Sáng 31/12, chị Nguyễn Thị Kiều (38 tuổi) đưa bé K.V đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.HCM). Bé gọi chị Kiều là dì ruột. Mẹ của bé đã mất vì Covid-19.Chị Kiều nhớ lại, ngày 3/8, cả gia đình 6 người đều mắc Covid-19 và được đưa vào bệnh viện dã chiến. Bé K.V cũng nhiễm bệnh nhưng được về nhà sớm. Sau 10 ngày, mẹ bé chuyển nặng và tử vong tại bệnh viện.
Ngày 22/8, K.V trở thành trẻ mồ côi. Em không có cha từ khi sinh ra. Cuộc sống của em giờ đây chỉ có thể dựa vào dì Kiều và bà ngoại.
|
K.V nghĩ rằng mẹ đang đi làm xa chưa về. |
“Mình nói với con là mẹ đi làm xa lắm, phải lâu lâu mới được về. Con không biết mẹ đã mất, cũng chưa hiểu mất là gì. Nhưng như vậy cũng đỡ, con sẽ bớt đau lòng”, chị Kiều xúc động.
Trước hoàn cảnh của K.V, Bệnh viện Lê Văn Thịnh và các Mạnh Thường Quân đã nhận bảo trợ em trong 5 năm tới với chi phí chăm sóc gửi trực tiếp cho gia đình. Trong sáng nay, bệnh viện đã gửi tặng chị Kiều phần tiền hỗ trợ cho bé K.V để bé có thể mua quà, bánh, áo quần cho năm mới.
Chị Kiều cho biết, chị không có ý định lấy chồng và dành thời gian nuôi dạy bé K.V thay cho chị gái. Băn khoăn lớn nhất là vấn đề kinh tế khi chăm sóc một đứa trẻ. Những hỗ trợ của bệnh viện, Mạnh Thường Quân và các tổ chức xã hội đã làm vơi đi nỗi lo này.
|
K.V được mua quà và áo quần cho năm mới. |
Trong sáng nay, 10 cháu bé cùng hoàn cảnh như K.V đã được bệnh viện đại diện bảo trợ trong vòng 5 năm. Các em đang trong độ tuổi đi học, ở trọ cùng cha hoặc mẹ, hoặc ông bà.
Bé N.N (13 tuổi) bị mất cha trong dịch Covid-19 vừa qua, mẹ bỏ đi. Hiện nay, N. đang ở với bà nội, em mắc hội chứng tự kỷ. Các bác sĩ đã đến tận nhà thăm hỏi, tặng quà và sẽ cùng tham gia hỗ trợ tâm lý cho N. thời gian tới.
Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho biết, ngoài chi phí chăm sóc các bé trong 5 năm, các đơn vị còn hỗ trợ ở nhiều mặt khác.
“Nếu người thân, người nuôi dưỡng các em đau ốm, chúng tôi cũng có chế độ chăm sóc khám chữa bệnh. Nếu nhà cửa mưa dột hay thiếu thốn… chúng tôi sẽ kêu gọi để sửa sang, các con thiếu máy tính học chúng tôi cũng hỗ trợ”, bác sĩ Khanh chia sẻ.
Bác sĩ Lê Uyên Diễm, đại diện Mạnh Thường Quân cho biết, trong 4 tháng chống dịch, chị chứng kiến những mất mát hết sức đau thương. Đặc biệt, với những đứa trẻ, không có gì có thể bù đắp lại khi vắng bóng cha mẹ dạy dỗ, yêu thương.
|
TP.HCM đã tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ tử vong và hy sinh trong đại dịch. |
Trong một lần vào xóm trọ nghèo tiêm vắc xin cho người dân, chị Diễm gặp 3 đứa trẻ mồ côi cha, sống cùng mẹ ở căn phòng 6m2. Cuộc sống rất cực nhọc. Ngay sau đó, chị đã vận động gia đình, bè bạn cùng tham gia bảo trợ cho trẻ mồ côi, thông qua Bệnh viện Lê Văn Thịnh.
