Các hãng này vốn đang phát triển các mẫu ô tô chở khách sử dụng nhiên liệu hydro bên cạnh các mẫu ô tô sử dụng pin điện trong quá trình chuẩn bị từ bỏ sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Đức, trung tâm của ngành công nghiệp ô tô thế giới, cũng “đặt cược” gần 10 tỷ USD vào nhiên liệu hydro trong nhiều lĩnh vực, như thép và hóa chất, nhằm đạt các mục tiêu chống biến đổi khí hậu.
BMW là doanh nghiệp đề xuất đưa vào sử dụng nhiên liệu hydro tích cực nhất trong số các công ty sản xuất ô tô của Đức, khi hãng đưa ra lộ trình cho một mẫu ô tô phổ biến vào khoảng năm 2030.
Ngoài ra, BMW cũng quan tâm đến việc thay đổi chính sách hydro ở châu Âu và thị trường ô tô lớn nhất thế giới Trung Quốc.
BMW phát triển một mẫu ô tô sử dụng nhiên liệu hydro dựa trên nền tảng mẫu ô tô thể thao đa dụng (SUV) X5. Dự án này của BMW nhận được một phần tài trợ từ Chính phủ Đức.
Phó Chủ tịch BMW Jürgen Guldner phụ trách chương trình ô tô sử dụng pin nhiên liệu hydro, cho hay công ty này sẽ xây dựng đội ô tô thử nghiệm lên tới 100 chiếc trong năm 2022. Ngoài ra, ông cho biết thêm BMW đang phát triển các mẫu ô tô thế hệ tiếp theo.
Trong khi đó, công ty sản xuất ô tô hạng sang Audi thuộc tập đoàn sản xuất ô tô Volkswagen (VW), tập hợp một đội ngũ hơn 100 kỹ sư và thợ máy để nghiên cứu về pin nhiên liệu hydro cho cả tập đoàn VW cũng như tiến hành chế tạo một số nguyên mẫu ô tô sử dụng nhiên liệu hydro./.
Theo Bnews
Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Những chiếc xe này đã vĩnh viễn thay đổi cách nhìn của công chúng về các nhà sản xuất. Trong khi một số khiến đám đông trầm trồ, ngưỡng mộ, thì một số lại “giết chết” tên tuổi thương hiệu của mình.
" alt=""/>Không thể 'xem nhẹ' nhiên liệu hydro trong ngành công nghiệp ô tôTheo Nielsen Việt Nam, Covid-19 đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong hành vi và thói quen của người Việt. Cụ thể, 47% đã thay đổi thói quen ăn uống, hướng đến các thực phẩm tốt cho sức khỏe, tăng hệ miễn dịch. 60% thay đổi các hoạt động giải trí, vui chơi, hạn chế đến những nơi đông người, đặc biệt các khu bar, pub. 70% người Việt đã xem xét lại nơi du lịch.
Thị trường BĐS sau dịch bệnh đang chờ những thay đổi tích cực. Ảnh: Nguyễn Tiến Đạt |
Riêng trong lĩnh vực bất động sản, quý I/2020 trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, thị trường trầm lắng thấy rõ. Khách hàng không có nhu cầu giao dịch, nhà đầu tư thứ cấp chưa vội đi tìm đầu ra, chủ đầu tư găm hàng chờ hết dịch. Một số khác nghiên cứu những tác động của dịch bệnh ảnh hướng đến ngành bất động sản, âm thầm cải tiến, tạo nên những dòng sản phẩm bảo vệ sức khỏe cư dân tối đa.
Dòng sản phẩm căn hộ bảo vệ sức khỏe không phải mới mẻ, xuất hiện và phát triển mạnh từ đầu những năm 2017. Những dự án được giới thiệu thời điểm này thường chú trọng lớn đến việc đầu tư mảng xanh lớn, hệ thống lọc nước sạch. Về sau, những sản phẩm bất động sản chăm sóc sức khỏe càng được cải tiến nhiều hơn. Bước nhảy lớn được thực hiện nhiều nhất gần đây khi dịch bệnh xảy ra.
“Dịch bệnh đã tạo ra một sự sợ hãi mới, “sợ chạm”. Những tiếp xúc vật lý trực tiếp tại những khu công cộng như: tay nắm cửa chung, thang máy… được hạn chế tối đa vì sợ lây truyền mầm bệnh. Sự tự động hóa được ưu tiên hàng đầu. Đó cũng là tiền đề để chúng tôi nghiên cứu và đầu tư cho sự án của mình nhằm mang đến sản phẩm nhà ở tốt nhất cho cư dân, bên cạnh các sự đầu tư về xây dựng và tiện ích khác”, đại diện chủ đầu tư dự án D-Homme, Q6 cho hay.
