- Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa có công văn mời giáo viên tiếng Anh Daniel Hauer (thường gọi là thầy Dan) đến làm việc về nội dung liên quan tới hoạt động đăng tải thông tin vi phạm pháp luật trên mạng xã hội Facebook.Theo công văn do Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Lê Quang Tự Do ký ngày 26/1, ông Daniel Hauer (chủ tài khoản FB Daniel Hauer) được mời lên lúc 9h30 ngày 30/1/2018 tại Cục này.
![{title} {keywords}](http://f.imgs.vietnamnet.vn/2018/01/26/16/thay-dan-bi-bo-tt.jpg) |
“thầy” Daniel Hauer (thường gọi là thầy Dan). |
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cũng yêu cầu ông Daniel Hauer tham dự và chuẩn bị nội dung làm việc. Trong trường hợp ông không tới làm việc, cơ quan quản lý nhà nước sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Ông Lê Quang Tự Do, Phó cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử giải thích rằng: Facebook được cho là của Daniel Hauer có những lời lẽ chia sẻ trạng thái xúc phạm đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng của dân tộc, là vi phạm khoản 1 điều 5 Nghị định 72 về quản lý cung cấp dịch vụ Internet.
Trước đó, như đã đưa tin, Daniel Hauer – một người dạy tiếng Anh tại Việt Nam khá nổi tiếng qua kênh Youtube đã gặp phản ứng khi bình luận thô tục về đội tuyển U23 Việt Nam và cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Sự việcviệc khởi điểm vào ngày 25/1 khi nhiều người dùng Facebook chia sẻ hình ảnh chụp lại đoạn bình luận mang tính khiếm nhã của Daniel Hauer (thường được gọi là thầy Dan) với sự phẫn nộ.
Cụ thể, trong một nhóm trên Facebook, sau khi thấy có người nói "sẽ xăm hình lá cờ Việt Nam lên ngực nếu đội tuyển U23 Việt Nam giành chức vô địch" thì Daniel Hauer đã có bình luận ngay bên dưới thể hiện sự không đồng tình một cách khiếm nhã - và còn được cho là "xúc phạm" - tới cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong diễn biến khác, một giáo viên dạy tiếng Anh - người từng tham gia bảo vệ Dan với những bình luận "khó nghe" khác, chiều nay 26/1 cũng đã bị một trung tâm tiếng Anh đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Thanh Hùng
!["Thầy" tiếng Anh bị phản đối vì bình luận thô tục về U23 VN và Đại tướng Võ Nguyên Giáp](http://f.imgs.vietnamnet.vn/2018/01/26/11/dan-mang-phan-no-vi-thay-dan-xuc-pham-u23-viet-nam-va-dai-tuong-vo-nguyen-giap-2.jpg?w=145&h=101)
"Thầy" tiếng Anh bị phản đối vì bình luận thô tục về U23 VN và Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Daniel Hauer – một người dạy tiếng Anh tại Việt Nam khá nổi tiếng qua kênh Youtube đã gặp phản ứng khi bình luận khiếm nhã về đội tuyển U23 Việt Nam và cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
" alt="Daniel Hauer bị Bộ Thông tin"/>
Daniel Hauer bị Bộ Thông tin
![](<img imgid=)
SCMP trích lời các nhà phân tích nhận định sự kiện ra mắt iPhone 16 của Apple tại Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi áp lực cạnh tranh từ các đối thủ trong nước.
Bên cạnh đó, Apple Intelligence - quân bài chiến lược của Táo khuyết năm nay vẫn chưa có kế hoạch ra mắt chính thức ở thị trường tỷ dân.
Sự trỗi dậy của Huawei
Apple sẽ tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm vào ngày 9/9, dự kiến giới thiệu iPhone 16. Chỉ sau đó vài giờ, tại Trung Quốc, Huawei cũng sẽ có sự kiện dự kiến sẽ ra mắt sản phẩm smartphone gập ba, với một lỗ khoét ở giữa để chứa camera selfie bên trái.
Richard Yu, CEO mảng Kinh doanh Tiêu dùng của Huawei, cho biết hãng sẽ ra mắt sản phẩm "dẫn đầu, sáng tạo và mang tính đột phá nhất" tại sự kiện dự kiến diễn ra vào ngày 10/9 theo giờ Trung Quốc. Việc Huawei lựa chọn ra mắt sản phẩm ngay sau Apple là minh chứng cho thấy vị thế của Táo khuyết tại thị trường Trung Quốc đang lung lay hơn bao giờ hết.
Dù tích cực chạy khuyến mãi, doanh số smartphone của Apple tại Trung Quốc trong quý II vẫn kém các hãng nội địa.
![Apple ảnh 1 Apple anh 1]() |
Thị phần các hãng smartphone tại Trung Quốc trong quý II/2024 so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Counterpoint Research. |
Cụ thể, dựa trên thống kê của Counterpoint Research, Vivo tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu thị trường smartphone Trung Quốc với thị phần 18,5%, tiếp theo là Apple (thị phần 15,5%) và Huawei (15,4%).
Theo giới phân tích, bất chấp nỗ lực giảm giá, Apple đang gặp khó tại Trung Quốc. Sự cạnh tranh ngày càng lớn khi các hãng trong nước tăng trưởng, lợi thế đến từ chuỗi cung ứng nội địa hóa và lòng trung thành của người dùng.
"Đây là quý đầu tiên trong lịch sử các hãng nội địa độc chiếm top 5", Lucas Zhong, nhà phân tích tại Canalys, nhấn mạnh.
