Sự kiện đúng dịp các chuyên gia hàng đầu cả nước đang tham dự Hội nghị khoa học thường niên 2023 với chủ đề “Không ngừng đổi mới - Liên tục phát triển” do Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM tổ chức.
Phát biểu tại buổi lễ, GS. Nguyễn Văn Tuấn, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Công nghệ Y tế, Đại học Công nghệ Sydney (Australia), Viện sĩ Viện hàn lâm y học Australia (FAHMS), Giáo sư Y khoa của Đại học New South Wales; Viện sĩ Hiệp hội nghiên cứu loãng xương Hoa Kỳ (FASBMR) cho biết: “Tầm nhìn của Viện nghiên cứu Tâm Anh là trở thành một trung tâm nghiên cứu y khoa hàng đầu ở châu Á qua những nghiên cứu tầm cỡ quốc tế và thông qua hợp tác, chuyển giao, khám phá đến ứng dụng trong lâm sàng nhằm cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.”
Thay mặt Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế, TS. Nguyễn Ngô Quang - Phó cục trưởng cũng gửi lời chúc mừng Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh nhận quyết định thành lập Viện nghiên cứu Tâm Anh. Đây là dấu mốc quan trọng, tạo sân chơi tập hợp các thế hệ nhà khoa học trong nước và quốc tế của các lĩnh vực trong ngành y tế; là cơ hội cho các bác sĩ - nhà khoa học trẻ có thể định hướng phát triển trong thời gian tới. Lãnh đạo Cục cũng cam kết sẽ đồng hành với Sở Y tế thành phố và Viện nghiên cứu Tâm Anh để đóng góp cho sự phát triển chung của ngành y tế.
Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng - Giám đốc Sở Y Tế TP.HCM cho biết Viện nghiên cứu Tâm Anh là viện nghiên cứu đầu tiên của khối bệnh viện ngoài công lập. Việc thành lập Viện nghiên cứu Tâm Anh mang đến đóng góp lớn vào nhóm giải pháp "Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo" của Sở trong mục tiêu giúp thành phố sớm trở thành trung tâm y tế chuyên sâu trong khu vực ASEAN.
Cuối buổi lễ, PGS.TS.BS Trần Quang Bính - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM gửi lời cảm ơn và tiếp thu chỉ đạo của lãnh đạo Cục khoa học Công nghệ và Đào tạo Bộ Y Tế, Sở Y tế, Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM; khẳng định bên cạnh nhiệm vụ chính yếu khám chữa bệnh, bệnh viện luôn chú trọng lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Bên cạnh Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và trường Đại học Tâm Anh, Viện nghiên cứu Tâm Anh không chỉ là môi trường đào tạo cho giới nghiên cứu y khoa trong nước mà còn phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy cho giới nghiên cứu y khoa quốc tế.
Diệu Minh
" alt=""/>Thành lập Viện nghiên cứu Tâm AnhMỗi lần phụ huynh đứng trước một quyết định khó khăn và hỏi ý tôi. Tôi hay trả lời nếu đây là con tôi, tôi sẽ làm như thế này. Còn nếu tâm không vì nhân sinh, sống vì tiền bất chấp lương tâm nghề nghiệp, văn có điểm cao cũng không có tác dụng.
Thứ hai, phải có kiến thức
Một bác sĩ không có kiến thức bệnh học, không thể biện luận được trên bệnh nhân thì cuối cùng chỉ là một lang băm có bằng cấp, còn nguy hiểm hơn lang vườn.
Lời văn không cần trau chuốt, chỉ cần có khả năng đọc hiểu cao để học muôn vàn thứ trong y khoa, rồi áp dụng trên người bệnh. Nếu bạn phạm sai lầm với bệnh nhân rồi ra ngoài thấu cảm như thế nào?
Thứ ba, phải có thấu hiểu về văn hóa, truyền thống
Xã hội ngày càng quốc tế hóa, đa dạng hóa, khám bệnh mỗi chủng tộc, sắc dân, cộng đồng khác nhau nó có đặc thù khác nhau. Nếu không hiểu, bác sĩ sẽ có thành kiến, khó thông cảm đồng hành.
Thứ tư, phải có cách giao tiếp, diễn đạt tốt
Điều này phải học từ gia đình từ nhỏ, rồi từ trường đời, sai lầm rồi tự sửa, viết văn tốt không có nghĩa là có khả năng giao tiếp tốt. Còn nếu nói phải học văn giỏi để thành bác sĩ thấu cảm tốt, cũng chưa chắc.
Bác sĩ nhi khoa Trương Hoàng Hưng - giảng dạy lâm sàng tại Texas Tech University, Texas, Hoa Kỳ
Cách phát hiện 7 kiểu 'bác sĩ' bạn nên tránh"Bác sĩ online" hứa rất mạnh miệng, vì điếc không sợ súng, vì có bao giờ nhìn bệnh nhân chết trong tay mình đâu mà biết sợ. Bác sĩ trên mạng có thể phủi tay cái rẹt, thuốc của tôi hay, con chị chết tại xui, uống thuốc không coi giờ." alt=""/>Bác sĩ có cần giỏi Văn để biết cảm thông với bệnh nhân?