您现在的位置是:Thể thao >>正文
Barcelona tiết lộ sự thật bất ngờ trong thương vụ Antoine Griezmann
Thể thao448人已围观
简介ếtlộsựthậtbấtngờtrongthươngvụbd bxh anh Hoàng Ngọc - 16/07/2019 06:50 ...
Tags:
相关文章
Kèo vàng bóng đá Liverpool vs Tottenham, 03h00 ngày 7/2: Lật ngược tình thế
Thể thaoHư Vân - 06/02/2025 12:10 Kèo vàng bóng đá ...
【Thể thao】
阅读更多Trẻ em tập làm CEO trong Ngày hội Thương gia nhí
Thể thaoMỗi đội gồm 5-10 thành viên tham gia tranh tài
Ảnh: Bùi Đoàn Chung
Bên cạnh đó, cùng với đồng đội của mình, các CEO đã có những buổi họp nhóm để tư duy và đưa ra những ý tưởng về sản phẩm, các chiến lược marketing và PR để chuẩn bị cho Ngày hội Thương gia nhí 2017.
Những gian hàng - kết quả từ tư duy và sự sáng tạo của học sinh đã được mở bán với những sản phẩm như: thức ăn nhanh, trà sữa, quà lưu niệm… do chính các thương gia nhí tự làm hoặc sưu tầm nhằm giới thiệu những sản phẩm độc đáo nhất.
Sau một tiếng rưỡi kinh doanh, đội nào thu về nhiều lợi nhuận nhất sẽ trở thành đội chiến thắng. Do đó, bằng tài thuyết phục và chất lượng sản phẩm, các đội phải tìm mọi cách để bán được nhiều sản phẩm nhất.
Chứng kiến các thương gia nhí đã chủ động chia nhau đem sản phẩm của đội mình đi khắp khuôn viên của Ngày hội chào mời, thuyết phục khách hàng mua; hoặc dùng “chiêu” khuyến mãi, giảm giá, bốc thăm may mắn… khi thấy mục tiêu chưa đạt như mong muốn hoặc đã cán mức doanh thu mới thấy hết ý nghĩa của Ngày hội.
Mỗi đội chơi có một gian hàng riêng để kinh doanh sản phẩm
Ảnh: Bùi Đoàn Chung
Cho yêu thương lan tỏa cuộc sống
Rõ ràng, CEO Kids mang lại rất nhiều ý nghĩa và giá trị hơn cả mong đợi. Giải thưởng chung cuộc là học bổng trị giá 100 triệu đồng của trường Quốc tế Bắc Mỹ - SNA đã thuộc về nhóm Leader Sushi với mặt hàng kinh doanh là các món ăn của Nhật Bản.
Đại diện nhóm chiến thắng, em Lâm Nguyễn Minh Thư chia sẻ: “Tham gia CEO kids 2017 em cảm thấy rất áp lực và hồi hộp nhưng đây là cơ hội để em có dịp học hỏi và trải nghiệm bản thân ở lĩnh vực kinh doanh mà em rất yêu thích. Giây phút em được xướng tên lên nhận giải, em thực sự vô cùng quý trọng nó, vì đây là thành quả của cả đội của em chứ không của riêng em mà có được”.
Và hơn 48 triệu đồng tổng doanh thu từ những giọt mồ hôi cùng ý chí của các em tại ngày Hội đã làm thêm một việc đầy nhân văn khi dành tặng tất cả cho Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam.
CEO kids không chỉ tạo ra một môi trường kinh doanh thực tiễn, chuỗi hoạt động hấp dẫn mà còn bổ ích giúp bé thể hiện đam mê và tài năng kinh doanh của mình khi còn rất nhỏ tuổi. Đồng thời CEO Kids còn là cơ hội giúp trẻ rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm và có cơ hội thể hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng thông qua việc bán hàng làm từ thiện; Giúp bố mẹ khám phá được tiềm năng của các con; giúp các thành viên trong gia đình gắn kết hơn, hiểu nhau hơn và yêu thương nhau hơn.
Qua ngày hội này, học sinh cũng phần nào hiểu được giá trị của sức lao động, để các bé trân trọng những gì ba mẹ làm ra, từ đó biết trân quý và sử dụng đồng tiền hiệu quả hơn.
