Hiệu trưởng trường Amsterdam: Nên khuyến khích tư thục phát triển trường chuyên

  发布时间:2025-02-06 09:58:14   作者:玩站小弟   我要评论
Tư thục tham gia đào tạo mũi nhọn sẽ tạo động lực tích cựcBà Trần Thùy Dương,ệutrưởngtrườngAmsterdamngoại.hạng anhngoại.hạng anh、、。

Tư thục tham gia đào tạo mũi nhọn sẽ tạo động lực tích cực

{ keywords}
Bà Trần Thùy Dương,ệutrưởngtrườngAmsterdamNênkhuyếnkhíchtưthụcpháttriểntrườngchuyêngoại.hạng anh Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Ảnh: Thanh Hùng

Từng là “sản phẩm” của hệ thống trường chuyên, bà Dương cho hay, bản thân hiểu rõ văn hóa của người Việt Nam, nhiều gia đình, bố mẹ dù vất vả, nhưng con chắc chắn phải được học.

“Ai cũng mong muốn cho con mình được học ở một môi trường tốt, có thầy giỏi, bạn ngoan. Đôi khi họ mong con được vào trường tốt đơn giản để con mình được học ở môi trường có sự thi đua học tập. Nhu cầu là có thật.

Điều này kể cả trường công lập hay tư thục đều hoàn toàn làm được. Do đó, tôi nghĩ rằng nên chăng có thể nhân rộng những hệ thống đào tạo mũi nhọn, đào tạo theo mô hình nhóm các học sinh có năng khiếu đặc biệt về bộ môn nào đó theo nhu cầu xã hội”, bà Dương nói.

- PV: Nếu cả hai hệ thống chuyên của công lập và tư thục cùng tồn tại thì có gây nên chồng chéo, bất cập? 

Tôi thấy nhiều trường hợp, con thiếu 0,01 để trúng tuyển và phụ huynh vật vã, buồn bã đến nhường nào. Các con sau đó phải sang những trường khác chất lượng cũng tốt nhưng học đều đều nên không phát triển được năng khiếu nổi bật của con. Trong khi thua nhau 1 điểm trong một kỳ thi thì cũng chưa thể đánh giá. Kể cả một học sinh được 9 điểm khi thi, cũng chưa chắc đã giỏi hơn học sinh 8 điểm. Vậy tại sao không tạo cơ hội để cho học sinh được 8 điểm đó được phát triển năng lực.

Trong khi đó, hiện nay, hệ thống các trường tư đang rất phát triển. Ở trên thế giới, rất nhiều quốc gia có hệ thống trường tư phát triển vô cùng mạnh và đóng góp một phần không nhỏ, thậm chí là lớn cho sự phát triển giáo dục.

Như vậy, tôi nghĩ áp lực trong việc chọn trường, chọn lớp, trường điểm sẽ được giảm tải. Bởi phụ huynh và học sinh sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, thay vì tìm hướng đi vào các trường quốc tế.

Trong những đội tuyển học sinh giỏi tỉnh/thành, quốc gia, quốc tế, nếu như có sự góp mặt của các học sinh hệ chuyên, mũi nhọn ở các trường tư thục thì là điều rất đáng quý.

Chúng ta không nên phân biệt giáo dục tư nhân hay của nhà nước, miễn là cho ra những sản phẩm là những con người tốt, có chuyên môn. Đồng thời, việc này cũng tạo nên một sự cạnh tranh rất lành mạnh. 

- Để khối tư thục phát triển mô hình đào tạo mũi nhọn thì liệu có đảm bảo chất lượng?

Chưa nói đến cấp THPT, ở cấp THCS hiện cũng đã có một số trường tư mới nổi lên nhưng đã khẳng định được uy tín trong đào tạo, danh tiếng bằng nhiều thành tích mà học sinh đạt được trong các kỳ thi Olympic quốc tế.

Như vậy, họ đã tạo được sự tin tưởng nhất định đối với xã hội, đặc biệt là các phụ huynh. Thậm chí, rất nhiều học sinh cấp THPT của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam hiện nay xuất phát từ một số trường tư thục cấp THCS. Điều đó rõ ràng cho thấy khối trường tư thục hoàn toàn có thể đáp ứng và xây dựng được các lớp chất lượng cao, lớp chọn.

Với sự phát triển của thời đại 4.0 và thế hệ trẻ trong việc quản lý giáo dục, cùng sự linh hoạt, cơ chế cởi mở cho hệ thống trường tư, tôi tin rằng trường tư hoàn toàn có thể phát triển hướng đi này.

Khi họ phát triển thì đó cũng là động lực để nhà trường, giáo viên các trường công lập phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa. Bởi đôi khi không có “đối thủ”, với suy nghĩ mình luôn là nhất cũng chưa chắc đã phải là hay.