“Những mất mát của các con lớn quá, mình mong san sẻ được phần nào cho các con yên tâm học hành”, chị cho hay.
Toàn TP Thủ Đức có 166 trẻ mồ côi cha hoặc mẹ sau dịch Covid-19. Chính quyền, các tổ chức xã hội, Mạnh Thường Quân với trách nhiệm và tình thương đã có những chia sẻ bằng tinh thần, vật chất đến các em. Dù không thể bù đắp sự thiếu vắng cha mẹ trên đường đời, nhưng các em sẽ không đơn độc.
Linh Giao
Người lính nhận đỡ đầu 3 anh em mồ côi vì Covid-19, hạnh phúc vì không đơn độc
“Tôi rất hạnh phúc vì biết việc mình làm không đơn độc, mà sau lưng tôi còn có các bạn, cộng đồng, xã hội... luôn sẵn sàng tiếp thêm năng lượng cho tôi”.
" alt="Ngày cuối năm, cô bé 5 tuổi nhận quà đặc biệt từ những bác sĩ"/>
Ngày cuối năm, cô bé 5 tuổi nhận quà đặc biệt từ những bác sĩ
Gần 78% F0 khỏi bệnhTheo Bộ Y tế, trong đợt dịch thứ 4, nước ta đã ghi nhận 1.711.890 ca Covid-19, 1.333.827 người đã khỏi bệnh (77,9%) và 31.842 tử vong tại 51 tỉnh, TP. Riêng trong ngày 30/12, cả nước thêm 17.000 ca mắc mới , có11.404 ca mắc trong cộng đồng (chiếm 67,2% tổng số mắc trong ngày).
Bộ Y tế cũng liệt kê 4 tỉnh có ca cộng đồng cao. Đó là Cà Mau, trong ngày 30/12, tỉnh này ghi nhận 695 ca cộng đồng (tăng 678 ca so với ngày trước đó), số mắc giai đoạn 4 đến nay là 36.585 ca.
Hà Nội trong ngày ghi nhận 1.508 ca cộng đồng (tăng 525 ca so với ngày trước đó), số mắc giai đoạn 4 đến nay là 43.924 ca.
TP. Đà Nẵng trong ngày ghi nhận 149 ca cộng đồng (tăng 5 ca so với ngày trước đó), số mắc giai đoạn 4 đến nay là 11.035 ca.
Tỉnh Kiên Giang trong ngày ghi nhận 95 ca cộng đồng (tăng 34 ca so với ngày trước đó), số mắc giai đoạn 4 đến nay là 29.703 ca.
|
Xe cứu thương vận chuyển F0 tại bệnh viện ở Hà Nội |
Hiện nay nước ta đang điều trị 346.221 F0. Cả nước có 7.336 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ là 4.484 ca; thở ô xy dòng cao HFNC là 1.198 ca; thở máy không xâm lấn là 165 trường hợp, thở máy xâm lấn 799 ca và can thiệp EMO 19 trường hợp.
Cũng theo thông tin từ Bộ Y tế, từ tháng 3/2021 đến hết ngày 29/12, Việt Nam đã tiếp nhận 192.002.218 liều vắc xin phòng Covid-19. Trong tổng số 192 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 đã tiếp nhận, Bộ Y tế đã phân bổ 112 đợt với tổng số 175,1 triệu liều, còn khoảng 17 triệu liều mới tiếp nhận, đang tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vắc xin.
Đến hết ngày 29/12, cả nước đã tiêm được 149.318.658 liều, tỷ lệ sử dụng đạt 85,3% số vắc xin phân bổ 112 đợt. Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tưӧng trong độ tuổi chỉ định tiêm chủng trong năm 2021, trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian và bắt đầu triển khai tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại.
