当前位置:首页 > Bóng đá > Soi kèo phạt góc Newcastle Jets vs Adelaide, 14h45 ngày 30/1 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Persita Tangerang vs Persik Kediri, 15h30 ngày 7/2: Tin vào đội khách
Các chuyên gia, giáo viên đề cập đến nhiều yếu tố để nâng cao chất lượng giáo dục bậc phổ thông của nước ta hiện nay, như: đổi mới sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, đầu tư phương tiện dạy học, …
Nhưng có một yếu tố, nếu không cho là quan trọng thì bản thân nó mặc nhiên vẫn rất quan trọng, đó là bài toán tỷ lệ học sinh trong một lớp nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học.
Nhiều nghiên cứu đã công bố khẳng định rằng, tỷ lệ học sinh trong một lớp học là yếu tố để đảm bảo chất lượng dạy và học. Nếu không giải quyết được bài toán này thì khó có thể nâng cao được chất lượng giáo dục cho dù các yếu tố khác được thực hiện.
Nhiều trường học ở Hà Nội sĩ số lớp học lên đến 60. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Hiện nay, do áp lực về tỷ lệ giáo viên/lớp, nhu cầu người học, cơ sở vật chất của trường học chưa được đáp ứng… nên tỷ lệ học sinh/lớp khá cao ở các thành phố lớn, sĩ số học sinh/lớp có nhiều nơi lên đến 50 học sinh/lớp. Trong khi đó, ở các nước phát triển, tỷ lệ học sinh/lớp tương đối thấp. Ví dụ: ở Úc tối đa 30 học sinh/lớp, ở New Zealand là 20-25 học sinh/lớp. Tỷ lệ học sinh/lớp cao là một trong những cản trở cho nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục cho dù các yếu tố khác được đáp ứng.
Với 40-50 học sinh/lớp thì giáo viên khó có thể thực hiện được yêu cầu đổi mới, đặc biệt là việc “hình thành năng lực, phẩm chất của cá nhân từng người học”, hoặc “cá nhân hóa năng lực của học sinh”. Đó là một thực tế kéo dài trong suốt nhiều năm qua mà chưa được quan tâm giải quyết.
Qua khảo sát ý kiến, đa số giáo viên đều cho rằng, để truyền thụ kiến thức đến từng học sinh nhằm “hình thành năng lực, phẩm chất của từng cá nhân người học” là không khả thi nếu lớp học có sĩ số 40-50 học sinh. Điều này dẫn đến việc học sinh không thể lĩnh hội đủ kiến thức phổ thông ở trên lớp học.
Vì không thể nắm bắt được đầy đủ kiến thức trên lớp nên xuất hiện nhu cầu học thêm, dạy thêm là điều tất yêu. Và cần gọi đúng bản chất của việc học thêm hiện nay là “học lại”.
Hệ lụy của học thêm – dạy thêm
Tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan hiện nay dẫn đến nhiều hệ lụy: Lãng phí tiền của mà đáng lẽ ra xã hội (phụ huynh) không cần phải tốn thêm nếu chúng ta giải quyết tốt chất lượng giáo dục trên lớp học; gây ra nhiều áp lực đối với học sinh (không có thời gian nghỉ ngơi, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần ..).
Mặt khác, dạy thêm, học thêm ảnh hưởng đến uy tín và vị thế của người thầy. Đồng thời, gây ra tình trạng bất bình đẳng đối với học sinh đến từ những gia đình không có điều kiện.
![]() |
Học sinh Việt Nam có rất ít thời gian nghỉ ngơi? Ảnh minh họa: Thanh Tùng |
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng học sinh Việt Nam có rất ít thời gian nghỉ ngơi và không dành đủ thời gian để tham gia vào các hoạt động khác nhằm nâng cao thể chất và kỹ năng sống; trẻ em không có đủ thời gian hưởng thụ đúng nghĩa “tuổi thơ” mà đáng lẽ các em cần phải có. Một thế hệ học sinh chỉ dành phần lớn thời gian nhồi nhét kiến thức mà không đủ thời gian để nâng cao thể chất, vui chơi, phát triển kỹ năng sống thì sẽ là gánh nặng cho xã hội trong tương lai.
Vì vậy, việc giảm tải sĩ số học sinh/lớp là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần nâng cao được chất lượng giáo dục và giảm bớt những hệ lụy nói trên.
Giảm sĩ số đồng nghĩa với tăng số lượng trường học, phòng học, lớp học, tăng số lượng giáo viên.
Nói chung là tăng nguồn lực đầu tư của Nhà nước và xã hội về cơ sở vật chất, số lượng biên chế của giáo viên và ngân sách hoạt động.
Vậy cần phải giải quyết bài toàn giảm sĩ số học sinh như thế nào khi nguồn lực Nhà nước còn eo hẹp?
