Từ 16h ngày 2/1 đến 16h ngày 3/1, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 15.936 ca nhiễm mới tại 60 tỉnh thành. Trong đó 20 ca nhập cảnh và 15.916 ca ghi nhận trong nước (11.017 ca cộng đồng). Như vậy, số ca mắc mới giảm 998 ca so với hôm qua.Hà Nội vẫn là địa phương có số ca mắc cao nhất với 2.100 ca. Tiếp theo là Hải Phòng (1.749), Tây Ninh (919), Vĩnh Long (842), Cà Mau (821), Khánh Hòa (786), TP. HCM (662).
Một số tỉnh thành có số ca mắc cao như: Bình Phước (619), Bình Định (547), Trà Vinh (517), Bắc Ninh (460), Bạc Liêu (330), Thừa Thiên Huế (321), Hưng Yên (285), Bến Tre (267), Lâm Đồng (255), Hà Giang (236), Thanh Hóa (224), Quảng Ninh (189), Hải Dương (177), Gia Lai (172), An Giang (168), Quảng Ngãi (161), Nam Định (160)….
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó gồm Vĩnh Long (giảm 438 ca), Hải Dương (giảm 368 ca), Đắk Lắk (giảm 185 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. HCM (tăng 278 ca), Cà Mau (tăng 202 ca), Bến Tre (tăng 147 ca).
Hiện nay, Việt Nam đã ghi nhận 24 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP.HCM (5), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).
|
|
Như vậy, kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.778.976 ca nhiễm, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 18.040 ca nhiễm).
Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), cả nước ghi nhận 1.773.170 ca, trong đó có 1.394.340 bệnh nhân đã khỏi bệnh. Các địa phương ghi nhận số nhiễm cao trong đợt dịch này là TP. HCM (504.859), Bình Dương (290.996), Đồng Nai (98.132), Tây Ninh (77.921), Hà Nội (51.731).
Về tình hình điều trị, cả nước có 24.461 ca khỏi bệnh trong ngày, tổng số ca được điều trị khỏi là 1.397.157 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.427 ca, trong đó có 19 ca ECMO.
24 giờ qua cả nước ghi nhận 190 ca tử vong tại:
TP.HCM có 31 ca trong đó có 6 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: An Giang (2), Tiền Giang (2), Long An (1), Bình Phước (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (19), Đồng Tháp (14), Vĩnh Long (13), Cần Thơ (13), Tây Ninh (12), Bình Dương (11), Bến Tre (10), Bình Phước (9), Bà Rịa - Vũng Tàu (9), Sóc Trăng (8), Tiền Giang (7), Cà Mau (6), Bình Thuận (5), Bạc Liêu (5), Huế (4), Long An (3), Bình Định (2), Trà Vinh (2), Khánh Hoà (2), Kiên Giang (2), Hậu Giang (2), Phú Yên (1).
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 33.021 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Về tình hình xét nghiệm, số lượng xét nghiệm từ 27/4 đến nay là 30.563.235 mẫu tương đương 75.170.635 lượt người, tăng 65.678 mẫu so với ngày trước đó.
Về tiêm chủng, riêng ngày 2/1 có 594.568 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số vắc xin đã được tiêm là 153.596.950 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.796.499 liều, tiêm mũi 2 là 69.285.967 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 6.514.484 liều.
Bộ Y tế đã tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong tình hình mới; không mặc cảm, kỳ thị những người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19. Người dân về từ các địa bàn có nguy cơ chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Linh Giao
Cả nước thêm 14.861 ca Covid-19, Hà Nội tiếp tục có ca mắc cao nhất
Ngày 4/1, cả nước thêm 14.861 ca Covid-19, trong đó có 32 ca nhập cảnh và 14.829 ca ghi nhận trong nước, giảm 1.087 ca so với ngày trước đó.
" alt=""/>Tin tức Covid
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý được PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đưa ra trong Diễn đàn Triển vọng phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019 vừa được tổ chức tại TP. Hà Nội. |
PGS.TS Trần Đình Thiên |
Ông Thiên cho rằng, đây là điểm bất thường đáng báo động cho nền kinh tế Việt Nam. Khi mà đóng góp GDP hàng năm phụ thuộc vào doanh nghiệp nhà nước và kinh tế hộ gia đình (chiếm 60% GDP).
Trong khi đó nền kinh tế tư nhân chỉ chiếm khoảng 7,8%. Trong khi đó, khu kính tế có vốn từ nước ngoài (FDI) chiếm tới 20%.
Từ đó, ông Thiên nhận xét, thực lực cơ cấu của nền kinh tế vẫn cải thiện chậm, hiện tại rất yếu. Số doanh nghiệp “nhỏ và siêu nhỏ” vẫn chiếm 95-96% tổng số doanh nghiệp, số doanh nghiệp “vừa” chỉ chiếm khoảng 1,7% tạo thành chỗ khuyết thiếu cơ cấu quan trọng.
Số doanh nghiệp lớn - chiếm khoảng 2% tổng số doanh nghiệp lại chủ yếu lớn nhờ kinh doanh bất động sản và đang phải đối mặt với một môi trường kinh doanh nhiều rủi ro, bởi lớn lên nhờ đầu cơ là chính.
“Tài năng của doanh nhân Việt Nam tập trung vào đầu cơ chứ không phải cho đầu tư và cạnh tranh quốc tế, trong khi nguy cơ phạm luật mang tính hiện thực rất cao”, ông Thiên cảnh báo.
Theo ông Thiên, nguyên nhân khu vực kinh tế tư nhân chậm phát triển là do nhận thức về kinh tế tư nhân chậm thay đổi; không định hướng phát triển các thị trường và lực lượng thị trường đúng nghĩa.
Bên cạnh đó, việc kéo dài ưu đãi "phi thị trường" quá lâu đối với khu vực FDI gây méo mó hệ thống. Do đó cần xây dựng chiến lược phát triển DN Việt cho giai đoạn mới, nền tảng là DN tư nhân và trục cốt lõi là các tập đoàn kinh tế; thừa nhận và bảo đảm bằng luật sự bình đẳng của các khu vực kinh tế trong các chính sách, cơ chế quản lý và ứng xử.
Thừa nhận kinh tế tư nhân là động lực phát triển quan trọng, thay đổi quan niệm "cổ phần hóa DN nhà nước", chuyển nó thành quan niệm "tư nhân hóa" và xúc tiến đẩy nhanh quá trình này.
Theo Đất Việt
Khi Việt kiều giật mình giá nhà mặt tiền ở Việt Nam
Giá nhà quá cao so với thu nhập của người Việt Nam là câu chuyện ai cũng biết. Tuy nhiên, có 1 điều khiến bạn tôi, Việt kiều Mỹ, phải kinh ngạc khi về nước, là giá nhà mặt tiền quá cao, trong khi ở Mỹ thì ngược lại.
" alt=""/>PGS.TS Trần Đình Thiên chỉ thẳng điểm bất thường trên thị trường bất động sản