Bộ Y tế vừa ra quyết định ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2018. Kế hoạch hướng tới các mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập; triển khai thực hiện Chính phủ điện tử theo Nghị quyết 36a của Chính phủ về Chính phủ điện tử; nâng cao tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến mức độ 4; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ và khuyến khích áp dụng tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ thay thế hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2008…
Để hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra trong Kế hoạch, Bộ Y tế cũng đã xác định rõ 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức; Cải cách tài chính công; Hiện đại hóa nền hành chính; Công tác chỉ đạo, điều hành; và thực hiện đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công.
Cụ thể, trong năm 2018, thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, Bộ Y tế sẽ tiến hành rà soát và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính; kiểm tra chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính của Bộ; việc thực hiện thủ tục hành chính tại các đơn vị y tế toàn quốc; mở rộng việc thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN nhằm đổi mới phương thức quản lý theo hướng hiện đại, minh bạch, hiệu quả tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và tổ chức trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu y tế…
" alt=""/>Bộ Y tế cung cấp thêm ít nhất 20 dịch vụ công trực tuyến mức 4 trong 2018Visa dường như muốn biến chìa khóa, điện thoại và kính râm trở thành những vật bất ly thân của mọi người trước khi rời khỏi nhà. Công ty vừa đồng thời giới thiệu một nguyên mẫu kính râm có khả năng thanh toán tại sự kiện "The South by Southwest Festival" ở Texas, Mỹ và tại cuộc thi lướt sóng quốc tế "Quiksilver Pro and Roxy Pro" ở Gold Coast, Australia.
Theo Chris Curtin, trưởng ban marketing thương hiệu và đổi mới của Visa, kính râm có khả năng thanh toán là sản phẩm nhằm hiện thực hóa chủ trương "biến cái không thể thành có thể ở bất kỳ nơi đâu bạn muốn" của hãng.
Sáng chế của Visa trông gần giống hệt các sản phẩm kính râm thông thường, ngoại trừ một vi xử lý tí hon nằm ở một bên gọng kính. Để thanh toán, người dùng chỉ cần gỡ bỏ đôi kính đang đeo và chạm vào phần kích hoạt kết nối không dây trong phạm vi ngắn (NFC) của Visa. Phương thức thanh toán này không đòi hỏi người dùng phải quẹt thẻ.
Kính râm có khả năng thanh toán hiện vẫn chưa phát hành ra công chúng, nhưng Visa đang tiến hành thử nghiệm để xem liệu thị trường có nhu cầu về sản phẩm thông minh này và liệu các thương hiệu hay ngân hàng có muốn tài trợ cho sản phẩm hay không.
Mặc dù công nghệ thiết bị đeo vẫn chưa tạo ra sức hút với thế giới như smartphone cách đây một thập niên (Fitbit, hãng sản xuất thiết bị đeo được coi là thành công nhất thế giới hiện nay, vừa phải sa thải hơn 100 nhân viên sau khi không đạt được mục tiêu doanh thu), nhưng nhiều công ty và nhà đầu tư vẫn không ngừng dấn thân vào lĩnh vực này. Ví dụ, tỉ phú Warren Buffett đang mạnh tay đầu tư cho công ty sản xuất thiết bị đeo như trang sức Ela.
Ngoài kính râm, Visa đã thử nghiệm nhiều phương thức thanh toán bằng thiết bị đeo khác, kể cả vòng tay và nhẫn.
Tuấn Anh (Theo BGR, CNBC)
" alt=""/>Thử nghiệm thanh toán bằng ... kính râmThống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến ngày 15/1/2018, tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 9,257 tỷ USD, tăng gần 26,6% so với cùng kỳ 2017.
Cũng trong 15 ngày đầu năm mới, xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,071 tỷ USD (tăng 236 triệu USD so với 15 ngày đầu của năm 2017).
" alt=""/>Máy tính và điện thoại sớm cán mốc xuất khẩu “tỷ đô” ngay trong 15 ngày đầu năm