Tình hình dịch cơ bản được kiểm soát
Bộ Y tế nhận định, đến nay, tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên toàn quốc. Thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, nhất là giám sát phát hiện sớm, tổ chức thu dung, điều trị giảm bệnh nặng, tử vong. Ngành y tế cần quản lý rủi ro, đặc biệt là nhóm nguy cơ, có bệnh nền chưa được tiêm đầy đủ vắc xin.
Bộ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các biện pháp, phương châm phòng chống dịch với 3 trụ cột (cách ly, xét nghiệm, điều trị) và công thức “5K + vắc xin, thuốc điều trị + công nghệ + đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác”.
Chúng ta cũng không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, nhất là dịp Tết Dương lịch 2022, tiếp tục huy động sự tham gia của cộng đồng, tình nguyện viên trong hỗ trợ tư vấn, chăm sóc, theo dõi người bệnh. Tăng cường áp dụng các biện pháp công nghệ để quản lý ca bệnh và điều hành, quản lý dịch bệnh.
Ngoài ra, ngành y tế cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước, bám sát diễn biến dịch của biến chủng Omicron. Thực hiện việc mua, phân bổ vắc xin kịp thời cho các địa phương, chú trọng tiến độ tiêm vắc xin trong đó chú ý đến việc tiêm mũi 3 và đảm bảo an toàn khi thực hiện tiêm nhắc lại đối với trẻ từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Ngoài ra, ngành y tế phải dự trù, phân bổ đủ thuốc điều trị Covid-19, hướng dẫn tổ chức cấp phát thuốc cho người nhiễm virus để được điều trị sớm, chỉ đạo tăng cường nguồn ô xy phục vụ công tác điều trị. Đồng thời, cần tăng cường tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn để phát hiện, sàng lọc, điều trị ban đầu, điều trị sớm các trường hợp F0 tại cơ sở, tại nhà.
Ngọc Trang
Phát hiện 14 người nhập cảnh tại Quảng Nam nhiễm biến thể Omicron
14 trường hợp nhiễm Omicron là hành khách trên các chuyến bay từ Hàn Quốc và Mỹ về nhập cảnh và cách ly tại Quảng Nam.
" alt="Cả nước có 7.336 ca Covid"/>
Cả nước có 7.336 ca Covid
|
Chốt kiểm soát dịch bệnh tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc tháng 2/2020 - Ảnh: Đoàn Bổng |
Đợt dịch thứ 2 kéo dài từ ngày 23/7/2020 đến ngày 27/1/2021, gồm 1.136 trường hợp Covid-19 (1.073 F0 trong nước và 63 F0 nhập cảnh). Giai đoạn này có 35 bệnh nhân tử vong do bệnh lý nền nặng.
Các ca mắc tập trung ở TP Đà Nẵng và địa phương có yếu tố dịch tễ liên quan đến Đà Nẵng, sau đó lan rộng ra 15 tỉnh, thành phố. Đặc biệt, dịch đã xâm nhập các khoa điều trị bệnh nhân nặng như hồi sức cấp cứu, thận nhân tạo.
Đợt dịch 3 từ ngày 28/1/2021 đến 26/4/2021, ghi nhận 1.303 F0 (910 ca do lây nhiễm trong nước và 391 ca nhập cảnh), không có trường hợp tử vong. Bệnh nhân đầu tiên là công nhân từng làm việc trong cụm công nghiệp ở Chí Linh, Hải Dương, được phát hiện dương tính khi nhập cảnh vào Nhật Bản. Dịch sau đó lan rộng tại Hải Dương và tiếp tục lây lan ra cộng đồng tại 13 tỉnh, thành phố.