Thúc đẩy cơ chế tự chủ nằm nâng cao chất lượng
Trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ đang thúc đẩy tự chủ giáo dục đại học và ngày càng chứng minh được tính hiệu quả của chính sách này. Tuy nhiên, tự chủ đối với giáo dục phổ thông vẫn rất mới mẻ.
![]() |
Trường THPT Phan Huy Chú là trường phổ thông đầu tiên của cả nước được tự chủ cả về tài chính và biên chế. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Nếu xét về xu hướng chung của thế giới thì tự chủ (tài chính) ở bậc phổ thông không phải là chính sách ưu tiên của các nước phát triển. Ở Úc, New Zealand, Canada… thì các trường phổ thông công lập hầu như được bao cấp toàn bộ. Những nước phát triển thực hiện hệ thống giáo dục phổ thông công lập miễn phí song song với hệ thống trường học tư thục (dành cho người có thu nhập cao hơn).
Tuy nhiên, đối với thực tiễn nước ta hiệu nay, tự chủ đối với các trường phổ thông nên là hướng nghiên cứu để có thể áp dụng (cho dù đang đi ngược lại với xu hướng chung của các nước phát triển).
Thực hiện tự chủ (tài chính) là cách Nhà nước huy động được nguồn lực của xã hội khi ngân sách địa phương đang còn eo hẹp. Bên cạnh đó, tiết kiệm được ngân sách của nhà nước về chi thường xuyên, về đầu tư cơ sở vật chất và chi trả lương cho đội ngũ, và để dành nguồn lực để ưu tiên đầu tư giáo dục cho những vùng khó khăn hơn.
Đồng thời, tạo được môi trường giáo dục năng động để các trường ở vùng/khu vực có điều kiện phát triển mà không quá phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước.
Để tránh gây ra những cú sốc, chính sách tự chủ chỉ nên áp dụng đối với những vùng phát triển (thành phố, thị xã), đối với các trường công lập có vị trí thuận lợi và các trường đã gây dựng được uy tín chất lượng giáo dục lâu năm.
Ngoài ra, cơ chế tự chủ cần thực hiện qua từng giai đoạn để những trường được giao tự chủ có đủ thời gian làm quen và xây dựng cơ chế hoạt động phù hợp. Ví dụ: 2 năm đầu tiên giao tự chủ 100% nguồn chi thường xuyên; năm thứ 3 thực hiện tự chủ 100% chi thường xuyên và 50% tiền lương; năm thứ 5 tự chủ 100% chi thường xuyên, chi tiền lương và chi đầu tư phát triển.
Đối với các trường được giao tự chủ thì cần có một cơ chế đặc thù về chỉ tiêu biên chế hành chính, số người làm việc, hợp đồng lao động, cũng như học phí và giá dịch vụ giáo dục khác mà trường cung cấp.
Từ những phân tích trên có thể thấy, nghiên cứu để áp dụng cơ chế tự chủ đối với bậc phổ thông ở các vùng có điều kiện, dù đi ngược với xu hướng của các nước phát triển, rất cần được cân nhắc, xem xét để áp dụng, từ đó tạo ra sự đột phá, cú hích trong nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông trong điều kiện nguồn lực Nhà nước đầu tư cho giáo dục còn hạn chế.
Ý kiến, góc nhìn của bạn đọc về các vấn đề của giáo dục, xin vui lòng gửi cho chúng tôi qua địa chỉ email: [email protected]. Những bài viết phù hợp sẽ được biên tập và đăng tải. Xin trân trọng cảm ơn.
Với bản lý lịch khoa học khá ấn tượng, TS Trương Đình Thăng khiến nhiều người ngỡ ngàng khi biết nơi công tác của anh hiện nay là Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị.
" alt="Ngược chiều thế giới, tăng ‘tự chủ’ ở giáo dục phổ thông?"/>Đinh Văn Khương (21 tuổi, quê ở Khánh Hòa) không hề biết chuyện đó. Em vừa được mẹ gửi cho 500 nghìn đồng để đi làm xét nghiệm Covid-19. Em cũng đã xin chủ nhà trọ xóa khoản nợ gần 2 tháng tiền phòng, chuẩn bị đi sang Trảng Bom, Đồng Nai để tá túc nhờ chỗ người anh họ.
Không có xe, chàng thanh niên đầu đội mũ bảo hiểm, đeo ba lô, thất thểu đi bộ giữa thời tiết nắng như đổ lửa. Dù không được đi học nhưng những ngày này ở thành phố, Khương hiểu rằng mình ra đường là vi phạm Chỉ thị 16, có thể bị phạt. Tuy nhiên, em đã chẳng còn cách nào khác.