Theo ông Zhong, chiến lược tập trung phân khúc cao cấp của các hãng Trung Quốc, hợp tác chặt chẽ với chuỗi cung ứng địa phương mang đến kết quả tích cực về phần cứng lẫn phần mềm.
Nhà phân tích lấy ví dụ mẫu Magic V3 mới nhất từ Honor, tích hợp loạt tính năng trí tuệ nhân tạo (AI), gồm AI tạo sinh để cải thiện trải nghiệm sử dụng trên thiết bị gập. Có thể thấy, các hãng điện thoại tất nhiên đều nhìn ra cơ hội của AI để tận dụng làn gió mới với thị trường smartphone, vốn đã đi ngang và suy giảm nhiều năm qua.
Tuy nhiên, Apple lại không thể tận dụng lợi thế này, bởi khi được ra mắt vào đầu tháng 6, ChatGPT của OpenAI được công bố là đối tác đầu tiên của Táo khuyết. Từ tháng 2/2023, chính phủ Trung Quốc đã cấm tất cả công ty công nghệ trong nước cung cấp ChatGPT hoặc dịch vụ liên quan thông qua nền tảng của họ.
Hướng đi nào cho Apple ở Trung Quốc?
Ở Mỹ, Apple đang thực hiện chiến lược 2 chiều để cung cấp các dịch vụ AI. Hãng vừa xây dựng mô hình AI của riêng mình, vừa hợp tác với OpenAI. Kỳ vọng của các chuyên gia và nhà đầu tư vào AI “cây nhà lá vườn” của Apple đã giúp nâng vốn hóa thị trường của tập đoàn trở lại mức 3.000 tỷ USD.
Nhưng với Trung Quốc, các công ty phải xin giấy phép chính quyền trước khi ra mắt các chatbot AI. Các cơ quan quản lý sẽ kiểm tra các mô hình ngôn ngữ đằng sau chúng, để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến dư luận, đi chệch đường lối.
![Apple ảnh 2 Apple anh 2]() |
Apple Intelligence mang lại một loạt tính năng mới, trong đó có cải tiến Siri bằng AI tạo sinh. Ảnh: New York Times. |
Tính đến tháng 3, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc đã phê duyệt 117 sản phẩm AI tạo sinh. Trong đó, không có sản phẩm nào do tên tuổi nước ngoài phát triển.
Để “qua cửa” xét duyệt của Trung Quốc, một số ông lớn đã hợp tác với các nhà cung cấp tại Trung Quốc để đưa dịch vụ AI lên thiết bị. Trong số này có thể kể đến Samsung Electronics, nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới tính theo sản lượng.
Cụ thể, Samsung đã chuyển sang bắt tay với 2 công ty Trung Quốc để sản xuất Galaxy S24 tại thị trường tỷ dân. Baidu đang xử lý tính năng “khoanh tròn để tìm kiếm”, tổng hợp văn bản... Trong khi đó, hãng phần mềm Meitu đảm nhiệm tính năng chỉnh sửa ảnh bằng AI.
Tuy nhiên, tại thị trường nội địa, các tính năng AI do Baidu cung cấp nhận về không ít đánh giá tiêu cực từ người dùng. Một số người dùng so sánh AI của Google trên Galaxy S24 với AI của Baidu.
Mặc dù vậy, nhiều khả năng, nhà sản xuất iPhone cũng sẽ đi theo cách tương tự. Nói với Wall Street Journal, nguồn tin nội bộ cho hay Apple đã đàm phán với một số công ty Trung Quốc chuyên phát triển các mô hình AI, như Baidu, Alibaba và start-up Baichuan AI.
Bất chấp mốc thời gian không chắc chắn, Zhong nhận định việc Apple ưu tiên quyền bảo mật có thể giúp mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) nội bộ của công ty trở thành một trong những mô hình AI nước ngoài có nhiều khả năng nhận được sự chấp thuận theo quy định tại quốc gia này.
![Apple ảnh 3 Apple anh 3]() |
Apple Intelligence đang được đánh giá là "mô hình AI nước ngoài có khả năng cao nhất được cơ quan quản lý tại Trung Quốc chấp thuận". Ảnh: Shutterstock. |
Trong khi đó, Ivan Lam, nhà phân tích cấp cao tại Counterpoint Research cho biết nhu cầu bị dồn nén từ những người muốn nâng cấp iPhone vẫn có thể giúp thúc đẩy doanh số bán điện thoại iPhone mới tại Trung Quốc.
Trả lời SCMP, Ian Ma, một chuyên gia tài chính tại Bắc Kinh đang sử dụng iPhone 14 Pro Max, cho biết anh quan tâm đến iPhone 16 bất kể việc có được tính hợp AI hay không.
Một số người dùng iPhone tại Trung Quốc thậm chí còn còn thảo luận trên mạng xã hội về việc mua các mẫu máy ở nước ngoài để có quyền truy cập vào Apple Intelligence, mặc dù các tính năng phần mềm thường được cung cấp theo quốc gia liên kết với tài khoản Apple ID.
Những câu chuyện bên trong Apple
Văn hóa bí mật luôn là một điểm đặc biệt của Apple. Cuộc đời Steve Jobs, Tim Cook và quá trình sáng tạo những sản phẩm quan trọng như iPhone thường chỉ được tiết lộ qua những trang sách, nơi các tác giả dành nhiều năm để mang tới những câu chuyện hấp dẫn
" alt="Thế khó của iPhone tại Trung Quốc"/>
Thế khó của iPhone tại Trung Quốc