Bộ Y tế đánh giá, 3 đợt dịch này đều ghi nhận số ca nhiễm ở mức độ thấp, mỗi đợt chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và ở một số địa phương nên tác động đối với kinh tế - xã hội không nghiêm trọng bằng đợt dịch thứ 4 sau này. Mặt khác, do biến chủng virus cũ không lây lan nhanh, mạnh như chủng Delta ở đợt dịch 4 và khả năng đáp ứng y tế của nước ta vẫn đảm bảo nên số tử vong ở mức độ rất thấp, cả 3 đợt dịch chỉ có tổng số 35 ca tử vong.
|
Bệnh nhân Covid-19 điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 1, TP Chí Linh, Hải Dương (ảnh chụp tháng 2/2021) - Ảnh: Phạm Công |
|
Nhân viên y tế TP Chí Linh (Hải Dương) trước giờ lên đường lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc diện rộng cho người dân - (ảnh chụp tháng 2/2021)- Ảnh: Thạch Thảo |
Suốt cả 3 đợt dịch, Việt Nam áp dụng triệt để 5 nguyên tắc chiến lược để phòng chống dịch là “ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch và điều trị hiệu quả”. Chính phủ đã chỉ đạo áp dụng các biện pháp ở mức cao hơn, sớm hơn so với khuyến cáo của WHO, kịp thời ban hành Chỉ thị số 15, 16 và 19 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm hướng dẫn các địa phương đáp ứng phù hợp với từng tình huống dịch bệnh.
Bộ Y tế nhận định thành công nhất trong giai đoạn này là áp dụng các biện pháp ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập, cách ly tập trung, khoanh vùng dập dịch, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong, được WHO và nhiều nước công nhận là biện pháp đúng đắn, hiệu quả.
Đặc biệt, ngay từ đầu, Chính phủ đã huy động lực lượng an ninh, quân đội thực hiện nhiệm vụ như cách ly tập trung, kiểm soát nhập cảnh trên các tuyến biên giới, hạn chế, tạm dừng nhập cảnh, tạm dừng cấp thị thực, hiệu lực giấy miễn thị thực. Bộ Y tế cũng đã chủ động xây dựng, đề xuất triển khai kế hoạch, kịch bản phòng chống dịch từ rất sớm, khi Covid-19 chưa xâm nhập vào Việt Nam và liên tục cập nhật theo thực tế diễn biến của dịch bệnh.
Trong suốt thời gian diễn ra các đợt dịch này, Việt Nam vẫn thực hiện được “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội. Năm 2020, Việt Nam là 1 trong 16 quốc gia có tăng trưởng dương, được nhân dân ủng hộ và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Đợt dịch thứ 4: dịch lan ra toàn quốc, số tử vong tăng nhanh
Đợt dịch này bắt đầu từ ngày 27/4/2021 và tới nay vẫn chưa dừng lại. Bộ Y tế công bố, kể từ khi dịch Covid-19 bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam đến hết ngày 24/1/2022, nước ta đã phát hiện tổng số 2.155.784 F0. Trong đó, có tới 2.149.095 F0 thuộc đợt dịch thứ tư (chiếm xấp xỉ 99,7%). 36.849 bệnh nhân Covid-19 đã tử vong trong giai đoạn này (số liệu tính tới hết ngày 24/1).
Đợt dịch khởi phát với đa nguồn lây, đa chủng, đa ổ bệnh và đã xâm nhập sâu trong cộng đồng, xuất hiện ở mọi lứa tuổi (bao gồm cả trẻ em), tấn công vào các khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở y tế, trường học, cơ quan hành chính, nhóm sinh hoạt tôn giáo... và tại các khu vực có mật độ dân cư cao, khiến số mắc tăng nhanh.
Đến cuối tháng 5/2021, dịch lây lan ra hơn 30 tỉnh, thành phố và bùng phát mạnh tại 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang; tấn công vào các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, nơi ở và sinh hoạt tập trung đông công nhân, cộng đồng dân cư nơi có công nhân lưu trú. Cuối tháng 6/2021, Bắc Ninh, Bắc Giang cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. Tuy nhiên, trong thời gian này tại Đà Nẵng, Hà Nội, TP.HCM và một số địa phương khác cũng ghi nhận các ca bệnh không rõ nguồn lây.