Mới vào thành phố đi làm được 2 tháng thì dịch bùng phát, Khương bị thất nghiệp gần 3 tháng nay. Bởi không còn cách nào bám trụ lại, Khương xin mẹ 500 nghìn đồng, sau khi làm xét nghiệm nhanh Covid-19, em chỉ còn hơn 150 nghìn đồng để dằn túi đi đường. “Nếu gặp chốt kiểm dịch, em sẽ cố gắng xin được qua, chứ ở lại lấy gì để sống tiếp”, Khương nhỏ giọng giãi bày.
Thành phố “bệnh nặng”, đã khiến cho nhiều người dân lao đao vì thất nghiệp, không thể lo nổi miếng ăn, chỗ ở. Trong số đó, đa phần là lao động nhập cư từ các tỉnh, thành trên khắp cả nước. Sau những chuyến hồi hương không thành, nhiều người bất đắc dĩ “gia nhập” hội người vô gia cư. Số lượng F0 trong cộng đồng những ngày này cũng tăng cao khiến cho đội ngũ y, bác sĩ và chính quyền địa phương tiếp tục căng mình chống dịch.
Ngày 17/8, TP.HCM đã kiến nghị Thủ tướng và Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ cho ngân sách thành phố số tiền là 27.967.947 triệu đồng và 142.200.000 kg gạo để hỗ trợ tiền ăn, tiền thuê phòng trọ, lương thực cho người lao động nghèo trong thời gian thành phố áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Qua rà soát của UBND TP., thành phố có số hộ lao động nghèo dự kiến hỗ trợ là 1.580.110; số người lao động nghèo dự kiến hỗ trợ là 4.740.330.
Cùng với đó, chiều 17/8, chương trình “Tấm lòng mùa dịch, san sẻ yêu thương” do Bộ TT&TT tổ chức cũng đã bắt đầu trao quà cho các hộ dân gặp khó khăn do Covid-19 tại TP.HCM.
Theo dự kiến, có khoảng 533 nghìn hộ dân nhận được quà, với tổng trị giá 160 tỷ đồng. Mỗi người dân sẽ được nhận 1 túi quà trị giá 300 nghìn đồng , gồm các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu như: 5 kg gạo, dầu ăn, đường trắng, bột canh, nước tương, bí đỏ, khoai tây, trứng gà...
Bên cạnh đó, rất nhiều các hội đồng hương các tỉnh cũng đã rà soát, hỗ trợ cho người dân địa phương đang sinh sống, làm việc tại TP.HCM, hoặc tổ chức các chuyến xe từ thiện đón người dân về quê cách ly. Ngoài ra, còn có các tổ chức từ thiện tự phát cũng đã góp phần làm an lòng những mảnh đời bất hạnh.
Thế nhưng, vẫn còn những người dân khốn khó, chật vật tìm cách sinh tồn trong đại dịch, nhưng chưa tiếp cận được nguồn hỗ trợ. Vì vậy, mỗi một sự trợ giúp đối với người dân vùng dịch lúc này đều đáng quý, bởi mọi người đã phải trải qua giai đoạn giãn cách xã hộ quá dài.
Thời điểm cuối tháng 7, PV Báo VietNamNet ghi nhận thông tin, nhiều bệnh viện thiếu máy móc, trang thiết bị y tế, đồ bảo hộ. Tại Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 3, BS. CKII Phạm Gia Thế cho biết, do số lượng bệnh nhân đông, trở nặng nhanh nên bệnh viện rất cần máy test Covid-19, máy điện tim, siêu âm, huyết áp. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng luôn cần trang phục bảo hộ, khẩu trang đạt chuẩn, máy bộ đàm liên lạc...
![]() |
Bác sĩ Bệnh viện Hồi sức Covid-19 luôn làm việc hết năng suất trong mỗi kíp trực. |
Tại Bệnh viện dã chiến thu dung Covid-19 số 8, PGS. TS. BS. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng cho hay, bệnh viện hiện bị thiếu khoảng 390 thùng rác 240L (màu vàng). Còn Bệnh viện Chợ Rẫy, tuyến cuối điều trị bệnh nhân Covid-19 rất cần tăng cường máy hỗ trơ tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO), máy thở HFNC.
Tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19, một nữ bác sĩ ở Khoa ICU chia sẻ, chị từng phải chứng kiến bệnh nhân ra đi mà không kịp can thiệp vì thiếu máy móc, và đã bị sốc bởi điều đó.
Không ai mong muốn dịch bệnh, nhưng nó đã và đang xảy ra. Chính quyền đã hứa không bỏ mặc nhân dân. Vì vậy, trong thời điểm khó khăn trùng trùng, điều người dân cần làm là tuân thủ nghiêm ngặt quy định phòng, chống dịch Covid-19, để thành phố cũng như cả nước có thể nhanh chóng dập dịch.
Mong muốn được chung tay cùng cả nước chiến đấu với đại dịch, Báo VietNamNet tiếp tục chương trình “Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet”.