Phối cảnh D-Homme, một dự án căn hộ bảo vệ sức khỏe tại Trung tâm Chợ Lớn |
Đó là điển hình của việc thấy “cơ” trong “nguy”, nhanh nhạy nắm bắt thị trường, không bị động lệ thuộc mà trở thành người tiên phong dẫn đầu. Chủ đầu tư nhạy thị trường, tạo ra sản phẩm đánh đúng nhu cầu khách hàng sẽ thắng thế.
Hướng đi ngách “thức thời” của doanh nghiệp BĐS
Nhanh nhạy nắm bắt thị phần khách hàng, mới đây, chủ đầu tư D-Homme cho biết giai đoạn 2 của dự án sẽ có những sự đầu tư vượt trội về tiện ích chăm sóc sức khỏe cho cư dân. Theo đó, nguyên tắc căn hộ “không chạm” được áp dụng tối đa ở dự án như: Đầu tư hệ thống cửa tự động tại những khu công cộng: trung tâm thương mai, khu sinh hoạt chung của cư dân, rạp phim nội bộ, khu gym-spa… hạn chế tối đa những tiếp xúc vật lý.
“Đây không phải sự đầu tư mới mẻ, nhưng cực kỳ cần thiết. Không chỉ riêng dịch Covid-19, sư tự động hóa, hạn chế tiếp xúc tay trực tiếp còn giúp ngăn ngừa những bệnh truyền nhiễm khác. Chúng tôi luôn tìm hiểu, đo lường nhu cầu của khách hàng trước khi đầu tư tiện ích cho một dự án. Tiện ích không chỉ để “phô diễn” năng lực chủ đầu tư, tiện ích đúng với tên gọi của nó: tiện dụng và hữu ích trong sinh hoạt cư dân”, bà Nguyễn Thị Hồng Thủy, đại diện chủ đầu tư dự án D-Homme nhấn mạnh.
Chủ đầu tư này cho biết thêm, ngoài hệ cửa tự động, công nghệ Face ID cũng được lắp đặt trước thang máy giúp nhận diện khuôn mặt, cho phép cư dân gọi thang mà không cần chạm, lên đúng tầng căn hộ của mình bên cạnh việc sử dụng thẻ từ truyền thống.
Đối với căn hộ sức khỏe, yếu tố về thông gió và ánh sáng tự nhiên cũng được đặt ra. Dịch bệnh Covid-19 vừa đã tạo nên một thách thức lớn trong việc xây dựng được hệ thống đón gió chủ động cho căn hộ, hạn chế sử dụng điều hòa. Không chỉ đến từ dịch nói trên mà gió và ánh sáng vốn dĩ là những yếu tố cần thiết cho sức khỏe cư dân.
Căn hộ được thiết kế thông thoáng sẽ tạo điều kiện cho ánh sáng và gió tươi lưu thông |
Chủ đầu tư dự án D-Homme cho biết, đây là dự án căn hộ được nghiên cứu rất kỹ về xây dựng hệ thống dẫn lưu chủ động gió tự nhiên.
“Chúng tôi nghiên cứu hệ thống này theo nguyên tắc: khí tươi vào nhà và thán khí ra ngoài. Thán khí ra ngoài theo các hướng cửa sổ ở căn hộ, không gian lô gia, và theo hệ thống thoát khí ở bếp. Ngoài ra, dù gió đổi chiều theo các hướng khác nhau trong năm nhưng vẫn đảm bảo gió tươi vẫn lưu thông tốt trong từng căn hộ. Để thực hiện được nguyên tắc thông gió này, việc thế kế khối căn hộ theo 3 nhánh, trần cao 3m và hành lang rộng 1.8m cũng là những ưu thế”, KTS Vũ Đại Hải, nguyên Chủ nhiệm khoa Kiến trúc, cố vấn kiến trúc cấp cao cho dự án D-Homme cho biết.
Dư chấn Covid-19 khiến thị trường bất động sản có nhiều chuyển biến. Các chủ đầu tư sẽ gia tăng đầu tư tiện ích về sức khỏe nhiều hơn. Việc này không chỉ nhằm tăng thị phần khách hàng, kích thích đầu ra cho chủ đầu tư, mà còn tạo ra những dòng sản phẩm mới trên thị trường. Khách hàng từ đó có nhiều chọn lựa tốt hơn. Tính cạnh tranh lành mạnh ra đời, dòng chảy thanh khoản sẽ nhanh chóng được phục hồi.
Ngọc Minh
" alt=""/>Hướng đi thức thời của thị trường BĐS sau biến động dịch bệnh