TP.HCM xuất hiện rải rác ca mắc mới từ cuối tháng 4/2021, đầu tháng 5/2021. Dịch bắt đầu bùng phát từ ngày 26/5/2021 với chùm ca bệnh nhóm truyền giáo Phục Hưng. Sau đó, số mắc tăng nhanh với hơn 20 chuỗi lây nhiễm trên toàn địa bàn.
Hàng ngàn người dân TP.HCM xếp hàng test nhanh Covid-19 (ảnh chụp tháng 7/2021) - Ảnh: Trương Thanh Tùng
Đến 31/5/2021, TP.HCM quyết định áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, riêng một số khu vực theo Chỉ thị 16. Nhưng trong hơn 1 tháng thực hiện giãn cách, dịch bệnh vẫn tiếp tục gia tăng và lan rộng. Ngày 9/7/2021, TP quyết định áp dụng Chỉ thị số 16 quy mô toàn TP. Thời gian này, tại các tỉnh trọng điểm kinh tế phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Long An và các tỉnh Bắc Trung Bộ, Tây Nam Bộ, dịch cũng bắt đầu lan nhanh.
Sau hơn 5 tháng xảy ra đợt dịch thứ 4, đến hết ngày 10/10/2011, Bộ Y tế đánh giá dịch đã cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc với 835.036 ca mắc tại cộng đồng ở 62 tỉnh, thành phố, trong đó có 20.520 ca tử vong (tỷ lệ tử vong/số mắc là 2,4%).
Theo đánh giá của Bộ Y tế, đợt dịch 4 có sự xuất hiện của biến chủng Delta lây lan nhanh, mạnh, diễn biến hết sức phức tạp, kéo dài trên nhiều địa phương khiến các ca lây nhiễm tăng nhanh trong thời gian ngắn, vượt hơn nhiều so với dự báo. Dịch bệnh đã tác động nghiêm trọng đến sinh mạng, sức khỏe, đời sống của nhân dân và ảnh hưởng sâu sắc mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước.
Đặc biệt, làm đình trệ hoạt động sản xuất, tác động tiêu cực đến việc làm, sinh kế, tâm lý nhân dân, nhất là người lao động, cộng đồng doanh nghiệp. Số nhiễm tăng nhanh trong thời gian ngắn cũng gây quá tải hệ thống y tế và làm tăng số tử vong, nhất là tại TP.HCM và một số tỉnh, thành phố phía Nam.
Ở giai đoạn đầu của đợt dịch 4, khi vắc xin Covid-19 chưa sẵn sàng, tỷ lệ bao phủ vắc xin chưa cao, nước ta tiếp tục duy trì áp dụng triệt để 5 nguyên tắc: “ngăn chăn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch và điều trị hiệu quả”. Chính phủ sớm đẩy mạnh chủ trương ngoại giao vắc xin, quyết định thành lập tổ công tác phụ trách vấn đề này. Kết quả, Việt Nam đạt được số lượng vắc xin “nhanh nhất và nhiều nhất có thể”.
Đến tháng 10/2021, khi lượng vắc xin về Việt Nam đã đảm bảo, sẵn sàng cho công tác tiêm chủng quy mô lớn nhằm đạt tỷ lệ bao phủ diện rộng, nước ta chuyển hướng sang chiến lược: “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, với giải pháp “5K+ vắc xin+ thuốc điều trị+công nghệ+ ý thức của nhân dân” cùng 3 trụ cột là xét nghiệm, cách ly, điều trị. Đồng thời, kết hợp hài hòa giữa “phòng ngự và tấn công” nhằm giảm tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc, nặng phải nhập viện và tử vong.
|
Tiêm vắc xin Covid-19 cho người dân TP.HCM - Ảnh: Trương Thanh Tùng |
Sau đó, qua thực tiễn tình hình và tham khảo ý kiến các chuyên gia, Chính phủ cùng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch thống nhất chuyển hướng từ “phòng ngự” sang “tấn công”. Phương châm là lấy xã, phường, thị trấn làm “pháo đài”; lấy người dân là “chiến sỹ”, trung tâm và chủ thể phòng chống dịch, kịp thời đưa dịch vụ y tế, an sinh xã hội đến gần dân nhất. Bên cạnh đó, tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ, chi viện kịp thời cho địa phương có dịch và có nguy cơ cao bùng phát dịch mạnh.
