Tôi kinh doanh từ thập niên 1990 chứ không phải tay ngang vào ngành. Thú thật, tôi rất sành bất động sản, nhắm mua nhà đất chưa bao giờ trật. Bí quyết của tôi là nhìn xa trông rộng, luôn học hỏi và không bao giờ vội vàng.
Vì vậy, tôi trong nghệ thuật là danh ca, nhạc sĩ, bước vào kinh doanh vẫn là người có thâm niên. Tôi đang vận hành tập đoàn của mình rất tốt.
Trong cuộc sống, người ta tìm cầu tiền tài, lợi lộc, niềm vui... còn tôi chỉ cầu sức khỏe. Có thể nói, tôi đang ở trạng thái sức khỏe "thượng đỉnh". Tôi từ chối bất cứ thứ gì không tốt cho sức khỏe của mình.
Mỗi ngày, tôi có thể ngủ đến 9 - 10h hoặc dậy từ 5 - 6h nếu có công việc. Tôi làm việc thâu đêm hoặc di chuyển đến 3 tỉnh/thành trong ngày là bình thường. Càng làm việc, tôi càng vui và yêu đời.
Để làm việc "ào ào" không biết mệt, tôi phải khỏe thế nào chắc bạn hiểu! Tôi thiết lập chế độ ăn uống, tập gym cho riêng mình và thực hiện nghiêm ngặt mỗi ngày. Ở bất cứ đâu, tôi đều có thể lấy tạ ra tập hoặc chống đẩy tại chỗ.
| |
Ngọc Sơn chơi thể thao rèn luyện cơ thể.
- Thói quen nào của anh đã thay đổi sau khi mẹ không còn?
Thời điểm cha bị bệnh, tôi gác toàn bộ công việc để một mình ở cạnh chăm sóc cha. Ông mất, tôi như "đóng băng", bỏ hát hẳn vài năm vì không còn thiết tha nhảy nhót trên sân khấu.
Sau này mẹ bệnh nặng, tôi cũng dốc hết mọi thứ mình có cho mẹ như vậy. Tôi thương cha mẹ đến mức từng nghĩ nếu ông bà chết, mình sẽ chết theo.
Đến tận bây giờ, mỗi khi nhớ mẹ, nước mắt tôi tự nhiên lại trào ra. Nỗi đau mất mẹ vẫn còn đó, đau đáu trong tim tôi. Tôi thường nghĩ tới tình cảm của Đại gia đình cho khỏa nỗi đau mất mẹ.
Hiện tại, cha mẹ không còn, tôi dồn thời gian và tim óc cho công việc, quê hương và hoạt động thiện nguyện.
Những điều tôi đang làm hiện tại đều nhằm làm giàu đẹp Mũi Né, Phan Thiết - mảnh đất tôi rất yêu và nhiều duyên nợ. Tôi thích trồng rau, nuôi gà, gắn bó quần chúng nhân dân. Nếu không yêu người dân lao động, làm sao tôi sáng tác được bài Thương người nông dân.
Tôi bận bịu mỗi ngày, xem sự bận bịu là niềm vui. Bây giờ, tôi thích viết nhạc, chơi thể thao, mang tới cho mọi người năng lượng tích cực cũng là tạo sự tích cực trong mình.
Ngọc Sơn dốc cạn tiền chữa bệnh cho mẹ.
- Cha mẹ góp phần hình thành nhân cách của anh thế nào?
Gia đình, họ hàng tôi hầu hết làm nhà giáo, chiến sĩ, Đảng viên. Cha tôi - ông Phạm Ngọc Thanh - là người núi Thành, Quảng Nam. Ông tập kết ra Bắc, từng xông pha tuyến đầu lửa đạn rồi trở thành hiệu trưởng trường sinh viên miền Nam tại Hà Nội. Cha cũng từng là trưởng Đoàn Văn công Quân khu V, hơn 55 tuổi Đảng, có Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất.
