- Dương Mịch trở thành tâm điểm trên thảm đỏ Lễ trao giải phim truyền hình chất lượng,ươngMịchQuanHiểuĐồngLưuĐàođọsắctrênthảmđỏgiải vô địch quốc gia ý trong khi đó Quan Hiểu Đồng bị chê là 'thảm họa thời trang'.
Dương Mịch, Quan Hiểu Đồng, Lưu Đào đọ sắc trên thảm đỏ
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Empoli vs AC Milan, 0h00 ngày 9/2 -
- Mấy ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền một clip khó tìm được lời giải. Hàng vạn chia sẻ với bình luận, đây là bài toán mang tính ảo giác. Sau đây là lời giải thích về sự ảo giác đó. Play"> Gỡ rối bài toán gây ảo cho hàng triệu người
-
Tìm ra chủ nhân Giải Nhất Oraichain Hackathon 2022Ông Nguyễn Minh Triết - Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam trao Giải nhất Oraichain Hackathon 2022 cho đội 1877 Để tranh tài, các đội thi sẽ phát triển ứng dụng phi tập trung (dApps) trên chuỗi khối Oraichain, sử dụng modul Cosm Wasm và hệ sinh thái Oraichain.
Trong gần 2 tháng diễn ra cuộc thi, Oraichain Hackathon 2022 đã nhận được đăng ký tham gia của 57 đội thi trên khắp cả nước. Mới đây, vòng chung kết Oraichain Hackathon 2022 vừa được tổ chức thành công tại Hà Nội với 8 đội thi tham dự.
Theo Ban tổ chức, khép lại Oraichain Hackathon 2022, đội thi 1877 gồm các chàng trai đến từ ngành công an, quân đội đã giành được Giải Nhất trị giá 100 triệu đồng và Giải bình chọn trực tuyến trị giá 10 triệu đồng.
Các đội thi tham gia vòng chung kết Oraichain Hackathon 2022 Đội REVERT gồm 4 nam sinh viên đến từ Đại học Bách khoa Hà Nội giành Giải Nhì trị giá 60 triệu đồng. R&D-Viettel Solutions là đội giành Giải Ba của cuộc thi với giải thưởng 40 triệu đồng.
Ngoài ra, hai đội thi Xanh nước biển và N3T.rs đã được trao 2 giải Khuyến khích của Oraichain Hackathon, mỗi giải trị giá 10 triệu đồng.
Chia sẻ sau khi kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức Oraichain Hackathon 2022 kỳ vọng đây sẽ trở thành một sự kiện thường niên về công nghệ chuỗi khối dành cho đoàn viên, thanh niên cả nước.
Trọng Đạt
"> -
Bán được mảnh đất tiền tỷ, mẹ mất ăn mất ngủ vì các con kêu khóTôi lo con cái nghĩ mình ích kỷ. Ảnh minh họa: Sina Người ta bằng tuổi của vợ chồng tôi được con cái đưa đi du lịch đây đó, thậm chí được con xây nhà cao cửa rộng cho nhưng chúng tôi thì không. Hai vợ chồng vẫn ở căn nhà cấp 4 cũ, con cái chưa đứa nào biếu được bố mẹ khoản trợ cấp hàng tháng. Mọi chi tiêu trong gia đình, vợ chồng tôi vẫn phải bòn từ việc bán con gà, quà mít trong vườn.
Hai con trai lớn đã có gia đình, sống ở thành phố. Đứa thuê nhà, đứa mua nhà trả góp, chật vật từng tháng trả ngân hàng. Thương các con nhưng tôi không biết làm gì. Con gái cũng đã lấy chồng, đều có con. Chúng may mắn hơn các anh vì có công việc tốt nhưng nhà chồng cũng nhàng nhàng lại ở xa, chẳng đứa nào giúp được bố mẹ lúc ốm đau, bệnh tật. Ngày trước nghĩ có con trai sẽ ở cùng với bố mẹ nhưng khi chúng lập nghiệp, cưới vợ, tôi lại thấy ở riêng là tốt nhất.
Vợ chồng già tuy có buồn nhưng cũng được yên tĩnh, khỏi lo lắng chuyện mẹ chồng nàng dâu. Nhiều năm nay, tôi đau đáu việc bố mẹ làm nông không lo được cho các con có cuộc sống sung túc, để các con phải bươn chải, vất vả. Mấy năm trước, đất sốt, tôi bàn với chồng bán mảnh đất rộng đang ở. Nghĩ bụng, dù sao các con cũng có cơ ngơi riêng, giữ nhiều đất cũng không làm gì.
Cuối cùng, chúng tôi bán một mảnh đất hơn 400m2 được 1,4 tỷ đồng. Tôi chia đều cho mỗi con 200 triệu đồng. Số còn lại, hai vợ chồng quyết định giữ, gửi ngân hàng lấy lãi để chi tiêu hàng tháng, sống sung túc hơn một chút.
Tôi cũng kiên quyết không cho ai vay khoản đó để phòng khi vợ chồng ốm đau còn có cái để lo liệu. Thực tế, nhiều năm nay, khi chúng tôi ốm đau, chỉ có tôi và chồng là người tự đi vay mượn lo liệu cho nhau. Gọi con cái từ xa về một là khó, hai là chẳng đứa nào có nổi tiền mà biếu bố mẹ được chục triệu chữa bệnh.
Thế nhưng, sau này, vợ chồng chúng tôi khổ sở vì liên tục bị các con làm phiền. Sau khi mỗi đứa con nhận 200 triệu, dường như đứa nọ lo đứa kia “vay kín” bố mẹ. Nên thi thoảng con gái lại gọi về hỏi: “Bố mẹ đã gửi tiền tiết kiệm chưa ạ? Nhất định không được cho ai vay đâu nhé”. Vài tháng con trai lớn lại gọi về kêu khó khăn, làm ăn thất bát. Con gái thì than phiền nhà chồng gây khó dễ, muốn ra ngoài ở riêng mà chưa có tiền mua nhà.
Các con cũng chăm về thăm bố mẹ hơn, thường xuyên mua quà biếu bố mẹ, thuốc thang tẩm bổ cũng không quên. Trước đây, việc này chưa từng xảy ra. Đến ngày Tết, mua cây đào nhỏ, bố mẹ cũng phải bỏ tiền.
Tôi không biết có phải mình đa nghi không nhưng tôi luôn có cảm giác, các con đang nhòm ngó số tiền còn lại của bố mẹ. Tôi đã cho đứt mỗi đứa 200 triệu là muốn chúng an phận, khỏi giành nhau. Sau này đất còn đó, tôi sẽ di chúc chia đều cho 4 con không phân biệt trai gái.
Giữ được số tiền hơn 400 triệu mà suốt mấy năm nay tôi mất ăn mất ngủ. Con cái kêu khó, mình giữ thì bị mang tiếng xấu với con, với xóm giềng. Nhưng một đứa kêu, hai đứa kêu tôi lại rút tiền cho chúng vay, liệu đến lúc bệnh, chúng có tiền lo cho vợ chồng tôi như lời chúng hứa? Hay lúc đó lại “con khó khăn lắm, bố mẹ thông cảm”. Tôi thực sự không biết mình làm đúng hay sai khi cứ giữ khư khư toàn bộ số tiền còn lại?
Độc giả giấu tên
Bán đất cho con tiền mua nhà, tôi vẫn bị con dâu coi thường khi sống chung
Sau mấy tháng sống chung, con dâu dần thay đổi thái độ với tôi, không còn đối xử tốt như trước. Nhiều lúc tủi thân quá, tôi chỉ biết chui vào trong phòng khóc một mình.">