*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả
Chị chị em em 2làm tôi bối rối trên mọi phương diện. Nhưng bối rối nhất vẫn là cách phim khai thác đề tài về phụ nữ và tính nữ.
Với tôi,ịchịememđingượcbìnhđẳnggiớimiệtthịhưhỏngpháinữtrực tiếp bóng đá croatia phim Chị chị em em ra mắt năm 2019 là một trong những tác phẩm rất tiên phong của điện ảnh Việt, là phim giật gân với những nhân vật nữ có tính chủ thể rõ ràng còn những cảnh nóng đều mang tính biểu tượng cao.
Qua đến Chị chị em em 2 đang công chiếu trên các hệ thống rạp trên toàn quốc, thương hiệu này đã đi lùi khi dệt nên một câu chuyện rất đi ngược lại những ý niệm về bình đẳng giới cũng như những gì mà chúng ta lên tiếng, góp phần đấu tranh cho hình ảnh người phụ nữ trên truyền thông.
Một bộ phim mà nhân vật nữ chính không những là một cô gái điếm mà còn thể hiện "cá tính" bằng cách cố tình để lộ những bộ phận cơ thể trước ống kính.
Một bộ phim mà nhân vật câu trước khẳng định: "Em không muốn làm con đĩ, em muốn làm con người", câu sau đã lột đồ và tự thoại rằng: "Với cơ thể này, đàn ông khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh sẽ mê em, em được tiền rồi em sẽ chia cho chị".
Một bộ phim mà mới phút trước còn nói rằng: "Hãy cho đàn ông biết đã đến lúc phụ nữ lên tiếng", ngay sau đó lại cho những người nữ đay nghiến, cấu xé nhau để khẳng định vị thế mình trong mắt đàn ông.
Một bộ phim không có nhân vật chủ chốt là đàn ông nhưng mọi nhân vật nữ đều muốn thoả mãn khái niệm "đàn ông" nói chung.
Và hơn hết, tất cả nhân vật dường như chỉ thấy giá trị bản thân của họ nằm ở nhan sắc và khả năng thu hút giới còn lại.
Ấy là chưa kể cách làm phim hoàn toàn không có sự trân trọng, thương yêu hay cảm thông đối với từng nhân vật, còn biến họ thành chủ thể trong những trò đùa, những câu thoại có phần xúc phạm.
Nói cách khác, Chị chị em em 2đích thị là Male Gaze(nhãn quan nam giới - PV): The Movie hoặc Slut-Shaming(miệt thị hư hỏng - PV): The Movie.
Với tôi, dù phim làm về bối cảnh nào đi nữa, một trong những "sứ mệnh" mà nhà làm phim luôn hướng đến là thách thức những quy chuẩn của thời đại.
Không ít phim trên thế giới lấy những bối cảnh xưa cũ, phong kiến, những thời kỳ mà người nữ chưa được tôn trọng và bình đẳng giới còn là điều viển vông.
Nhưng phim ảnh có khả năng tác động xã hội thông qua khả năng làm lay chuyển những hệ tư tưởng đó, đồng thời khích lệ tinh thần những nhóm người yếu thế trong xã hội. Họ nhìn thấy bản thân mình qua đó và được truyền cảm hứng.
Tôi hiểu rằng không phải nhà làm phim nào cũng chạy theo sứ mệnh đó và nền điện ảnh nào cũng chắc chắn có những phim như Chị chị em em 2.
Tôi đợi đến hôm nay mới xem phim vì không muốn bị mang tiếng "dìm phim ngay dịp Tết". Tôi muốn có cái nhìn khách quan nhất về điện ảnh Việt trong dịp này.
Thị trường phim Tết không chỉ dễ thu về doanh thu khủng mà còn dễ tạo nên những ảnh hưởng sâu đậm về truyền thông đại chúng và có khả năng định hướng, giáo dục cao.
Có lẽ, tôi đã kỳ vọng nhiều hơn ở một bộ phim làm ra vào năm 2023 ở một thị trường rất dễ quan sát thấy những xu hướng và những chuyển mình của xã hội.
Coi Chị chị em em 2, tôi chợt thắc mắc biết đến khi nào người nữ Việt Nam mới thoát khỏi rập khuôn, những cách khắc hoạ hời hợt như thế này?
Nếu chúng ta lên án những chia sẻ của MC Trác Thuý Miêu, lo rằng nó đang gieo những ý niệm sai lệch về phụ nữ thì một bộ phim như Chị chị em em 2còn có sức ảnh hưởng lớn cỡ nào?
Xem phim mà bị buồn và không cười nổi.
Phim hạ thấp phụ nữ sẽ lôi kéo khán giả có cái nhìn tương tựNhạc sĩ Lucas Luân Nguyễn chia sẻ thêm, những ngày qua, một hệ thống rạp đã chụp bình luận thiếu văn hoá của một khán giả xem phim, đi kèm chú thích bỡn cợt làm nội dung quảng cáo cho Chị chị em em 2. Sau đó, CEO của cụm rạp này phải lên tiếng xin lỗi.
Dù vậy, theo anh, đây là minh chứng khá rõ nét cho việc nếu nhà làm phim làm ra những phim hạ thấp phụ nữ thì khán giả cũng sẽ có cái nhìn tương tự. Việc khơi lên, lan tỏa tư tưởng sai lệch, xấu xí về phụ nữ từ một bộ phim Tết có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường.