Cây sâm bảy lá ở bản Phá Lõm giáp biên giới nước bạn Lào thường mọc hoang dại dưới tán rừng, trong thung lũng và khe núi, nơi có độ ẩm không khí cao, mát mẻ, thích hợp từ nhiệt độ 22-28 độ C. Trường hợp dưới ánh nắng bức xạ cây sâm sẽ kém phát triển, lá bị vàng.
Cây sâm có thân thẳng đứng, cao đến 1m, không phân nhánh, màu lục hoặc hơi tím. Giữa thân cây có một tầng lá mọc vòng từ 5-7 lá, hình trứng-bầu dục. Gốc cây tròn hoặc hình tim, đầu nhọn, mép nguyên, mặt dưới màu lục nhạt hoặc hơi tím đỏ. Hoa đơn, lá đài hình mũi mác màu lục, lá xếp thành vòng trên thân.
Trao đổi với PV, ông Xồng Bá Nỏ - Phó bí thư thường trực xã Tam Hợp chia sẻ, cây sâm bảy lá được người dân đi rừng phát hiện, đào củ về sử dụng nhiều năm qua.
Trước nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều nhưng số lượng ở trong rừng ngày càng khan hiếm, người dân ở vùng biên trong 3 năm qua bắt đầu ươm hạt giống, trồng thí điểm cây sâm gần hơn với bản làng.
Trong 3 năm, chính quyền xã Tam Hợp đã vận động 10 hộ dân ở bản Phá Lõm có ưu thế về vị trí địa lí, khí hậu mát mẻ quanh năm, trồng thí nghiệm trên diện tích 3.500m2.
Từ đầu năm nay, chính quyền địa phương tiếp tục vận động các hộ trồng thêm khoảng 1ha. Việc chăm sóc cây sâm bảy lá đòi hỏi nhiều yếu tố như kỹ thuật, phân bón... nên người dân ở vùng biên chưa mặn mà với loại cây dược liệu "khó tính" này.
“Trước sự hỗ trợ của đơn vị dự án từ chăm sóc, phân bón, đến cung ứng nguồn giống, đã có thêm 9 hộ đăng ký mới trồng sâm bảy lá. Cây sâm trồng từ 3 đến 5 năm sẽ bắt đầu cho thu hoạch củ để ngâm rượu, nấu nước, làm thuốc...” - ông Nỏ chia sẻ.
Cũng theo ông Nỏ, cây sâm bảy lá chủ yếu được phát hiện, trồng ở vùng khí hậu mát mẻ. Việc trồng sâm không chỉ bảo vệ rừng mà còn chăm sóc, tạo điều kiện cho tán rừng phát triển ở vùng biên giới.
“Cây sâm trồng ở trong khu vực rừng sâu, nhiều tán lá thì tốt hơn việc trồng ở gần bản làng. Trước đây, một số hộ dân đưa giống vào trồng trong rừng, khoảng 2-3 năm thu hoạch sẽ cho kích thước củ sâm khác nhau. Tuy nhiên, do chưa quản lý được diện tích, cây trồng nên người dân đã từ bỏ vì hao hụt” - ông Nỏ bộc bạch.
Những người dân trồng loại sâm này chia sẻ, chu kỳ đầu, nhánh lá sâm mọc lên và cuối năm sẽ rụng xuống. Thông thường, mỗi cây sâm có từ năm đến sáu lá, còn ở vùng đất tươi tốt, có tán che phủ kín sẽ cho ra bảy lá và một hoa.
Cây sâm bảy lá nếu trồng được nhiều sẽ mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân. Ngoài ra, khi được trồng quy mô lớn sẽ làm thay đổi thói quen, tập tục dựa vào rừng của người dân nơi đây.
"Những người đi rừng lâu năm mới có thể phát hiện ra cây sâm bảy lá vì loại này sống ở tầm thấp, khó phát hiện. Bình quân mỗi mùa người dân bản Phà Lõm thu hoạch được khoảng từ 50-60kg sâm” - Phó Bí thư Đảng uỷ xã Tam Hợp chia sẻ, giá của mỗi cân sâm dao động từ 700 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/kg.
