Nhận định, soi kèo Machida Zelvia vs Shonan Bellmare, 17h00 ngày 25/4: Tìm lại niềm vui


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Kashiwa Reysol vs Albirex Niigata, 12h00 ngày 26/4: Tin vào Kashiwa Reysol -
Cuộc tranh cãi nảy lửa của Google và Symantec về bảo mật trên internetGoogle cách đây ít lâu vừa tố cáo hãng bảo mật Symantec và các đối tác của công ty này đã cho phát hành không đúng chuẩn hàng chục ngàn chứng chỉ cho các kết nối web được mã hoá. Hãng tìm kiếm cũng âm thầm công bố hôm thứ Ba vừa qua rằng trình duyệt Chrome sẽ hạ mức độ tin cậy đối với các chứng chỉ do Symantec phát hành.
Các kết nối web được mã hoá - kết nối HTTPS mà các trang web của ngân hàng, trang yêu cầu đăng nhập tài khoản, hay trang tin tức - được kích hoạt bởi các nhà cung cấp chứng thực số (Certificate Authority - CA). Cơ quan này có chức năng xác định danh tính của chủ website và phát hành cho họ một chứng chỉ xác thực rằng, người này chính là chủ trang chứ không phải ai khác. Bạn có thể hình dung Certificate Authority giống như một cơ quan cấp hộ chiếu và chứng chỉ họ phát hành giống như quyển hộ chiếu. Nếu không có chứng chỉ của cơ quan chứng thực, người dùng không thể tin tưởng được rằng website ở đầu kia của kết nối HTTPS thuộc sở hữu của ngân hàng mà mình đang sử dụng.
Symantec là một gã khổng lồ trong lĩnh vực cung cấp chứng thực số - các chứng thực của hãng này giúp xác minh cho khoảng 30% website trên thế giới trong 2015. Tuy nhiên, Google tố cáo rằng Symantec đã không có trách nhiệm một cách nghiêm túc và phát hành ít nhất 30.000 chứng chỉ mà không xác minh kỹ website nhận được các chứng chỉ này. Đây là một cáo buộc có thể làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin của người dùng vào các trang web tưởng chừng như đã an toàn. Google nói rằng hãng sẽ bắt đầu tiến hành đánh giá thấp các chứng chỉ của Symantec trong trình duyệt Chrome của mình. Symantec, trong khi đó, cũng phản ứng lại gay gắt, nói rằng các cáo buộc của Google là "vô trách nhiêm" và "phóng đại, gây hiểu nhầm".
"Kể từ ngày 19/1, đội phát triển Google Chrome đã điều tra một loạt các lỗi trong quá trình Symantec phê chuẩn tính hợp lệ của các chứng chỉ. Trong quá trình điều tra, các giải thích mà Symantec đưa ra lại càng cho thấy rất nhiều lỗi khác của công ty này. Ban đầu, lỗi chỉ được tìm thấy ở 127 chứng chỉ nhưng về sau con số đã lên tới ít nhất 30.000, được phát hành trong vòng nhiều năm qua" - kỹ sư phần mềm Google Ryan Sleevi cho biết trong một bài đăng trên diễn đàn của Google. "Trước đó, Symantec cũng đã nhiều lần phát hành chứng chỉ không đúng theo quy chuẩn, và điều đó khiến chúng tôi không còn tin tưởng vào các chính sách và cách thức phát hành của Symantec trong những năm qua".
Để khắc phục tình hình, Sleevi nói rằng, theo thời gian, Google sẽ yêu cầu các website thay thế chứng chỉ cũ của Symantec bằng các chứng chỉ mới, đáng tin cậy hơn. Sleevi cho rằng cách làm của Symantec đã không đáp ứng được yêu cầu cơ bản của một nhà cung cấp xác thực số, gây "nguy hiểm đáng kể cho người dùng Google Chrome".
Đại diện Google cho hay: "Symantec cho phép ít nhất 4 công ty ngoài truy cập cơ sở hạ tầng của mình, theo cách giúp các chứng chỉ số được phát hành ra. Tuy nhiên, đối tác của hãng không đủ khả năng giám sát chứng chỉ theo như các yêu cầu. Và khi bị trưng ra bằng chứng nhằm chứng minh điều này, đối tác của Symantec đã không thừa nhận những yếu kém kịp thời cũng như không xác định tầm quan trọng của vấn đề mà chúng tôi phản ánh lên. Các sai phạm của Symantec đã kéo dài trong nhiều năm, và có thể được phát hiện thông qua thông tin mà hãng này chia sẻ công khai".
Tranh cãi giữa Google và Symantec đã từng nổ ra từ cách đây hơn một năm. Hồi tháng 10/2015, Google phát hiện ra rằng Symantec phát hành sai các chứng chỉ cho chính bản thân Google và cho Opera Software. Hãng bảo mật sau đó tiến hành điều tra và cho biết, các chứng chỉ này đã được phát hành dưới dạng một phần của thử nghiệm định kỳ. "Cuộc điều tra của chúng tôi không tìm ra bằng chứng cho thấy có nội dung độc hại nào bị cài cắm và các chứng chỉ không gây hại cho bất kỳ ai", Symantec cho biết.
