Triển khai kịp thời, đồng bộ các nhiệm vụ lớn
Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tập đoàn VNPT lần thứ XXIV diễn ra trong thời điểm toàn Tập đoàn thi đua kỷ niệm 75 năm truyền thống ngành Bưu điện. Đại hội có ý nghĩa quan trọng, góp phần khẳng định chặng đường 5 năm tập đoàn tái cấu trúc thành công theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ - đánh dấu sự thay đổi toàn diện của Tập đoàn về mô hình tổ chức - nhân lực, quản trị chiến lược, quản trị kinh doanh, cơ chế kinh tế, cải cách hạ tầng - quản trị mạng lưới và chuyển đổi số.
Chủ tịch VNPT Phạm Đức Long phát biểu khai mạc Đại hội |
Để bắt kịp các xu hướng công nghệ mới của Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư, trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng uỷ Tập đoàn VNPT lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới tư duy xây dựng và triển khai chiến lược phát triển VNPT 4.0 với 10 chương trình, 34 dự án chiến lược, bước đầu phát huy hiệu quả tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.
Thực hiện chủ trương của Đảng, quy định của Chính phủ về triển khai thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, Tập đoàn có đủ các điều kiện để làm cơ sở cho cấp có thẩm quyền ban hành quyết định cổ phần hoá Công ty mẹ - Tập đoàn. Tập đoàn bán/thoái vốn/thu hồi vốn được 5 danh mục, với tổng vốn thu được 776,4 tỷ đồng/525,6 tỷ đồng vốn đầu tư.
Các đại biểu tham quan khu giới thiệu các SPDV, giải pháp CNTT của VNPT |
Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu VNPT đặt ra trong Nghị quyết Đại hội XXIII được hoàn thành và tăng trưởng vượt mức. Cụ thể, tăng trưởng lợi nhuận bình quân 16,63%/năm (chỉ tiêu đề ra là 15%/năm), tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu là 11,3% (chỉ tiêu đề ra là 10%), thu nhập bình quân tăng trưởng 11,28%, tốc độ tăng trưởng nộp ngân sách Nhà nước bình quân hoàn thành kế hoạch.
Trong giai đoạn 2015 - 2020, Tập đoàn VNPT không ngừng triển khai các giải pháp nhằm duy trì và mở rộng quy mô khách hàng. Tính đến 31/12/2019, so với cuối năm 2015, thị phần dịch vụ di động của Tập đoàn đạt 25,27%, tăng 4,27%; dịch vụ băng rộng đạt 5,7 triệu thuê bao, tăng 2,5 triệu thuê bao; dịch vụ truyền hình đạt 1,6 triệu thuê bao, tăng 0,6 triệu thuê bao. Doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) đạt được tốc độ tăng trưởng đột phá đạt 64,1%/năm.
Đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm Bí thư Đảng ủy Khối DNTW trao tặng Cờ thi đua của Đảng ủy khối cho Đảng bộ Tập đoàn VNPT vì đã đạt thành tích xuất sắc trong nhiệm kỳ 2015-2020 |
Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục tái cơ cấu lại, Đảng uỷ Tập đoàn VNPT lãnh đạo, chỉ đạo gắn kết chiến lược cung cấp dịch vụ số vào quy hoạch và kế hoạch phát triển hạ tầng, đảm bảo hạ tầng theo cả chiều sâu năng lực và chiều rộng dung lượng, đa chủng loại, đa công nghệ (2G, 3G, 4G), nhằm thực hiện đột phá về năng lực cạnh tranh hạ tầng, công nghệ, đồng thời với việc nâng cao trải nghiệm khách hàng của VNPT.
Khẳng định vị thế là doanh nghiệp tiên phong, VNPT tham gia thiết lập các hạ tầng số, xây dựng các nền tảng số có phạm vi ứng dụng ở quy mô quốc gia. Điển hình là hệ thống Trục liên thông văn bản quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia, Trung tâm điều hành thông minh IOC, Hệ thống định danh xác thực điện tử, Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia…..
Ban chấp hành Đảng bộ Tập đoàn VNPT khóa XXIV ra mắt |
Mục tiêu tăng trưởng doanh thu bình quân/năm đạt 5% - 7%
VNPT hướng tới mục tiêu tổng quát: “Đổi mới phương thức lãnh đạo và năng lực tổ chức thực hiện của cấp ủy, xây dựng Đảng bộ Tập đoàn trong sạch, vững mạnh - Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp - Khẳng định vai trò chủ lực, dẫn dắt của Tập đoàn trong Chuyển đổi số tại Việt Nam”.
Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ Tập đoàn VNPT đề ra các mục tiêu cụ thể: Đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của cấp ủy, xây dựng Đảng bộ Tập đoàn trong sạch, vững mạnh; phát triển doanh nghiệp hiệu quả; khẳng định vai trò chủ lực, dẫn dắt của trong chuyển đổi số tại Việt Nam.
Trong đó, đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu bình quân/năm đạt 5% - 7%; tăng trưởng lợi nhuận 6% - 8%/năm; đặc biệt doanh thu từ dịch vụ số và công nghệ thông tin - truyền thông đạt 24% - 26% trong cơ cấu doanh thu; năng suất lao động bình quân tăng 7%/năm và tiền lương tăng 5%/năm...
Phát biểu bế mạc Đại hội, Bí thư Đảng ủy Tập đoàn VNPT nhiệm kỳ 2020 - 2025 Phạm Đức Long nhấn mạnh: “Đảng bộ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam nhận thức được rằng: đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của cấp ủy, xây dựng Đảng bộ Tập đoàn trong sạch, vững mạnh là yếu tố mang tính quyết định nhằm nâng tầm vị thế trụ cột và dẫn dắt của Tập đoàn trong hành trình Chuyển đổi số quốc gia.”
Thúy Ngà
" alt=""/>VNPT đặt mục tiêu doanh thu từ dịch vụ số đạt 24%Kể từ khi Huawei Technologies bị đưa vào danh sách đen thương mại do các lo ngại đến an ninh quốc gia, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có 4 lần gia hạn lệnh cấm giao dịch giữa các công ty Mỹ với nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới này.
Đến 14/8, giấy phép kinh doanh tạm thời giữa Huawei và Google chính thức hết hạn, báo hiệu một tin chẳng lành và tất cả smartphone của Huawei trước hay sau lệnh cấm sẽ đều phải đối mặt với việc nói lời tạm biệt hoàn toàn sự hỗ trợ của Google.
Hơn một năm kể từ khi lệnh cấm được ban hành, Huawei đang quyết tâm xây dựng và phát triển hệ sinh thái ứng dụng cho riêng mình nhằm thay thế sự vắng bóng của Google.
Theo Nikkei Asian Review, Huawei Technologies đã kêu gọi khoảng 1,6 triệu nhà phát triển ứng xây dựng ứng dụng cho hệ điều hành của mình trong suốt năm qua, thậm chí cam kết chi 1 tỷ USD để thu hút các nhà phát triển, thúc đẩy hệ sinh thái dịch vụ Huawei Mobile Services (HMS) của hãng, tạo ra hệ điều hành Harmony OS và cửa hàng ứng dụng App Gallery.
Hệ sinh thái Huawei Mobile Services là phao cứu sinh duy nhất cho công ty vào thời điểm hiện tại. Ảnh: Huawei. |
"Huawei hiện có 1,6 triệu nhà phát triển ứng dụng, tăng 76% so với năm 2019. Chúng tôi cũng đã có hơn 80.000 ứng dụng mới trên HMS", Jaime Gonzalo, Phó chủ tịch Mảng Di động của Huawei tại thị trường châu Âu cho biết.
Theo một số nguồn tin, hệ sinh thái HMS của Huawei đang có tốc độ phát triển nhanh chóng, đồng thời hãng cũng tính đến chuyện cho ra mắt các sản phẩm điện thoại thông minh chạy trên hệ điều hành Harmony OS.
Huawei chưa bao giờ từ bỏ việc phát triển các thế hệ smartphone chạy trên hệ điều hành “cây nhà lá vườn”, tuy nhiên, công ty Trung Quốc này đang gặp phải không ít khó khăn khi Harmony OS vẫn còn hỗ trợ số ít ứng dụng.
Nếu không nhanh chóng khắc phục vấn đề này, Harmony OS của Huawei sẽ có kết cục tương tự hệ điều hành Windows Phone, tuy chạy mượt mà và yêu cầu thấp về phần cứng, việc Windows Phone không chú tâm đến các nhà phát triển ứng dụng đã khiến hệ điều hành này mất đi tính thú vị và biến mất khỏi thị trường.
Trong Hội nghị Thông tin Trung Quốc 2020 hôm 7/8, Giám đốc Điều hành mảng Kinh doanh Tiêu dùng của Huawei – Yu Chengdong – đã tiết lộ rằng tất cả các sản phẩm IoT (Internet of Thing) của công ty như PC, máy tính bảng, đồng hồ thông minh hay smartphone trong tương lai sẽ đều có thể sử dụng Harmony OS, đồng thời việc chuyển giao từ hệ điều hành Android sang Harmony cũng vô cùng đơn giản.
Không chỉ thế, Yu Chengdong cũng tuyên bố hệ sinh thái dịch vụ HMS của Huawei hiện chỉ xếp sau Android và iOS – hai hệ sinh thái dịch vụ hàng đầu trên thế giới. Với sự phát triển không ngừng, HMS của Huawei được dự đoán sẽ trở thành hệ sinh thái phổ biến trên thị trường toàn cầu trong tương lai.
Theo Zing
Huawei từ bỏ "linh hồn Kirin"; Facebook siết hoạt động của website tin tức chính trị; Intel thoái vị,... là những thông tin nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.
" alt=""/>Điện thoại Huawei có thể không dùng Android nữa