Ảnh minh hoạ: L.Th |
Theo tờ trình của Bộ Tài chính lên Chính phủ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế, doanh nghiệp được bù trừ thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (BĐS) với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bù trừ một chiều
Bộ Tài chính cho biết, trước năm 2004, tổ chức, cá nhân có hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất.
Từ 1/1/2004, hoạt động kê khai và nộp thuế được tính riêng và không được bù trừ với thu nhập từ sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, trong giai đoạn 2004-2008, thu nhập từ chuyển nhượng BĐS còn áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần.
Theo lý giải của Bộ Tài chính, quy định này trong giai đoạn đó là phù hợp với thực tế, bởi vì khi đó lĩnh vực BĐS đang phát triển, lợi nhuận thu được từ BĐS thường là lợi nhuận siêu ngạch nên việc quy định thu nhập từ chuyển nhượng BĐS phải kê khai, nộp thuế riêng và áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần nhằm tăng thu cho ngân sách và hạn chế đầu cơ (mua đi bán lại) BĐS.
Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, thị trường BĐS trầm lắng, thậm chí có giai đoạn rơi vào tình trạng đóng băng. Do đó, đầu tư vào lĩnh vực BĐS không còn lãi mà thậm chí còn bị lỗ.
Trên thực tế, Luật thuế TNDN số 32/2013/QH12 (áp dụng từ 1/1/2014) đã cho phép doanh nghiệp được bù trừ thu nhập từ kinh doanh BĐS với thu nhập từ sản xuất kinh doanh nhưng mới chỉ một chiều. Tức là hiện doanh nghiệp chỉ được phép bù lỗ kinh doanh BĐS với lãi sản xuất kinh doanh. Còn nếu kinh doanh BĐS có lãi doanh nghiệp vẫn không được bù trừ mà phải kê khai và nộp thuế riêng.
Ngân hàng cười, địa phương mếu?
Theo “kêu ca” từ các ngân hàng, hệ thống đang phải gấp rút xử lý nợ xấu, trong đó việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay là BĐS gặp nút thắt. Khi doanh nghiệp chỉ được bù trừ một chiều như trên thì họ sẽ phải ưu tiên nộp thuế trước (trong 10 ngày từ khi phát sinh nghĩa vụ thuế). Trong khi đó, sản xuất kinh doanh lại bị lỗ và nợ ngân hàng chất chồng. Nhiều trường hợp nộp thuế xong thì số tiền còn lại không đủ để trả ngân hàng.
Nếu cho phép doanh nghiệp được bù trừ hai chiều, việc bù trừ lãi lỗ sẽ thực hiện trên sổ sách của doanh nghiệp. Còn khoản tiền bán tài sản bảo đảm vẫn dùng để trả nợ ngân hàng. Nếu sau khi bù trừ vẫn còn tiền, doanh nghiệp mới kê khai, nộp thuế TNDN. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không cần phải hạch toán riêng, giảm được khá nhiều thủ tục hành chính.
Tuy nhiên, việc cho bù trừ như trên sẽ gây thất thu cho ngân sách địa phương bởi BĐS do địa phương quản lý nhưng doanh nghiệp sẽ kê khai, nộp thuế tại trụ sở chính.
Để giải quyết khúc mắc này, theo đề nghị của Bộ Tài chính, Chính phủ nên cho nghiên cứu để bổ sung quy định theo hướng doanh nghiệp có thu nhập từ BĐS vẫn kê khai, nộp thuế cùng với thu nhập từ sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính nhưng cũng sẽ phân bổ nguồn thu từ chuyển nhượng BĐS cho địa phương.
Theo Báo Giao thông
Bảo lãnh bất động sản: Vừa làm vừa ‘mò’" alt=""/>Chuyển lãi từ kinh doanh bất động sản: Ngân hàng cười, địa phương 'mếu'
Khu chung cư cho người thu nhập thấp ở khu Nam Trung Yên, Hà Nội. Ảnh: Hồng Vĩnh. |
Dù đã lọt vào danh sách của hơn 200 khách hàng may mắn trong đợt bốc thăm mua căn hộ thuộc dự án nhà ở xã hội Đại Kim (quận Hoàng Mai) từ tháng 9 nhưng đến nay vợ chồng chị Thủy vẫn còn đắn đo khi xuống tiền để lấy hợp đồng.