"Củ sâm bảy lá có bao nhiêu cũng đều bán hết. Thậm chí nếu bây giờ có hàng tấn thì rất nhiều người sẵn sàng bao tiêu cho người dân. Hy vọng, cây sâm bảy lá sẽ là cây chủ lực trong tương lai, giúp bà con đồng bào người H'Mông an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống và sớm thoát cảnh đói nghèo ở vùng biên giới Nghệ An", ông Nỏ chia sẻ.
Bà Rollason nói rằng bà đã đến trạm xăng Asda Locking Express để đổ xăng cho chiếc xe bán tải của chồng mình và đưa các con đến trường cũng như đi làm. Mọi việc hết sức bình thường cho đến khi bà nhận thấy chiếc xe bắt đầu giảm tốc độ và không nổ máy được nữa. Sau khi liên hệ với nhân viên kỹ thuật gần đó đến kiểm tra sửa chữa, anh ta đã ngửi thấy mùi dầu diesel ở nắp bình xăng thay vì mùi xăng như thông thường.
Sự việc trên khiến Rollason mất một ngày làm việc và chồng bà cũng tỏ ra vô cùng suy sụp vì đây là chiếc xe duy nhất của gia đình, là phương tiện để mưu sinh hàng ngày với công việc chở hàng và buôn bán. Đại diện của trạm xăng Asda Locking Express đã liên hệ và đưa ra lời xin lỗi, họ cũng cho biết đang tiến hành điều tra nhưng vẫn chưa bồi thường và khắc phục thoả đáng cho Rollason.
Trong khi đó, ông Colclought, chủ sở hữu công ty taxi Grab-a-Cab tại Taunton cũng gặp tình trạng tương tự khi tài xế lái xe taxi của ông thông báo gặp sự cố khi chiếc ô tô khởi động khó khăn và nghe những tiếng rít lạ từ động cơ xe.
Chủ công ty taxi nói rằng "sau khi thấy đài báo đưa tin về trạm xăng Greenway Motors đã đổ nhiên liệu vào nhầm thùng chứa và xác nhận thông tin chính xác, tôi đã nghi ngờ tài xế của mình đã bị đổ xăng vào động cơ dầu diesel".
Theo ông Colclought chia sẻ, các nhân viên của trạm xăng đã gọi điện xin lỗi và hứa sẽ sửa chữa hư hỏng liên quan tới sự cố nhầm lẫn nhiên liệu này. Tuy nhiên, việc khắc phục hậu quả sẽ khá bất tiện vì công ty taxi của ông Colclought cần có phương tiện để hoạt động liên tục, đó là nguồn thu chính của ông.
Việc đổ nhầm loại nhiên liệu cho động cơ ô tô vẫn thỉnh thoảng xảy ra. Theo các tàu xế lâu năm, có một mẹo nhỏ để hạn chế việc này là hãy dán nhãn "Diesel" cho xe sử dụng động cơ dầu và "Xăng" cho xe dùng động cơ xăng tại nắp bình nhiên liệu, điều này giúp nhắc người lái xe và nhân viên cây xăng biết được loại xe này sử dụng nhiên liệu gì trước khi đổ.
Đổ nhầm nhiên liệu vào xe có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm hư hỏng động cơ, hệ thống phun nhiên liệu bị tắc nghẽn và nguy cơ cháy nổ cao, đặc biệt là khi xăng được đổ vào xe động cơ dầu diesel. Ngoài ra, nhầm lẫn này khiến chi phí sửa chữa đắt đỏ, ảnh hưởng xấu đến môi trường do tăng lượng khí thải độc hại.
Theo The Sun
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Hàng loạt xe ô tô bị đổ nhầm nhiên liệu ở trạm xăng gây bức xúc