Chương trình nhằm mục tiêu hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết cho người nghèo, lao động tự do, người thất nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các trung tâm bảo trợ xã hội, mái ấm tình thương…, những nơi chưa tiếp cận được gói cứu trợ.
Bên cạnh đó, chương trình cũng hướng tới hỗ trợ trang thiết bị y tế đến các bệnh viện, các trung tâm cách ly, trung tâm y tế, lực lượng y, bác sĩ. Đồng thời cũng chung tay góp phần đảm bảo lương thực thực phẩm để người dân nghèo an tâm thực hiện giãn cách xã hội, đảm bảo trang thiết bị y tế cho đội ngũ tuyến đầu chống dịch, đồng lòng cùng chống dịch Covid-19.
Báo VietNamNet sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương, các tổ chức từ thiện uy tín để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Bạn đọc đang gặp khó khăn; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp muốn tham gia chương trình tiếp sức, xin liên hệ với toà soạn theo cách sau:
-Gọi đến tổng đài 19001081 (8h-20h mỗi ngày), hoặc gửi thông tin hoàn cảnh đến email: [email protected] để đăng ký.
Báo VietNamNet sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương xác nhận và tìm phương án hỗ trợ phù hợp nhất.
Với vai trò là cầu nối, Báo VietNamNet rất mong Quý bạn đọc hảo tâm, các Doanh nghiệp, Tổ chức sẽ cùng đồng hành với chương trình và san sẻ tình thương với đồng bào.
Ban Bạn đọc
Báo VietNamNet liên tục cập nhật số tiền bạn đọc ủng hộ để độc giả theo dõi:
Ngày | Số tiền | Thông tin ủng hộ |
3/7/21 | 300,000.00 | PHAM TRONG NAM Chuyen tien ung ho phong chong Covid |
19/07/2021 | 200,000.00 | CT DEN:120012320219 MS2021.covid FT21200001697883 |
7/24/21 | 1,000,000.00 | MBVCB.1266840195.Ung ho MS 2021. Covid19.CT tu 0071002309655 NGO THANH TUAN toi0011002643148 BAO VIETNAMNET |
7/24/21 | 200,000.00 | IBVCB.1266418568.MS 2021.Covid19.CT tu 0071005451824 NGUYEN CHUONG THINH toi0011002643148 BAO VIETNAMNET |
7/24/21 | 200,000.00 | 300663.240721.095704.MS2021.covid19 FT21205832046272 |
7/24/21 | 200,000.00 | MBVCB.1266112372.MS 2021.Covid19.CT tu 0591001657109 TRAN HONG NHUNG toi0011002643148 BAO VIETNAMNET |
7/24/21 | 200,000.00 | 871470.240721.083408.MS 2021. Covid19 |
7/24/21 | 200,000.00 | 204722.230721.222342.MS 2021.Covid19 |
7/26/21 | 60,000.00 | 874269.260721.223222.gui quy pc covid 19 |
7/29/21 | 1,000,000.00 | MBVCB.1274541104.Ung ho?MS 2021.Covid19?.CT tu 0071000888916 LE NGUYEN BAO THU toi0011002643148 BAO VIETNAMNET |
8/18/21 | 5,000,000.00 | MBVCB.1311442178.Ung ho MS 2021.Covid19.CT tu 0071000888916 LE NGUYEN BAO THU toi0011002643148 BAO VIETNAMNET |
8/18/21 | 200,000.00 | 265405.180821.210014.Ung ho MS 2021.Covid19 |
8/18/21 | 300,000.00 | 292188.180821.183617.VU THI THU TRANG Ung ho MS 2021. Covid19 |
8/18/21 | 300,000.00 | 899312.180821.165926.ung ho MS 2021.Covid19 |
8/18/21 | 20,000,000.00 | 013899.180821.162832.Manh, Kien ung ho gian hang 0 dong VietNamnet FT21230073314662 |
8/18/21 | 500,000.00 | MBVCB.1310649654.TRAN VAN CHU chuyen tien Ung ho MS 2021.Covid19.CT tu 0011004197758 TRAN VAN CHU toi0011002643148 BAO VIETNAMNET |
8/18/21 | 10,000,000.00 | MBVCB.1310436567.DOAN QUANG THANG chuyen tien ung ho gian hang khong dong.CT tu 1223888999 DOAN QUANG THANG toi0011002643148 BAO VIETNAMNET |
Nhận định, soi kèo LD Alajuelense vs Herediano, 09h00 ngày 6/2: Lại hòa 1
![]() |
Trao tặng điện thoại cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn |
Vì vậy, khi các em học sinh học online thì nhiều gia đình không có điều kiện cho mua các thiết bị như smartphone hay máy tính cho con mình. Đây là điều rất khó khăn cho cả thầy trò nhà trường khi phải học online. Vì vậy, nhà trường đã báo cáo lên xã để tìm cách tháo gỡ khó khăn này và kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ các em học sinh.
