Tình yêu được tìm thấy từ những điều nhỏ bé
Chị tôi và các con (6 và 12 tuổi) sống qua ngày dựa vào thu nhập bán tạp hóa tại nhà, ít giao tiếp với xã hội, nhiều năm nay đã cố gắng liên lạc nhưng không thể tìm thấy chồng. Mới đây, người quen gửi cho chị ấy trang Facebook của chồng, trong đó thể hiện thông tin và nhiều hình ảnh cho thấy anh sắp đám cưới với người phụ nữ xinh đẹp, và đang làm thủ tục xây nhà trên mảnh đất ở Phan Thiết.
Sau khi suy nghĩ rất nhiều, chị tôi quyết định ly hôn và chia tài sản chung của hai vợ chồng. Tuy nhiên, chị hiện tại không giữ bản gốc đăng ký kết hôn, không giữ giấy tờ nhà đất (anh rể tôi đã mang đi mất rồi), không thể liên lạc được với chồng... nên không biết phải làm gì để chấm dứt cuộc hôn nhân này để yên ổn tập trung lo cho 2 con nhỏ.
Xin luật sư tư vấn, chị tôi phải làm sao để có được các giấy tờ làm thủ tục nộp đơn ly hôn và xin chia tài sản chung?Tòa nào sẽ giải quyết nhanh nhất, tốt nhất đối với hoàn cảnh của chị tôi?
Luật sư tư vấn:
Chị của bạn có thể làm Đơn khởi kiện yêu cầu ly hônđể tiến hành ly hôn và chia tài sản.
Trong đó, đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn (có thể tham khảo Mẫu số 23-DS-Đơn khởi kiện, được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/1/2017 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự) bao gồm các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Kèm theo đơn khởi kiện cần có các tài liệu sau:
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Ở đây, người chồng đã mang bản gốc đi thì chị ấy cần làm thủ tục xin trích lục tại UBND xã, phường - nơi đăng ký kết hôn, và bản tự khai về việc không còn giữ bản chính giấy đăng ký kết hôn.
- Giấy tờ, tài liệu về địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi cư trú, nơi làm việc cuối cùng của người chồng.
- Bản sao y CMND/CCCD còn hiệu lực của người chị (sao y tại UBND phường hoặc Văn phòng Công chứng).
- Bản sao y Giấy khai sinh của các con (tại UBND phường hoặc Văn phòng Công chứng) hoặc Bản trích lục giấy khai sinh của các con (trích lục ở UBND xã, phường nơi đăng ký khai sinh).
- Giấy tờ, tài liệu chứng căn nhà ở Sài Gòn, quyền sử dụng đất tại Vũng Tàu, quyền sử dụng đất ở Phan Thiết là tài sản chung của vợ chồng.
- Các giấy tờ tài liệu về tài sản chung của vợ chồng, nợ chung và các vấn đề khác có liên quan.
Đối với những chứng cứ, tài liệu không thể tự mình thu thập sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết, trong quá trình tòa án thụ lý giải quyết vụ án, người vợ có thể đề nghị tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ để làm căn cứ giải quyết vụ việc.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp dân sự về ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Như vậy, người vợ cần làm đơn xin ly hôn gửi đến tòa án tại nơi người chồng đang cư trú, làm việc.
Trong trường hợp không biết nơi cư trú, làm việc của người chồng, thì áp dụng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, người vợ có thể tiến hành việc khởi kiện ra tòa án nơi người chồng cư trú, làm việc cuối cùng.
Luật sưNguyễn Văn Hậu
Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP HCM
" alt=""/>Chồng bỏ đi cùng toàn bộ giấy tờ nhà, làm thế nào để ly hôn?Hãy nhớ rằng chuyến đi là của cả nhà, bạn đừng giành lấy vai trò lãnh đạo, một mình lên kế hoạch và kỳ vọng tất cả các con sẽ "nghe lời". Thay vào đó, hãy cùng con lên kế hoạch cho chuyến đi, dù bé mới 3 tuổi hay 12 tuổi.
Nếu được tham gia lên sắp xếp lịch trình và tham gia công tác chuẩn bị, trẻ nhỏ sẽ có cảm giác mình quan trọng. Việc này cũng có lợi ích là tạo cơ hội cho trẻ học thêm hoặc thực hành một số kỹ năng, như xem bản đồ, tính toán thời gian, quãng đường, tìm kiếm thông tin... Khi đóng góp công sức, trẻ sẽ có trách nhiệm và hợp tác hơn trong chuyến đi.
Bên cạnh đó, hãy cho trẻ tự chuẩn bị balô đồ dùng cá nhân với cả quần áo, sách truyện và những món đồ chơi yêu thích. Trước khi đi, cha mẹ nên kiểm tra balô để chắc chắn rằng đồ mang theo là phù hợp với việc di chuyển bằng ô tô.
Giá trị lớn nhất mà việc tự lái xe đi chơi xa mang lại là sự tự do, thoải mái, nên khi lên kế hoạch, đừng quá chi tiết và chặt chẽ. Việc cố gắng tuân theo một lịch trình nghiêm ngặt sẽ khiến bạn và các thành viên trong gia đình dễ căng thẳng, dẫn tới cáu gắt khi xuất hiện yếu tố bất ngờ nằm ngoài kế hoạch.
Khi lên lịch trình cho chuyến đi, đừng quên bố trí thật nhiều chặng dừng nghỉ, thay vì chỉ nhăm nhăm "về đích". Hãy nhớ rằng trải nghiệm đến từ cả hành trình, chứ không phải chỉ có ở đích đến. Không chỉ người lái xe mà cả trẻ nhỏ cũng cần nghỉ ngơi, một cơ thể khỏe mạnh mới có thể mang lại tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Với trẻ dưới 5 tuổi, lý tưởng nhất là con sẽ ngủ phần lớn thời gian ở trên xe. Điều đó có nghĩa là bạn cần lên lịch trình dừng nghỉ trước và sau giấc ngủ ngắn của con trên xe. Việc này không đơn giản, cần sự linh hoạt.
Thông thường, cứ đi khoảng 2 tiếng nên dừng nghỉ một lần, hãy dùng ứng dụng Google Maps để tính toán sao cho chỗ dừng xe có thể kết hợp đổ xăng hoặc sạc pin xe điện, ăn uống, đi vệ sinh, thậm chí vui chơi...
Thay vì chỉ nghĩ tới các trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc, cây xăng, hoặc quán ăn, bạn có thể cân nhắc cho con vào công viên, khu vui chơi...
Nếu con bạn từ 10 tuổi trở xuống, nên sử dụng ghế ngồi chuyên dụng cho trẻ trên ô tô. Việc này là quy định bắt buộc ở nhiều nước trên thế giới, vì lý do an toàn cho trẻ. Đặt trẻ ngồi trong lòng bố mẹ hoặc để trẻ ngồi một mình trên ghế như người lớn dễ khiến trẻ bị thương nếu xảy ra va chạm trên đường.