bị cách ly còn nhiều hơn tầng bình thường. Họ cư xử với chúng tôi như thể Covid-19 lây được qua ánh mắt”, chị Hương chán nản chia sẻ.
|
Trước đây, cư dân ở tầng có F0 cũng phải đi thang máy riêng. |
Để thay đổi tâm trạng sau 14 ngày cách ly tại căn hộ, gia đình chị quyết định về thăm mẹ ở Đồng Nai, mang theo giấy tờ xác nhận đã khỏi bệnh. Nhiều tháng qua, chị trì hoãn việc thăm nhà vì sợ mang bệnh về cho bố mẹ đã lớn tuổi.
Kết quả, bố mẹ chị nhận được sự cảnh giác của xóm giềng vì có con từ thành phố mới về. Những cô chú xung quanh thường thân tình sang uống ly trà, nay đóng cổng im lìm. Lâu lâu, một vài người nhìn sang chỉ trỏ.
Gia đình chị động viện nhau, “Người ta cảnh giác cũng là cách bảo vệ cho người thân”.
Phản ứng vì sợ hãi thái quá
Thạc sĩ, Tâm lý gia Phan Thị Hoài Yến, Trưởng khoa Tâm thể, Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM) nhận định, sợ hãi thái quá và nhận thức chưa đầy đủ là nguyên nhân của sự kỳ thị. Điều này ảnh hưởng nặng nề đến các F0 đã khỏi bệnh và người thân khi quay lại nhịp sống ban đầu.
Trong khi đó, việc lây nhiễm Covid-19 hoàn toàn có thể xảy ra với chính người đang kỳ thị người khác.
“Chúng ta đã chấp nhận sống chung với Covid-19. Mắc bệnh này không liên quan đến nhân cách, đạo đức, lối sống. Rõ ràng, đó là biểu hiện thiếu bao dung, thân thiện giữa con người với nhau”, thạc sĩ Hoài Yến chia sẻ.
Phân tích hành vi yêu cầu gia đình F0 phải đóng cửa khi cách ly tại nhà, thạc sĩ Hoài Yến khẳng định, đó là “cánh cửa tâm lý”, hoàn toàn không có giá trị về y khoa.
Bên cạnh đó, hiện nay, học sinh tại TP.HCM và nhiều tỉnh thành đã sẵn sàng đi học trực tiếp, được giao lưu với bạn bè, thầy cô. Nếu cha mẹ dạy con không được chơi với bạn từng là F0, con sẽ nhận thức sai về bệnh Covid-19 và tự tách biệt dần với bạn bè.
Nghiêm trọng hơn, những hành vi, thái độ phân biệt của người lớn sẽ khiến F0 là trẻ em bị tổn thương. Đặc biệt khi trẻ đang trong độ tuổi phát triển về tâm sinh lý.
|
Trẻ em mắc Covid-19 rất dễ tổn thương khi bị phân biệt. |
Theo thạc sĩ Hoài Yến, những thái độ, cư xử thiếu hợp lý trên chỉ khiến cuộc sống thêm tiêu cực, sợ hãi. Thay vào đó, người dân cần biết cách phòng ngừa bệnh phù hợp, tiêm đầy đủ vắc xin Covid-19, thực hiện 5K và hướng dẫn trẻ em phòng bệnh.
“Trên thực tế, F0 đã khỏi bệnh có miễn dịch tốt hơn cả người chưa mắc bệnh tiêm vắc xin Covid-19. Tỷ lệ tái nhiễm ở nhóm này rất thấp và luôn nhẹ hơn lần nhiễm trước đó", bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM nhận định.
Linh Giao
Phụ huynh xin đừng “đổ thừa” Covid-19
Tâm lý sợ hãi Covid-19 khiến không ít phụ huynh tưởng rằng, mọi triệu chứng bất thường của trẻ đều vì SARS-CoV-2 gây ra.
" alt=""/>F0 bị kỳ thị