Thầy Đạt kể rằng, có trường hợp, gia đình học sinh Nguyễn Tuấn Anh học lớp 4 bố mẹ bỏ nhau. Sau đó, mẹ đem gửi hai anh em ở nhờ nhà ông bà ngoại để đi làm công nhân ở tỉnh Phú Thọ. Nhưng ông ngoại em cũng bị tai biến nằm 1 chỗ và hay phải đi viện điều trị. Vì vậy, hai anh em Nguyễn Tuấn Anh phải ở nhà chăm nhau nên khi nhà trường tổ chức học online thì hai anh em không có thiết bị để học.
Trường hợp gia đình em Đinh Văn N học sinh lớp 1 cũng khó khăn bố mẹ bỏ nhau nên cháu ở với ông bà nội. Ông bà em N cũng già yếu và chỉ có điện thoại đen trắng nên khi nhà trường dạy học online thì cháu cũng không có phương tiện để học.
Một trường hợp khác là gia đình em Đinh Mạnh Nguyên học sinh lớp 3, gia đình cũng rất khó khăn. Nhà Nguyên có 3 chị em và ông bố bị mù không làm được gì. Tất cả gánh nặng gia đình đặt trên vai người mẹ đi làm thuê nuôi 3 chị em và người chồng tàn tật. Chị cả học lớp 5 vừa đi học vừa chăm bố và các em. Mấy năm trước, các anh chị em họ hàng nhà Nguyên cũng gom tiền xây cho gia đình được mái nhà che nắng mưa,nhưng trong nhà không có đồ đạc gì đáng giá. Khi học online mấy chị em Nguyên cũng đành ở nhà gián đoạn việc học.
Trước cảnh những học sinh nghèo của mình không có phương tiện để học, thầy Đạt đã đôn đáo kêu gọi các phụ huynh trong trường hỗ trợ, nhưng điều kiện ở xã cũng khó khăn nên việc ủng hộ các gia đình nghèo cũng hạn chế. Thầy Đạt đề nghị với lãnh đạo xã Minh Quang tìm phương thức hỗ trợ cho nhà trường và các em học sinh nghèo có điều kiện để học online.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Thước, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Quang nói rằng việc hỗ trợ này không nằm trong bất cứ khoản nào mà xã được phép chi. Vì vậy, xã đã đứng ra kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ cho các em học sinh trong xã.
Sau khi nhà trường và UBND xã kêu gọi thì đã có nhà hảo tâm đồng ý hỗ trợ smartphone cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn này. Ông Trần Việt Vĩnh, Giám đốc Công ty công nghệ Tài chính Fiin Credit cho biết, khi nghe xã và nhà trường chia sẻ về các khó khăn trong việc dạy học online và hoàn cảnh của các cháu học sinh ông đã rất xúc động và đồng ý tài trợ toàn bộ cho nhà trường.
"Khi tôi đi mua điện thoại, lại gặp rất nhiều khó khăn vì các cửa hàng bán điện thoại phải đóng cửa trong thời gian giãn cách này. Các hệ thống siêu thị điện máy online tại Hà Nội cũng không hoạt động. Vì vậy, tôi phải tìm mua thu gom mua máy đã qua sử dụng tại các cửa hàng nhỏ.
Sau 2 ngày lùng sục mua khắp Hà Nội, tôi đã gop được 8 chiếc smartphone và phải kiểm tra kỹ từng máy, đảm bảo hoạt động ổn định rồi lên để trao tặng máy cho đại diện UBND xã và nhà trường".
Ngoài ra, ông Vĩnh cũng đang có kế hoạch kêu gọi thêm quyên góp máy tính hoặc máy tính bảng cũng hộ cho các học sinh nghèo.
![]() |
Những chiếc điện thoại được kiểm tra kỹ trước khi trao tặng cho các em học sinh |
Chia sẻ với VietnamNet khi nhận món quà tài trợ này, thầy Đào Duy Đạt cho hay: "Sau khi được nhà hảo tâm tài trợ 8 chiếc điện thoại và xã hỗ trợ SIM 4G cho các cháu học sinh thì nhà trường đã yên tâm tập trung vào công tác giảng dạy trực tuyến và không phải đôn đáo bố trí cho các em chưa có thiết bị phải đi học nhờ như trước. Chúng tôi hy vọng các trường khác cũng được hỗ trợ để bớt đi khó khăn cho các em học sinh nghèo khi phải học online".
Theo khảo sát của Bộ GD-ĐT, việc tổ chức dạy học trong những ngày đầu tiên của năm học mới 2021-2022 gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội. Nhiều nơi tổ chức dạy học trực tuyến nhiều học sinh thiếu trang thiết bị học tập...