Còn mẹ tôi Phạm Thị Kim Loan quê Hải Phòng cũng là nhà giáo 45 năm tuổi Đảng, cựu hiệu trưởng trường Phổ thông cơ sở Bạc Liêu. Cha tôi là nhà giáo nghèo, khi ra đi chỉ để lại các con mấy vần thơ. Tôi xem những chữ Nhân, Nghĩa của cha như món quà vô giá trong đời, luôn đem khoe và để hình ông trên màn hình điện thoại đến bây giờ.
Theo y học, tôi đã lấy đi những gì tinh túy nhất của mẹ khi chào đời. Tôi, người cháu đích tôn, cũng thừa hưởng những phẩm chất được "chưng cất" qua 4 đời của dòng họ Phạm như tính cách nghĩa khí, thiên bẩm nghệ thuật... Không tự nhiên tôi lên 2 tuổi biết hát, 4 - 5 tuổi biết đọc đã viết được nốt nhạc.
Tôi may mắn thừa hưởng những điều vô giá từ gia đình, dòng họ. Ngọc Sơn luôn tự nhận mình là đứa con của 3 miền: sinh ra ở Hải Phòng (miền Bắc), lớn lên ở Bạc Liêu (miền Nam) và hiện tại làm việc ở Phan Thiết (miền Trung).
Nhờ vậy, tôi sống nghĩa khí, chân thành, bền gan trước sóng gió và không bao giờ sân si với ai. Tôi luôn làm tốt hơn những gì cha mẹ kỳ vọng ở mình.
Ngọc Sơn khoe sức khỏe "thượng đỉnh".
Quyên tặng biệt thự 400 tỷ cho từ đường họ, làm kiếp tằm nhả tơ
- Điều gì giúp anh duy trì sức nóng tên tuổi trong làng nhạc đến tận hôm nay?
Đó là đừng bao giờ để ngọn lửa trong tim vụt tắt! Thời mới vào nghề, tôi từng hỏi một đàn anh rằng nghệ sĩ là nghề thế nào? Người ấy nói, ban đầu ai vào nghề cũng đầy máu lửa, đam mê nhưng theo năm tháng, họ dần xem ca hát cũng như bao nghề khác, chỉ để kiếm cơm mưu sinh.
Tôi ngộ ra điều đó từ rất sớm nên luôn giữ gìn ngọn lửa trong tim mình. Đến nay, ngọn lửa ấy vẫn cháy, ngày càng mạnh mẽ hơn. Ngoài ra nhờ xuất thân gia đình, tôi luôn tu tâm, tích đức, nghèo cho sạch rách cho thơm, mới giữ vững vị trí của mình đến tận hôm nay.
- Ý thức trách nhiệm của anh khi là một nghệ sĩ gạo cội thế nào?
Tôi luôn sống trong tình thương của đại gia đình. Tôi đi đến đâu cũng có người yêu thương. Càng nhận nhiều tình yêu thương, tôi càng ý thức trách nhiệm của mình, càng cúi thấp, nhìn rõ nỗi khổ của nhiều người dân.
Từ đó, tôi càng ra sức làm thiện nguyện, giúp được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Niềm hạnh phúc nhất đời Ngọc Sơn là mang lại niềm vui cho người khác.
- Tuổi 53, làm thế nào để anh khỏe khoắn, luôn đầy năng lượng như vậy?
Tôi sống theo phương châm cân bằng 50% duy vật và 50% duy tâm.
Về duy tâm, tôi tin luôn có người ở trên đang dõi theo việc mình làm. Ngày xưa, tôi nhặt được quả trứng gà đẻ hoang bên đường, dù rất đói vẫn trả lại. Tôi ý thức nếu mình lấy quả trứng ấy mang về ăn, sẽ có người chứng kiến tôi là kẻ trộm cắp.
Sau này, từng có người em thân thiết ở Sydney, Australia gửi tiền về nhờ tôi làm từ thiện với danh nghĩa Ngọc Sơn. Tôi hỏi lại ngay: "Em quên câu chuyện quả trứng gà rồi sao? Tiền em là của em, chứ sao lại là của anh!".
Tôi rất vui khi các con nuôi, học trò luôn học gương mình làm theo. Nhiều người là doanh nhân nổi tiếng vẫn nể sợ thầy Ngọc Sơn.