“Trong số hàng trăm hồ sơ nộp mua nhà, vợ chồng tôi rất may mắn khi bốc thăm được căn hộ ở đây, vì dự án vừa có vị trí thuận lợi lại vừa có giá bán rất hợp lý nên rất nhiều người mua. Nhưng qua vụ cháy chung cư vừa rồi làm tôi lo ngại về việc an toàn cháy nổ ở nhà cao tầng”, chị Thủy tâm sự. Chị Thủy cho hay, vì chưa bao giờ ở nhà chung cư nên vợ chồng chị ngoài việc quan tâm đến vị trí, giá cả cũng đã tham khảo nhiều gia đình người thân đang sống ở các khu chung cư về vấn đề an toàn cháy nổ.
Nhân viên môi giới ở một số sàn bất động sản trên địa bàn cho hay, trong những ngày qua nhiều cuộc gọi của khách hàng chủ yếu thắc mắc, yêu cầu giải đáp việc dự án mà họ đặt cọc hay đã ký hợp đồng có hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) như thế nào? Chủ đầu tư dự án dành bao nhiêu kinh phí để đầu tư hệ thống PCCC?
Ngay trên mạng xã hội, nhiều trang thông tin về dự án, nhà đất đã được lập chia sẻ, tư vấn cho người mua căn hộ chung cư cao tầng. Việc mua căn hộ chung cư cao tầng, ngoài hợp đồng mua bán, người mua nhà cần yêu cầu chủ đầu tư/người bán nhà xuất trình giấy tờ chứng minh chất lượng công trình như: Quy trình bảo trì chung cư được lập theo quy định tại Điều 38 Nghị định 46/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Phần thiết bị thang máy, điều hòa không khí, hệ thống an toàn PCCC... do nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình; các văn bản, giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền như biên bản kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy…
Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch Liên minh bất động sản G5, tại hai đô thị lớn nhất nước như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, phân khúc căn hộ chung cư đang được khách hàng quan tâm tìm mua rất nhiều. Tuy nhiên, những ngày qua, không chỉ những khách hàng mua ở thực mà ngay cả giới đầu tư cũng “soi” kỹ lý lịch các dự án, các chủ đầu tư về các thủ tục pháp lý, các chứng nhận an toàn PCCC hay các thiết bị được trang bị cho tòa nhà. “Thị trường chưa có biến động lớn sau vụ cháy tòa chung cư vừa qua nhưng chắc chắn tâm lý người mua sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng”, ông Khánh cho hay.
Tính mua bảo hiểm cả tầng hầm
Nhiều chủ đầu tư đã “tung chiêu” để lôi người mua nhà bằng những cam kết chi thêm tiền để đầu tư thêm các trang thiết bị về an toàn PCCC hay tính đến chuyện mua bảo hiểm tại các dự án.
Ông Trần Văn Cảnh, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư toàn cầu Tràng An - chủ dự án khu chung cư cao cấp Tràng An Complex (số 1 Phùng Chí Kiên, Cầu Giấy) cho hay, cuối tháng 10 này sẽ tổ chức sự kiện “Chung tay xây tổ ấm” cho khách hàng mua nhà tại dự án này. Trong sự kiện này phía chủ đầu tư sẽ tổ chức cho khách hàng vào tham quan trực tiếp tại các vị trí như tầng hầm, thang bộ, lối thoát hiểm… đang thi công. “Việc chúng tôi mời khách hàng trực tiếp tham quan dự án đang thi công ngoài việc tận mắt thấy tiến độ, chất lượng công trình thì đây cũng là dịp để lắng nghe ý kiến của khách hàng về thiết kế, trang thiết bị sử dụng để điều chỉnh phù hợp kể cả vấn đề về an toàn PCCC của tòa nhà”, đại diện chủ đầu tư này cho biết.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Quản lý và Bảo trì tòa nhà Việt Nam cho rằng, sau các vụ cháy chung cư vừa qua đã đến lúc cả chủ đầu tư và các cơ quan quản lý cần rà soát việc tuân thủ các quy định pháp luật về PCCC. “Các cơ quan quản lý cũng cần kiên quyết không phê duyệt, cấp phép cho các công trình không đủ năng lực, điều kiện PCCC. Còn các chủ đầu tư cũng cần mua bảo hiểm cho các phần sử dụng chung mà mình quản lý”, ông Hiệp nêu ý kiến.
Đại diện Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, hiện đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo về Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư trong đó sẽ rà soát, sử dụng những nội dung để phân rõ trách nhiệm của chủ đầu tư với khách hàng. “Cần quy định việc chủ đầu tư phải cung cấp các giấy tờ liên quan đến an toàn PCCC hay chi tiết các trang thiết bị PCCC lắp đặt trong tòa nhà”, vị này nói |
Theo Tiền phong
Chung cư, cháy là chết" alt=""/>Sau các vụ cháy chung cư tại Hà Nội: Đòi có giấy PCCC mới mua nhà