Việc này, theo tôi, cũng tạo cho chính Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam một thứ động lực tích cực.

Tuy nhiên, khi thực hiện, các nhà giáo dục sẽ phải xem xét để tránh chuyện lạm phát trường chuyên, lớp chọn; hay có 'mác' như vậy nhưng chất lượng không tương xứng.

Cần dạy học sinh hướng đến cộng đồng

{ keywords}
Hiệu trưởng trường Amsterdam: Nên khuyến khích tư thục phát triển trường chuyên

- Hiện, có rất nhiều định kiến, thậm chí cả những tranh cãi về trường chuyên, quan điểm của bà ra sao?

Thực tế hiện nay khối THCS không có trường chuyên nhưng mọi người vẫn ngầm hiểu rằng mỗi quận đều có một trường hoặc có một số lớp nào đó tập trung học sinh giỏi.

Và trong các kỳ thi Olympic quốc gia, quốc tế thì đều là học sinh ở các lớp đó, các trường đó đạt giải cao. Do đó, có một số trường, lớp hay câu lạc bộ ở quận, huyện với mục đích đào tạo mũi nhọn, phát hiện và phát triển năng khiếu của các con cũng là điều rất tốt.

Ta có thể không gọi nó là chuyên nhưng dù muốn hay không thì thực tế nó vẫn tồn tại, bởi đó là nhu cầu thực tế. Và cũng không có gì sai nếu trong một quận có vài trường như vậy, mỗi trường tốt lại có vài câu lạc bộ phát triển năng khiếu, và những em đó thực sự là nguồn nhân tài cho đất nước thì cũng nên khuyến khích.

Đối với khối THPT, tôi cho rằng vẫn nên duy trì trường chuyên để tập trung phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Tuy nhiên, cũng cần xem xét lại một cách nghiêm túc xem những gì đã đạt được và những gì cần điều chỉnh cho tốt hơn. Chứ không phải chỉ vào trường chuyên để nhằm mục đích đi du học.

Các ý kiến trái chiều đưa ra rất nhiều nhưng cũng có một số ý kiến cũng nên xem xét, chứ không phải cái gì chê cũng sai. Như học sinh vào lớp chuyên chỉ học lệch, hay vào trường chuyên rồi đi du học mà không quay trở về nước,...

Cái gì đã làm tốt thì cần phát huy, cái gì cảm thấy chưa ổn thì nên điều chỉnh để hoàn thiện mình hơn.  

- Là hiệu trưởng 1 ngôi trường danh tiếng như Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, bà có cảm thấy áp lực không?

Là hiệu trưởng phải phụ trách toàn diện các mảng công việc nên đương nhiên sẽ áp lực. Không chỉ vậy, ở một trường danh tiếng thì áp lực đó càng lớn hơn.

Tuy nhiên, không có gì là hoàn hảo. Tôi nghĩ nếu mình vì học sinh, vì cái chung và có tiếng nói chung thì có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Nhưng nếu tạo áp lực thành tích cho bản thân quá thì đôi khi lại không thể làm được việc. Do đó, tôi quan niệm cần cố gắng hết sức, đặt quyết tâm nhưng không áp lực. Tôi tin rằng, quản trị nhà trường quan trọng nhất là quản trị về mặt con người. Khi đạt được 3 yếu tố: học sinh đồng lòng, giáo viên quyết tâm, phụ huynh ủng hộ thì nhà trường sẽ đi lên.

- Liệu sẽ có những đổi mới gì ở Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam trong thời gian tới, thưa bà?

Mục tiêu của giáo dục ngoài dạy kiến thức còn phải dạy học sinh làm người. Đôi khi chúng ta đừng mải mê theo thành tích, theo kiến thức mà cho rằng các trò giỏi thì đương nhiên sẽ ngoan.

Cái mà tôi mong muốn phát triển cân đối hơn nữa đối với học sinh các lớp chuyên là kỹ năng sống, tư duy và niềm tự tôn, tự hào dân tộc, luôn hướng về cội nguồn.

Ngoài học tập, tham gia các đấu trường quốc tế để phát huy và thể hiện năng lực của mình, tôi muốn học sinh có cách sống hướng về cộng đồng hơn nữa. Các con cần phải trăn trở rằng khi nhận được sự quan tâm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, rồi mình sẽ làm gì cho cộng đồng và những người xung quanh.

Đấy là nhiệm vụ chúng ta phải nghiên cứu và để tâm. Chứ không phải chỉ vào trường chuyên để kiếm các giải thưởng, đi du học và không trở về.

Thanh Hùng

Triết lý nào cho sự tồn tại của trường chuyên?

Triết lý nào cho sự tồn tại của trường chuyên?

Thách thức cuối cùng dành cho trường chuyên là làm thế nào để những học sinh lớn lên từ đây sẽ mang tài năng của mình trở lại phục vụ xã hội.