Về duy vật biện chứng, năng lượng của tôi kế thừa từ cha mẹ, dòng dõi và ý thức giữ gìn sức khỏe. Ngoài ra tôi nhận năng lượng yêu thương khổng lồ từ Đại gia đình.
Thú thật, tuổi 30 rất khó giữ mình trước những mồi chài, dụ dỗ, đam mê của ngon vật lạ xung quanh. Tuy nhiên, tôi đã vượt qua giai đoạn đó, chiến thắng chính mình. Ngọc Sơn hôm nay đang ở tập 3 cuộc đời: chỉn chu, khỏe khoắn mọi mặt.
Biệt thự được định giá 400 tỷ đồng của Ngọc Sơn.
- Trong cuộc sống, đâu là lúc anh cảm thấy cô độc?
(cười) Xin tặng bạn 4 câu thơ: Trên đời ai cũng có đôi/ Riêng Ngọc Sơn vẫn lẻ loi một mình/ Nhưng Sơn có đại gia đình/ Gặp nhau ca hát, tâm tình rất vui.
Thú thật, tôi chấm thi hoa hậu nhiều nhưng chưa từng "đổ" người đẹp nào. Tôi không "đổ" họ bởi ngoại hình mà chỉ thương người phụ nữ bởi vẻ đẹp tâm hồn. Chính vì yêu và trân trọng phụ nữ, tôi càng nghiêm túc, không dám yêu bừa một ai.
- Cứ cho là anh không màng chuyện lấy vợ, còn nghĩa vụ nối dõi tông đường thì sao? Ai sẽ thừa kế khối tài sản khổng lồ của Ngọc Sơn?
Xin nói thẳng, biệt thự Thiên Niên Kỷ được định giá 400 tỷ đồng (Sương Nguyệt Ánh, Quận 1, TP. HCM) đã được tôi quyên tặng cho từ đường dòng họ nên không phải lăn tăn!
Tôi chỉ là kiếp tằm nhả tơ, dĩ nhiên tằm này còn rất nhiều tơ nên cứ nhả vô tư! Tôi đang sung mãn, còn sống rất lâu, muốn chết hơi khó!
Tôi chưa có con nhưng có đầy con tinh thần. Đó là những tác phẩm âm nhạc ca ngợi tình yêu gia đình, quê hương đất nước. Tôi để chúng lại cho đời.
Ngọc Sơn họ Phạm nhưng thiết nghĩ họ Nguyễn, Trần, Lê... đều là con một nhà, là con rồng cháu tiên, người con dân tộc Việt Nam vĩ đại thôi.
Vì vậy, việc của tôi là sống, cống hiến cho đất nước, sao cho các con em nhìn vào Ngọc Sơn là nhớ tới tấm gương hiếu thảo.
Ngọc Sơn hát và bắn ngoại ngữ
" alt="Danh ca Ngọc Sơn tặng biệt thự 400 tỷ đồng cho từ đường dòng họ"/>
Danh ca Ngọc Sơn tặng biệt thự 400 tỷ đồng cho từ đường dòng họ
Người phát ngôn của UBND TP.HCM cho biết quan điểm của thành phố không phải là không cho Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh cả nước, tuy nhiên phải có sự chuẩn bị chu đáo.Ngày 8/6, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) bất ngờ đưa ra thông báo chỉ tuyển sinh đối với các thí sinh có hộ khẩu TP.HCM trong năm 2017. Theo đó, thí sinh ngoài TPHCM lỡ đăng ký nguyện vọng vào trường sẽ phải điều chỉnh lại nguyện vọng.
Được biết, trước đó, thông tin chính thức từ Bộ GD-ĐT báo rằng tính đến ngày 16/5, số lượng thí sinh 63 tỉnh, thành đã đăng ký xét tuyển vào trường là 16.429 thí sinh. Như vậy, có rất nhiều thí sinh ngoại tỉnh sẽ phải đăng ký lại nguyện vọng. Vụ việc được xem là chưa có tiền lệ trong tuyển sinh đại học.