Theo thống kê sơ bộ, TPHCM còn thiếu 77.000 máy tính để học trực tuyến; nhiều tỉnh vùng khó khăn có từ 50% đến 70% học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến; nhiều thôn bản không có mạng Internet… Việc học trực tuyến đối với học sinh tiểu học, nhất là đối với lớp 1, lớp 2 gặp khó khăn hơn do các em còn nhỏ, chưa có điều kiện để làm quen với phương thức học tập này.Vì vậy, rất cần các nhà hảo tâm hỗ trợ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện để học tập online.
Thái Khang
Cùng với việc phát động phong trào thi đua đặc biệt về phòng chống dịch Covid-19, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) cũng công bố ủng hộ 10.000 thiết bị thông minh mới cho chương trình “Sóng và máy tính cho em”.
" alt="Hiệu trưởng đôn đáo tìm tài trợ điện thoại cho học sinh nghèo học online"/>Hiệu trưởng đôn đáo tìm tài trợ điện thoại cho học sinh nghèo học online
Ghi bàn:Anh Tuấn (19'), Văn Kiên (69' phản lưới)
Đội hình xuất phát:
SHB Đà Nẵng: Nguyễn Tuấn Mạnh (thủ môn); Nguyễn Công Nhật, Bùi Tiến Dụng, Janclesio, Trần Đình Hoàng; Phan Văn Long (Đức Chinh 46'), Nguyễn Thanh Hải, Võ Ngọc Toàn, Đặng Anh Tuấn, Ibou Kebe, Rafaelson
Hà Nội FC: Bùi Tấn Trường (thủ môn), Đỗ Duy Mạnh, Bùi Hoàng Việt Anh, Lê Văn Xuân, Trần Văn Kiên, Moses, Ngân Văn Đại, Đậu Văn Toàn, Văn Quyết, Phạm Đức Huy (Quang Hải 46'), Nguyễn Thành Chung
Lịch Thi Đấu LS V-League 1 2021 | ||||||||
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Vòng | Kênh | ||
02/04 | ||||||||
02/04 | 17:00 | SHB Đà Nẵng FC | ![]() | 2:0 | ![]() | Hà Nội FC | Vòng 7 | |
02/04 | 18:00 | Hải Phòng FC | ![]() | 0:2 | ![]() | Hoàng Anh Gia Lai | Vòng 7 | Xem video |
02/04 | 19:15 | Hồ Chí Minh City | ![]() | 0:3 | ![]() | Bình Định | Vòng 7 | Link trực tiếp |
PV: Với hàng loạt thành tựu, anh có thấy mình là trường hợp thành công điển hình trong việc ra nước ngoài học tập và làm việc không?
Nhìn lại thì con đường tôi đi không hẳn là điển hình. Tôi đi khá chậm giai đoạn đầu. Phải sau 10 năm tốt nghiệp đại học tôi mới nhận bằng Tiến sĩ. Trong khi hiện nay, tôi hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh, một số bạn chỉ cần 3 năm sau khi tốt nghiệp ĐH đã nhận bằng Tiến sĩ.
Nếu là trước đây, tôi không tin điều đó.
Xuất phát điểm, tôi là một người cũng khá bình thường, học giỏi có tiếng những năm phổ thông nhưng chỉ là trong phạm vi một thị xã. Còn so với cấp tỉnh, thì người như tôi có hàng trăm, hàng nghìn bạn.
Chưa bao giờ tôi đoạt giải cấp tỉnh trở lên.
PV: Vậy điều gì giúp anh đạt những thứ “không tin được” như hiện nay?
Điều đầu tiên tôi nghĩ là phải làm việc hết mình. Thứ hai là môi trường làm việc – rất quan trọng. Thứ ba là có một chút yếu tố may mắn.
Nhưng nói chung điều quan trọng nhất là phải có sự đam mê. Mình làm việc mà mình thích chứ không phải làm để đạt bằng cấp này, vị trí nọ. Và tạo ra một chút áp lực riêng cho bản thân để có động lực phấn đấu.
![]() |
PV: Hướng dẫn nghiên cứu sinh, nhóm nghiên cứu, làm các công việc ở Trường ĐH Queen’s Belfast … Ngoài các dự án của hai Chính phủ Việt Nam và Anh quốc, anh còn có các dự án với Bộ Khoa học công nghệ, tổ chức các hội thảo quốc tế, các sự kiện cho sinh viên Việt Nam… Đang làm rất nhiều công việc, anh làm thế nào để mọi thứ chạy đều?
Trước đây khi bắt đầu sự nghiệp thì tôi bắt tay vào làm tất cả mọi việc, kiểu như tôi khởi việc từ 1 anh thợ phụ xây dựng, sau đó leo dần lên vị trí thợ xây chính, rồi quản công, rồi đến coi cả 1 công trình chính. Nói đơn giản như thế để thấy rằng, mọi việc đều phải trải qua từ công đoạn thô sơ, đến khó nhất. Sau này khi mọi việc đã vào guồng một cách trôi chảy thì mình sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều.