相关文章

  • Siêu máy tính dự đoán MU vs Crystal Palace, 21h00 ngày 2/2

    Pha lê - 02/02/2025 07:07 Máy tính dự đoán
    2025-02-06
  • Trao giải báo chí về 'Văn hoá ứng xử': Mỗi tác phẩm báo chí là một sản phẩm văn hóa

    37 tác phẩm xuất sắc từ 8 cơ quan báo chí được trao giải báo chí về chủ đề 'Văn hoá ứng xử'.

    '/>
  • Nhận định, soi kèo Marseille vs Lyon, 2h45 ngày 3/2: Phong độ sa sút

    Chiểu Sương - 02/02/2025 03:52 Pháp
    2025-02-06
  • Là một người hoạt động nghệ thuật nói chung, yêu thích sách nhưng Thái Trinh chưa từng nghĩ đến việc viết sách, nhưng nếu viết cô ấp ủ một tập thơ. Đối với Thái Trinh, sách là vũ trụ kiến thức vô tận, đọc sách "không bổ này thì cũng ấm kia".

    Vô tư, khờ khạo, vấp ngã, thức tỉnh đều là trải nghiệm quý giá

    Sau 10 năm, Thái Trinh mới phát hành album acoustic. Quay về hát acoustic, Thái Trinh cho biết để hát acoustic hay một là khi vô tư, hồn nhiên nhất, hai là khi đủ nhiều trải nghiệm để hát tự do như tự sự, không nặng bi lụy.

    Với cô, mọi giai đoạn trong cuộc đời, khi vô tư, khi khờ khạo, khi vấp ngã, khi chưa hiểu mình hiểu đời, khi tự do, khi thức tỉnh... đều là những trải nghiệm đáng giá, cần được phơi khô rồi ép vào bản nhạc như cách người ta phơi khô chiếc lá rồi ép vào cuốn nhật ký.

    Quan trọng nhất là kỹ năng đưa tất cả những cảm xúc đó vào bài hát để sau này nghe lại chúng ta yêu cái vô tư vấp váp của bản thu cũ, hay chiêm nghiệm trong bản thu mới sau những trải nghiệm thăng trầm.

    Thái Trinh cho biết, mỗi dự án hoặc mỗi album âm nhạc đều niệm đáng nhớ. Trong album lần này, cô thu âm Khi giấc mơ về và khóc nhiều lần tới mức bỏ về không thu được nữa. Cô muốn chọn tầng cảm xúc phù hợp nhất với chính chủ đề của album, nên đã chọn lần thu cuối cùng làm bản chính thức.

    {keywords}
    Những bài học đắt giá nhất thường đến từ những điều tồi tệ nhất.

    Ở tuổi 27, Thái Trinh luôn có cuộc sống tinh thần vui vẻ và nhìn nhận mọi điều một cách tích cực nhất. Trải qua nhiều sóng gió, rắc rối, mệt mỏi, Thái Trinh chia sẻ về quan điểm sống bằng sự lạc quan: “Tôi nghĩ rằng bài học đắt giá nhất thường đến từ những điều tồi tệ nhất. Vì thế, niềm vui hay nỗi buồn, may mắn hay thất bại, tôi đều dang tay đón chào ở tuổi 27. Tất cả đều là điều mình may mắn có được khi vẫn còn thở, vẫn còn sống”.

    Theo lời người quản lý, Thái Trinh còn nhiều sự bồng bột và liều lĩnh, nhưng cô cho rằng thấy nếu không liều lĩnh làm điều mình còn mơ hồ, sẽ chẳng bao giờ cô thật sự sống hết mình. Cô cho rằng đời người ngắn mà nỗi sợ quá sâu thẳm. Cô vẫn yêu sự liều lĩnh của mình vì thứ làm ta giàu có nhất trong cả cuộc đời không phải là vật chất mà là trải nghiệm..

    Khi trở lại với acoustic, Thái Trinh tìm đến sự mộc mạc và giản dị của âm nhạc. Cô nhận xét mình rất mơ mộng, và cũng ham cầu tiến. Những dự án cũng như tham vọng âm nhạc sắp tới, cô xin được giữ lại những dự định, để đến khi những dự định ấp ủ được thành hình, cô sẽ tự tin giới thiệu đến khán giả.

    Thái Trinh cover Deathbed:

     Phương Anh

    Thái Trinh từng muốn bỏ hát vì tự ti ngoại hình

    Thái Trinh từng muốn bỏ hát vì tự ti ngoại hình

    Thái Trinh chia sẻ cô từng có quãng thời gian "lạc lối" với âm nhạc, tự ti về ngoại hình và thậm chí từng muốn bỏ hát để đi làm nghề khác.

    '/>

最新评论