Tại lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Tập đoàn Viễn thông Quân độivà Bộ Giáo dục & Đào tạo,ấcmơtrườngAmsterdamởYênBáleverkusen đấu với stuttgart Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng hy vọng về mộtngôi trường chất lượng cao ở Yên Bái như trường Amsterdam của Hà Nội.
Đưa Internet băng siêu rộng đến mọi trường học
Tập đoàn Viễn thông Quân đội và Bộ Giáo dục & Đào tạo vừa ký kết thỏa thuận hợptác toàn diện, tiếp nối chương trình “Kết nối mạng giáo dục” triển khai từ2008-2013. Hợp tác mới có 2 nội dung quan trọng.
Một là, từ nay đến năm 2015,100% cơ sở giáo dục trong cả nước từ mầm non đến đại học sẽ được Viettel hoànthành kết nối miễn phí bằng hạ tầng cáp quang, cho phép tiếp cận Internet tốc độcao, chất lượng ổn định và cùng lúc số lượng lớn người sử dụng. Hai là, Viettelsẽ phối hợp với Bộ GD&ĐT đẩy mạnh đưa ứng dụng CNTT một cách thống nhất, toàndiện và xuyên suốt từ trung ương đến địa phương và các hoạt động giáo dục đàotạo của ngành.
Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng giám đốc Viettel chia sẻ: “Hôm nay, chúng tađặt ra một mục tiêu lớn hơn nhiều, nó thay đổi một cách căn bản việc kết nốiInternet cho các trường học. Đó là kết nối băng siêu rộng bằng cáp quang cho tấtcả các trường học, tạo điều kiện cho các ứng dụng dạy và học bùng nổ. Chúng tađang làm một việc mà ngay cả nước Mỹ cũng đang phấn đấu để đến hết nhiệm kỳ củatổng thống Obama đưa được Internet băng rộng đến 15.000 trường học của Mỹ. Cùngvới một mốc thời gian như vậy, chúng ta sẽ đưa Internet băng siêu rộng đến hầuhết các trường học của Việt Nam. Nhưng sự khác biệt lớn hơn nữa là toàn bộ sựkết nối đó được cung cấp miễn phí bởi một doanh nghiệp”.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tại buổi lễ ký kết |
Đại diện của Viettel bổ sung, hợp tác lần nàykhông chỉ dừng ở việc cung cấp hạ tầng kết nối, Viettel còn hỗ trợ ngành giáodục về nội dung, về ứng dụng CNTT, triển khai xây dựng CSDL quốc gia về Giáo dục,triển khai hệ thống giáo dục điện tử, bao gồm xây dựng kho tài liệu học trựctuyến, hệ thống dạy và học trực tuyến, kênh truyền hình giáo dục, kênh học theoyêu cầu trên truyền hình cáp quang. Tổng đầu tư lên đến nhiều nghìn tỷ đồng, chiphí duy trì hàng năm là trên 500 tỷ đồng.
“Ngôi trường cỡ Amsterdam” ở Yên Bái
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận nói: “So sánh khả năng kết nối củangành giáo dục 5 năm trước và hiện tại cho thấy bức tranh đã đổi thay hoàn toàn.Một nền giáo dục đào tạo hiện đại, mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận đa dạngvà bình đẳng sẽ được thỏa thuận lần này giữa Bộ GD&ĐT và Tập đoàn Viettel gópphần cụ thể hóa trong tương lai không xa”.
Về dự án mới, ông Hùng cho biết thêm: “Ở Việt Nam, chắc rằng nhiều người chorằng có một trường chất lượng cao như trường Amsterdam của Hà Nội ở Yên Bái chỉlà một giấc mơ. Nhưng với Viettel, chúng tôi tin rằng giấc mơ đó hoàn toàn khảthi. Sự hợp tác giữa Bộ Giáo dục Đào tạo và Viettel ngày hôm nay chính là chúngta đang cùng nhau hiện thực hóa giấc mơ ấy”.
Ông Hùng cho biết, Viettel đang thực hiện kế hoạch lớn là mỗi hộ gia đình ViệtNam sẽ có một đường truyền hình cáp quang với dung lượng hàng trăm kênh chấtlượng cao. Khi kết hợp với những người thầy giỏi nhất, công ty này sẽ tạo ranhững chương trình đào tạo tốt nhất để phát trên kênh truyền hình theo yêu cầu,đến tất cả các hộ gia đình, và có thể là đến từng người dân thông qua chiếc điệnthoại thông minh.
“Công nghệ thông tin hoá hệ thống giáo dục sẽ xoá khoảng cách về đào tạo giữangười có điều kiện và người không có điều kiện tiếp cận cơ hội giáo dục chấtlượng cao. Mọi người đều bình đẳng khi tiếp cận giáo dục. Điều ấy, ở cả nhữngnước đã phát triển vẫn còn là mơ ước”, ông Hùng khẳng định.
Trước đó, năm 2008, Viettel và Bộ GD&ĐT đã ký biên bản ghi nhớ đưa kết nốiInternet đến 100% cơ sở giáo dục (thường được gọi là Chương trình Internettrường học). Viettel đã thực hiện kết nối và nâng cấp Internet đến 30.593 cơ sởgiáo dục trên cả nước, trong đó tỷ lệ các đơn vị giáo dục sử dụng dịch vụ băngrộng (Leased Line Internet, FTTH, ADSL, 3G) chiếm 81%.
Từ năm 2010, Việt Nam đãđứng vào nhóm hàng đầu các nước ASEAN về mức độ kết nối Internet trong ngànhgiáo dục. Ước tính, hơn 25 triệu thầy cô, học sinh và sinh viên của các trường,cơ sở giáo dục của cả nước có điều kiện tiếp cận với Internet phục vụ trong côngtác quản lý, giảng dậy, học tập. Trên cơ sở đó, một số ứng dụng CNTT đã đượcngành giáo dục áp dụng thành công, trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả trongnhiều mặt.
Nguyễn Thành