Liên quan đến vấn đề trên, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với Chánh Văn phòng UBND TP.HCM Võ Văn Hoan - người phát ngôn của UBND TP.HCM.
|
Chánh Văn phòng UBND TP.HCM Võ Văn Hoan |
Ông Võ Văn Hoan cho biết quan điểm của TP không phải là không cho Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh trên địa bàn cả nước mà vấn đề là phải có sự chuẩn bị hết sức chu đáo. Ông cho rằng việc nhà trường đăng ký với Bộ GD-ĐT tuyển sinh cả nước là chưa làm đúng bài, đúng quy trình cũng như chưa tiên liệu các yếu tố tác động.
Ông Hoan giải thích rằng việc cho phép Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh cả nước chỉ có chỉ đạo của Bí thư Thành ủy. Còn nhà trường báo cáo kiến nghị UBND TP.HCM cho phép mở rộng tuyển sinh trên cả nước. Trong khi đề án như thế nào, tác động xã hội ra sao, cơ chế chính sách như thế nào thì lại không bàn tới.
“Khi mở rộng đối tượng tuyển sinh thì thay đổi hàng loạt vấn đề liên quan đến tài chính và ngân sách… Đồng thời, đòi hỏi bản thân trường phải có kế hoạch tăng cường nhân lực, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và những vấn đề khác… UBND TP rất lo ngại những vấn đề đó. Tuy nhiên, từ khi có chủ trương của Thành ủy thì trường chưa trình một đề án nào cho TP cả”, ông Hoan nói.
Người phát ngôn chính quyền TP.HCM nhận định rằng, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch triển khai tuyển sinh cả nước quá sớm gây ra những ảnh hưởng nhất định và phải có trách nhiệm giải quyết vấn đề phát sinh.
“Trường quyết định quá vội vàng, chưa bảo đảm nguyên tắc về pháp luật, chưa có ý kiến của chính quyền thành phố, chưa có xem xét tổng thể, toàn diện... Đây là lỗi của trường. Ở đây vẫn còn thời gian cho thí sinh điều chỉnh nguyện vọng. TP cũng đã lưu ý trường có phương án xử lý những phát sinh do quyết định vội vã của mình”, ông Hoan nói.
Ông Hoan cũng khẳng định rằng TP ủng hộ nhất quán chủ trương của Thành ủy cho trường mở rộng địa bàn tuyển sinh. Điều này phục vụ cho sự phát triển của trường, của thành phố, cũng như phát triển đào tạo nhân lực của vùng, của cả nước. “TP chẳng có gì lấn cấn ở chỗ này cả”, ông nói.
Tuy nhiên, ông Hoan cho rằng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch phải có đề án cụ thể, trên cơ sở đó UBND TP.HCM sẽ xem xét cẩn trọng. “Phải xem khả năng TP lo cho trường bao nhiêu? Khả năng tài chính trường thu bao nhiêu? Chi phí như thế nào cho ổn? Bài toán giáo viên, cơ sở vật chất? Đào tạo ra thì lựa chọn người nào? Chất lượng ra làm sao? Sinh viên được ở lại TP hay về tỉnh?...” - ông Hoan nêu hàng loạt vấn đề cần phải được giải quyết khi mở rộng tuyển sinh.
Ông Hoan cho rằng đề án cũng phải trình lên Thành ủy, bộ, ngành Trung ương và Thủ tướng Chính phủ. Theo ông, xét cho cùng thì chủ trương Trung ương cho TP.HCM lập trường là để phát triển nguồn nhân lực của TP, chứ chưa có chủ trương cho TP mở rộng ra bên ngoài.
“TP cũng biết chắc xin thì Trung ương và các bộ, ngành sẽ ủng hộ nhưng chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc”, ông Hoan nhấn mạnh.
Liên quan đến giải pháp xử lý hệ quả sau khi không tuyển sinh cả nước, chiều nay 9/6, lãnh đạo Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã trình phương án với UBND TPHCM. Tuy nhiên, buổi họp chiều nay chỉ dừng lại ở bước báo cáo, thảo luận. Sau cuộc họp thứ hai diễn ra vào tuần tới, UBND TP.HCM sẽ thống nhất phương án xử lý của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Theo Quốc Anh/ Báo Dân trí
" alt="Tại sao Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch không tuyển sinh cả nước?"/>
Tại sao Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch không tuyển sinh cả nước?