Bộ Y tế cho hay, so với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam là nước dân số đông, mật độ dân cư cao, thiếu vắc xin, nên phòng chống dịch hết sức khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực cao, chúng ta từng bước khống chế được dịch bệnh tại các tâm dịch TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An,…
Giai đoạn “thích ứng an toàn” và nguy cơ chủng Omicron lây lan diện rộng
Theo nhận định của Tổ chức Y tế thế giới và các nhà khoa học, dịch Covid-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trước năm 2023, có thể xuất hiện các chủng virus mới nguy hiểm hơn, làm cho dịch diễn biến phức tạp. khó lường. Tuy nhiên, việc bao phủ vắc xin, có thuốc điều trị giúp giảm số ca nặng, tử vong và giảm tỷ lệ mắc. Do vậy, đã có nhiều quốc gia thay đổi chiến lược ứng phó, từ cố gắng dập tắt dứt điểm sang sống chung an toàn với dịch.
Tại Việt Nam, ngày 11/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128, quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Sau khi khai mạnh mẽ công tác tiêm chủng và chuyển sang “thích ứng an toàn”, đến nay, nước ta ghi nhận thêm hơn 1,3 triệu ca mắc và trên 16.000 bệnh nhân tử vong (số liệu tính tới hết ngày 24/1/2022).
Bộ Y tế nhận định, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Tất cả các tỉnh, thành phố đều đã chuyển sang trạng thái “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Tuy nhiên, dịch vẫn diễn biến phức tạp với số nhiễm mới khoảng 15.000 ca/ngày tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước.
|
Các dịch vụ đã mở cửa trở lại sau khi chuyển trạng thái thích ứng an toàn - Ảnh: Phạm Hải |
Tới ngày 24/1, Việt Nam đã phát hiện 163 F0 nhiễm biến thể Omicron tại Hà Nội (14), Quảng Nam (27), TP.HCM (92), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (8), Khánh Hòa (11), Long An (1), Quảng Ninh (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Kiên Giang (2), Bình Dương (1).
Bộ Y tế thông tin, thời gian tới, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, kể cả do chủng Omicron và thậm chí sẽ có những biến thể mới khác ngoài Omicron. Bộ Y tế sẽ thường xuyên trao đổi với WHO để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này, trên cơ sở đó, đề xuất các phương án, biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, phù hợp, hiệu quả.
Được biết, tốc độ lây nhiễm của Omicron cao gấp 7 lần ở nhóm chưa tiêm chủng và gấp 3 lần ở nhóm đã tiêm vắc xin đầy đủ. Nếu số ca mắc tăng nhanh, hệ thống y tế có thể đứng trước nguy cơ quá tải. "Bộ Y tế lo ngại về sự bùng phát đợt dịch trong thời gian tới nên đòi hỏi phải có biện pháp nỗ lực hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2022, tổ chức sáng 20/1.
Trước nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến thể Omicron, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cũng đã chỉ đạo triển khai hàng loạt biện pháp nhằm phát hiện sớm, ứng phó kịp thời, trong đó tăng cường giám sát, quản lý trường hợp nhập cảnh, đặc biệt là người đến/đi về từ các quốc gia, khu vực đã ghi nhận biến thể mới.
Nguyễn Liên
TP.HCM có số mắc thấp kỷ lục với 97 ca Covid-19 mới, 2 ca tử vong
Lần đầu tiên sau nửa năm chống dịch Covid-19, TP.HCM ghi nhận số ca mắc mới và tử vong trong ngày đều ở mức thấp kỷ lục.
" alt="4 đợt dịch Covid"/>
4 đợt dịch Covid