Cái khó nhất hiện nay tình trạng lockdown, ba cậu con cùng ở nhà, vợ tôi lại đang làm nghiên cứu sinh. Vì vậy, hàng sáng, tôi tranh thủ chạy lên phòng làm việc khoảng 2-3 tiếng, trưa về nấu ăn, chiều thì giữ con cho vợ học. Buổi tối, phải đến khi con ngủ, tôi mới lại có thể làm việc, nhưng cũng chỉ làm thêm được một lúc vì đã mệt rồi…
Cũng may là thời gian trước đó, tôi đã tập trung làm rất nhiều. Khi mới về trường, 5 năm đầu tôi làm việc căng thẳng, cũng có những giai đoạn stress khi công việc chưa quen. Khoảng vài năm gần đây, tôi đã giảm tải lại và có nhiều việc khi đã biết cách sẽ làm nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
Từ năm 2015, GS Dương Quang Trung đứng ra tổ chức một trường hè nghiên cứu khoa học. Khi tổ chức trường hè, ông muốn chia sẻ kinh nghiệm với những bạn trẻ tài năng nhưng còn thiếu những kỹ năng cần thiết, đồng thời lan tỏa niềm đam mê khoa học đến các bạn trẻ. Các học viên được hướng dẫn nhiều kỹ năng để tìm học bổng, tìm kiếm đề tài nghiên cứu, viết bài cho các tập san khoa học, làm việc với giáo sư… Sau 5 lần tổ chức, hơn 100 học viên tham gia trường hè đã xin được những học bổng toàn phần để theo học tiến sĩ tại các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Úc… |
Ý tưởng đa phần đến từ lúc rửa bát
PV: Anh cũng hay chia sẻ trên trang cá nhân về việc nấu nướng. Đó cũng là một việc anh thích làm?
Nhà tôi chỉ có hai vợ chồng xoay vòng với ba con nhỏ - chúng tôi có ba cậu con trai, cháu lớn nhất chỉ mới 8 tuổi - nên khi người này trông con thì người kia làm việc nhà.
Với tôi, nấu bếp còn là một cách giảm stress. Nhiều khi công việc bộn bề quá thì nấu ăn cũng là một cách để tạm thời không suy nghĩ.
Nấu ăn xong tôi còn rửa bát. Tôi cũng thích rửa bát để vận động tay chân và suy nghĩ những việc khác. Trước đây, hầu như ngày nào tôi cũng đá bóng khoảng 1 tiếng để giải tỏa công việc. Bây giờ lockdown, không đá bóng được thì tôi tăng cường làm việc nhà. Những ý tưởng của tôi đa phần đến từ trong lúc rửa chén bát (cười).
PV: Anh dạy các con mình theo phương pháp nào?
Trước đây, cha mẹ tôi rất quan tâm việc học của con. Dù bận rộn buôn bán và việc cơ quan nhưng đến khi tôi học lớp 9, ba mẹ vẫn xem sách vở con học ra sao. Bây giờ, tôi cũng theo phương pháp như thế để dạy con mình.
Hai vợ chồng tôi đã giảm công việc lại, chấp nhận đến giai đoạn tuổi này phải vì con là chính chứ không còn vì bản thân mình nữa.
Điều quan trọng cha mẹ phải tạo được động lực cho con.
Tôi không ép học nhưng chú ý xem con có năng khiếu gì để động viên cháu. Ví dụ, bé lớn nhà tôi những năm đầu tiên đi học không thích Toán. Nhận thấy điều này, hai vợ chồng tôi chú ý hơn và nói chuyện nhiều với con về Toán. Sau đó đến trường, con làm bài tốt, cô khen nên con bắt đầu thích, rồi dần tự động đem bài ra học. Hiện nay môn học cháu thích nhất lại là Toán, luôn tự động đem sách Toán ra làm những lúc rảnh, mà không cần người lớn phải nhắc nhở.
![]() |
Hai con trai lớn của GS Dương Quang Trung được mặc áo dài vào dịp Tết. Ảnh: NVCC |
Thứ hai, người lớn phải làm gương cho con.
Chúng tôi muốn khuyến khích con đọc sách. Việc này không ép được mà người lớn phải làm gương. Chúng tôi hay đọc sách trước mặt các con, lên giường ngủ cũng cầm theo sách đọc chung với con. Con lớn thấy mình đọc thì cũng đọc, cậu em thấy anh đọc sách thì cũng ê a đọc theo.