Chị Thúy Diễm đến từ quận 7, TP.HCM cùng 2 con là Minh Quân (6 tuổi), Gia Long (9 tuổi) hào hứng cho biết: “Hai bé nhà em háo hức chuẩn bị gian hàng từ mấy hôm nay. Hoạt động này thật bổ ích vì đây là dịp hai nhóc thể hiện sự sáng tạo, tư duy độc lập, ý thức được việc kiếm tiền từ lúc nhỏ”.
Trong khi đó gia đình chị Bích Hợp, đúng là “tổ hợp” sản xuất kinh doanh với các mặt hàng chất nhầy ma quái và các mặc hàng khác do các con gồm: Nguyễn Xuân Thưởng, Nguyễn Khánh Linh, Nguyễn Khánh Phương “sản xuất” và mua về để bán. Bé Xuân Thưởng cười toe toét nói: “Lần đầu tiên cháu và các em sáng tạo sản phẩm này để bán. Có mẹ phụ nữa. Cả nhà tham gia trò chơi này nên thật vui”.
Tập đoàn Nguyễn Hoàng (NHG), đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong việc vận hành hệ thống giáo dục khép kín nhiều bậc học, chương trình đào tạo tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế rộng khắp Việt Nam, SNA không chỉ là nơi lý tưởng để học sinh Việt Nam ngoài việc tiếp cận với các chương trình giáo dục và đào tạo tiên tiên trên thế giới mà còn là nơi để rèn luyện và phát triển nhân cách toàn diện, giao lưu với bạn bè quốc tế từ các nền giáo dục tiên tiên trên thế giới.
Lệ Thanh
">...
【Thể thao】
阅读更多Nhiều ý kiến trái chiều về đánh thuế nước ngọt
Thể thaoNước giải khát có đường với hàm lượng từ 5 g/100 ml được đề nghị áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10%. Ảnh: F&B Marketing.
Dự án sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 diễn ra trong tháng này. Trong đó, đề xuất bổ sung nước giải khát có đường với hàm lượng từ 5 g/100 ml vào đối tượng chịu thuế TTĐB với mức thuế suất 10% vẫn nhận nhiều ý kiến trái chiều giữa cơ quan soạn thảo, cơ quan góp ý, chuyên gia lẫn doanh nghiệp.
Điển hình như Bộ Y tế cho rằng thuế suất 10% là chưa đủ để làm thay đổi hành vi tiêu dùng, giảm tỷ lệ thừa cân béo phì, các bệnh không lây nhiễm. Do đó, Bộ này đề xuất áp mức thuế cao hơn lên đến 40%. Dẫn thống kê từ Tổ chức HealthBridge Canada, Bộ Y tế cho biết mức thuế trên sẽ giúp ngân sách thu về khoảng 17.400 tỷ đồng.
Trong khi đó, Bộ Tài chính đề nghị giữ nguyên đề xuất mức 10% để khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu loại đồ uống có lượng đường thấp, nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành vi người tiêu dùng.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng cả kỳ vọng tăng nguồn thu thuế hay nâng cao nhận thức và điều chỉnh hành vi người tiêu dùng đều không đạt được vì nhiều lý do.
Hụt thu ngân sách về lâu dài
Nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chỉ ra nếu áp dụng thuế TTĐB 10% đối với nước giải khát thì số thu ngân sách từ thuế gián thu (thuế TTĐB) năm đầu tiên áp dụng sẽ tăng khoảng 8.507 tỷ đồng nhưng thu ngân sách từ thuế trực thu sẽ giảm 2.152 tỷ đồng.
Từ những năm tiếp theo, số thu ngân sách cả từ cả thuế gián thu và thuế trực thu đều bắt đầu suy giảm 0,495%/năm, tương ứng 4.978 tỷ đồng/năm. Tình trạng này dẫn tới giảm giá trị tăng thêm, giảm giá trị sản xuất, giảm lợi nhuận, kéo theo làm giảm tổng nguồn thu ngân sách ở các chu kỳ sau.
Bên cạnh đó, báo cáo đánh giá việc áp dụng chính sách thuế TTĐB này không những tác động trực tiếp lên ngành đồ uống mà còn tác động lan tỏa tới 25 ngành trong nền kinh tế và dẫn đến sụt giảm khoảng 0,448% GDP, tương ứng 42.570 tỷ đồng. Do vậy, CIEM đề xuất chưa áp dụng thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường.