"> -
"> Đột Kích sẽ tặng 3 mỹ nhân cho game thủ nếu fanpage đủ 1 triệu like -
“Điểm mặt” 9 nhầm lẫn thường gặp về phần mềm nguồn mởPhần mềm nguồn mở là phần mềm... không bản quyền
Việc không ít người cho rằng “Phần mềm nguồn mở là phần mềm... không bản quyền, phần mềm nguồn đóng có bản quyền” là hoàn toàn sai lầm. Bởi lẽ, cho dù là phần mềm nguồn đóng hay mở, chúng đều có thể là những phần mềm bản quyền. Các chương trình nguồn mở không phải là những chương trình không giấy phép. Ngược lại, chính giấy phép của chúng đã làm chúng thành nguồn mở.
Khi một nhà phát triển viết một chương trình, anh ta giữ quyền tác giả, hay bản quyền (copyright). Trong một số trường hợp, có thể hãng làm việc của anh ta nắm giữ các quyền đó. Và bản quyền này có thể được bán, như một tài sản phi vật chất, từ hãng này qua hãng khác.
Người giữ bản quyền được quyền tự do định ra chương trình của người đó có thể được sử dụng như thế nào: có thể giữ riêng cho mình, nghiêm cấm bất kỳ ai sử dụng nó; có thể bán những quyền của mình cho một người khác; có thể dùng quyền tác giả qui định những điều kiện áp đặt cho việc sử dụng chương trình của mình; hay viết ra các điều kiện trong những điều khoản của giấy phép sử dụng.
Có thể khẳng định, tất cả các phần mềm, dù nguồn đóng hay nguồn mở, chúng đều có chủ sở hữu và không phải là thứ “chẳng thuộc về ai”. Trong một số trường hợp, chủ sở hữu của phần mềm nguồn mở có thể là một quỹ phi lợi nhuận, một hãng thương mại thông thường hoặc cũng có thể là sở hữu của nhiều đồng tác giả, đặc biệt trong trường hợp hệ quả của những đóng góp về sau.
Về cơ bản, phần mềm nguồn đóng hay nguồn mở chủ yếu khác nhau về giấy phép. Trong đó phần mềm nguồn đóng thì hạn chế các quyền can thiệp vào mã nguồn, còn phần mềm nguồn mở thì đảm bảo các quyền đó (tác giả phải từ bỏ một số quyền cho người sử dụng có nhiều quyền hơn).
Phần mềm nguồn mở thì mọi thứ liên quan đều miễn phí
Nhận định trên cũng là một cách hiểu sai. Bởi lẽ, để được coi là phần mềm tự do nguồn mở, điều kiện cần là mã nguồn phải được chia sẻ tự do. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa rằng bản thân các ứng dụng được miễn phí hoàn toàn.
Trên thực tế, không phải tất cả nhưng có nhiều công ty kiếm tiền từ các dự án phần mềm tự do nguồn mở của họ. Thông thường, các nhà cung cấp có xu hướng cung cấp kèm theo các dịch vụ như hỗ trợ (ví dụ trường hợp của Wordpress); bổ sung tính năng (ví dụ trường hợp của NukeViet); hoặc tạo ra một phiên bản cộng đồng miễn phí (một phiên bản cộng đồng với giấy phép nguồn ở và một phiên bản thương mại với giấy phép không phải nguồn mở).
Ví dụ cho trường hợp kể trên là hệ điều hành Redhat hoặc phần mềm máy chủ thư điện tử và công cụ cộng tác Zimbra - cung cấp cả phiên bản nguồn mở miễn phí, kèm theo mã nguồn đầy đủ và phiên bản thương mại với nhiều tính năng hơn nhưng khả năng tiếp cận mã nguồn hạn chế hơn.
Ngoài ra, trên thế giới một số trường hợp, nhà cung cấp trông chờ nguồn tài trợ là chính, ví dụ như Drupal, Joomla...
Phần mềm miễn phí và phần mềm nguồn mở là giống nhau
Phần mềm nguồn mở (Open-Source Software) hoặc phần mềm tự do (Free Software) thì được sử dụng mã nguồn miễn phí, nhưng phần mềm miễn phí (freeware) và phần mềm chia sẻ (shareware) thì chưa chắc đã được tiếp cận mã nguồn phần mềm.
Cũng cần giải thích thêm rằng, không phải cứ truyền bá mã nguồn là làm cho một chương trình trở thành nguồn mở, mà phải là quyền - được ghi rõ trong giấy phép, tự do sử dụng, sửa đổi và phân phối lại chúng.
Dùng phần mềm nguồn mở thì không được hỗ trợ
Quan niệm cho rằng phần mềm nguồn mở không được hỗ trợ vì nó thuộc về cộng đồng, mà cộng đồng tức là... không ai cả là không đúng, vì phần mềm nguồn mở chỉ miễn phí bản quyền, bạn sẽ phải trả phí nếu muốn sử dụng các dịch vụ hỗ trợ.
Thực tế, có một số phần mềm chính đơn vị phát triển phần mềm sẽ cung cấp dịch vụ hỗ trợ; nhưng cũng có một số phần mềm, các đơn vị hỗ trợ hoàn toàn độc lập với đơn vị phát triển phần mềm.
Bên cạnh đó, một số trường hợp, cả đơn vị phát triển phần mềm và các đơn vị khác (không phát triển phần mềm) nhưng đều tham gia cung cấp dịch vụ triển khai, hỗ trợ người sử dụng phần mềm. Điều này tạo sự cạnh tranh cao hơn nhiều so với phần mềm nguồn đóng, người sử dụng có quyền lựa chọn đa dạng hơn, cạnh tranh hơn và do đó về mặt lý thuyết là có thể tốt hơn.
Phần mềm tự do nguồn mở chỉ dành cho người biết lập trình
">