Cả hai vợ chồng tôi cũng rất thích con học đàn. Nhà hàng xóm có bạn học đàn, con qua chơi hỏi có thích không, cháu chỉ chơi vài lần là chán và không thích, nên chúng tôi cũng không ép. Ngược lại cháu lại rất thích vẽ và xếp mô hình. Đó là trò chơi cháu thích nhất.
Việc xem phim hay chơi game cũng là điều khó, đặc biệt trong 1 năm qua khi mà cả nước Anh đa phần phải lockdown. Nhưng chúng tôi có quy định riêng, chỉ được xem phim khi đã hoàn thành xong bài tập ở trường và bài tập ở nhà ba mẹ giao cho. Và một ngày không được ngồi trước máy tính quá 1.5 tiếng. Vợ chồng tôi luôn theo kiểm tra tất cả các phim hoạt hình và sách con đọc xem có phù hợp với lứa tuổi của cháu hay không. Việc này cũng khá mất thời gian nhưng tôi nghĩ rất quan trọng đối với trẻ.
PV: Anh còn nhớ về cái Tết xa nhà đầu tiên không?
Năm 2003, tôi sang Hàn Quốc học thạc sĩ và năm 2004 là lần đầu tiên tôi ăn Tết xa nhà. Người Hàn Quốc cũng nghỉ ăn Tết, bạn học chỉ còn 3, 4 người Việt Nam ở lại, không có bánh chưng bánh tét, đó là cái Tết tôi thấy buồn nhất.
Còn từ năm 2014 - khi sang Anh làm việc – đến giờ, liền một mạch 8 năm, tôi không ăn Tết Việt Nam. Bởi vì lịch giảng dạy của tôi từ tháng 10 đến tháng 2 hàng năm, trùng với thời gian Tết âm lịch, con cái lại còn nhỏ.
Ở bên này, từ ngày 23 tháng Chạp, chúng tôi cũng đã làm mứt, rồi gói bánh chưng. Tới giao thừa, chúng tôi giải thích cho các con Tết là như thế nào, cho mấy đứa nhỏ mặc áo dài Việt Nam...
![]() |
Gia đình GS Dương Quang Trung gói bánh chưng ngày 26 tháng Chạp vừa qua |
PV: Với anh, sự khác biệt giữa Tết ở quê nhà và tết ở xứ người là…
Là không khí Tết. Khi gần Tết là tôi cảm giác muốn ở nhà, đi mua hoa, gặp bạn bè, thầy cô giáo cũ.
Thời còn đi học, cứ vào giờ giao thừa, tôi thường cùng với bạn bè dạo khắp phố cổ. Hội An vào thời điểm đó sực nức mùi trầm hương của các nhà đốt cúng giao thừa, quyện vào bầu không khí đầy hơi sương của đêm khuya tạo ra một sức hút đặc biệt.
Tôi vẫn nhớ những cảm giác đó, rõ ràng như chỉ mới đây thôi.
Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện. Chúc anh và gia đình một năm mới an lành, nhiều niềm vui!
GS Dương Quang Trung sinh ra và lớn lên ở thị xã Hội An (Quảng Nam). Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), ông nhận học bổng toàn phần bậc thạc sĩ của Chính phủ Hàn Quốc, sau đó là học bổng toàn phần tại Thụy Điển cho bậc học tiến sĩ Đầu năm 2013, ông được nhận vào ngạch Giáo sư của ĐH Queen’s Belfast – thuộc nhóm 20 trường đại học hàng đầu ở Anh – mà không phải trải qua giai đoạn sau Tiến sĩ. Tháng 8/2020, ở độ tuổi 40, ông được bổ nhiệm Giáo sư thực thụ và đứng đầu về lĩnh vực Viễn thông tại Trường ĐH Queen’s Belfast. Đây là một trong những trường hợp bổ nhiệm nhanh nhất trong gần 200 năm lịch sử của trường (chỉ sau hơn 6 năm bắt đầu ngạch giáo sư). Ông được tặng giải thưởng Công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất tại hội nghị ngành viễn thông lớn nhất thế giới IEEE Globecom năm 2016 và 2019. GS Trung cũng từng đoạt giải thưởng danh giá Research Fellowship trị giá 1 triệu USD (2015-2020) dành cho các nhà nghiên cứu trẻ của Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh cách đây 5 năm (cả nước Anh năm đó chỉ có 8 người được trao giải cho tất cả các lĩnh vực khoa học kỹ thuật), và được nhận giải thưởng uy tín Newton Prize 2017. Năm 2020, ông là một trong 4 giám đốc nghiên cứu (Research Chair) được Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh bổ nhiệm. |
Ngân Anhthực hiện
GS Dương Quang Trung vừa nhận được tin vui về Giải thưởng Công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất (Best Paper Award) tại Hội nghị IEEE GLOBECOM 2019.
" alt="GS Dương Quang Trung và ký ức ngày Tết ở quê hương"/>