Nếu áp dụng mức thuế cao hơn, ví dụ 40%, tác động đối với các doanh nghiệp trong ngành cũng như trong chuỗi cung ứng nước giải khát sẽ lớn hơn. Đồng thời, số thu ngân sách cũng sẽ giảm khi nguồn thu từ thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp eo hẹp hơn.
Một số quốc gia đánh thuế nước ngọt nhưng tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn gia tăng. Ảnh: Cointelegraph.
Theo, CIEM, việc áp thuế suất 40% như đề nghị của Bộ Y tế sẽ làm giá bán lẻ sản phẩm tăng đáng kể, theo đó có thể làm giảm tiêu thụ mặt hàng này nhưng không có căn cứ đảm bảo rằng tỷ lệ thừa cân béo phì sẽ giảm. Nguyên nhân vì người tiêu dùng vẫn có thể tiêu thụ các loại thực phẩm khác có chứa đường như trà sữa, bánh kẹo... mà không chịu thuế TTĐB.
Trên thực tế, kinh nghiệm quốc tế cho thấy một số quốc gia đánh thuế đồ uống có đường đã ghi nhận tỷ lệ tiêu thụ giảm nhưng tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn tiếp tục gia tăng.
Ngay tại Đông Nam Á, Philippines áp dụng thuế TTĐB đối với đồ uống có đường từ năm 2018. Tỷ lệ thừa cân béo phì năm 2015 tại nước này là 31,1% đã tăng lên 37,2% vào năm 2019 và đạt 38,6% trong giai đoạn 2021-2022.
Tương tự, Thái Lan áp dụng thuế TTĐB từ năm 2017. Hai năm sau áp thuế, dù mức tiêu thụ đồ uống có đường trung bình hàng ngày tại quốc gia này đã giảm từ 474 ml trong năm 2018 xuống còn 453,8 ml năm 2019 (-2,5%), tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn tăng từ 28,7% vào năm 2014 lên 33,2% vào năm 2019.
Ngành nước giải khát lo gặp khó
Theo các chuyên gia và Hiệp hội Rượu - Bia - Nước giải khát (VBA), quá trình phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành đang chịu ảnh hưởng tiêu cực không chỉ từ các yếu tố về kinh tế - xã hội mà còn các chính sách mới ban hành.
Luật Đất đai 2024 mới có hiệu lực từ ngày 1/8 cho phép công bố bảng giá đất mới sát với giá thị trường, áp dụng từ ngày 1/1/2026 và sẽ được điều chỉnh hàng năm. Việc áp dụng quy định mới sẽ khiến bảng giá đất mới tại các địa phương tăng 2-7 lần so với hiện tại, dẫn đến chi phí thuê đất hàng năm của các doanh nghiệp tăng lên tương ứng.
Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn pháp luật về trách nhiệm tái chế, kiểm kê, giảm phát thải khí nhà kính cùng các loại phí môi trường cũng làm chi phí tuân thủ, chi phí hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành nước giải khát tăng lên đáng kể.
Giá mặt hàng đường, nguyên liệu đầu vào của ngành sản xuất nước giải khát, cũng tăng do thuế VAT đối với mặt hàng đường đã điều chỉnh từ 5% lên 10%.
Hay dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) đề xuất loại bỏ các ưu đãi thuế đối với nhóm mặt hàng chịu thuế TTĐB. Khi các luật này được thông qua và có hiệu lực từ năm 2026, các doanh nghiệp ngành nước giải khát sẽ không được hưởng các ưu đãi thuế nếu mặt hàng nước giải khát có đường thuộc diện chịu thuế TTĐB.
Với sự gia tăng chi phí sản xuất và chi phí hoạt động do những thay đổi về chính sách nêu trên, các doanh nghiệp trong ngành này buộc phải tăng giá bán sản phẩm để đảm bảo cân đối doanh thu và chi phí. Điều này có thể khiến lạm phát gia tăng khi mặt hàng đồ uống cũng nằm trong rổ hàng hóa và dịch vụ được dùng để tính chỉ số CPI.
Theo VBA, trước áp lực chi phí sản xuất, hoạt động trong khi nhu cầu tiêu dùng đang trên đà giảm, các doanh nghiệp ngành sản xuất đồ uống, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đã suy yếu nay lại phải chịu nhiều tổn thất hơn so với các ngành khác.