Netbook không còn xa lạ với nhiều người. Nói đến netbook, người ta nghĩ đến những chiếc laptop có màn hình nhỏ bé, khoảng 10 inch; tính năng khiêm tốn, đơn giá thường thấp khoảng 300 USD. Nhưng tại Triển lãm hàng điện tử tiêu dùng quốc tế (CES 2009) khai mạc chính thức vào ngày 8/1/2009 tại Las Vegas, các nhà sản xuất đã giới thiệu một loạt các thiết bị netbook có hình dáng, kích thước và giá cả khác nhau - từ những mẫu máy có giá chưa đến 200 USD đến những mẫu máy mini cao cấp có giá hơn 1.000 USD, chức năng đa dạng, vừa là điện thoại, vừa là thiết bị truy cập web, vừa là chiếc máy nghe nhạc.
Nhiều mẫu máy ra đời sẽ là tin tốt lành cho những người tiêu dùng đang muốn săn tìm một chiếc netbook. Cứ năm người lại có một người dự định mua máy tính mới trong năm 2009. Đặc biệt, họ cho biết sẽ đầu tư ít tiền hơn cho chiếc PC mới do điều kiện kinh tế khó khăn, theo khảo sát hồi tháng 11/2008 của hãng nghiên cứu Forrester Research. Dự đoán sẽ có khoảng 21 triệu netbook được bán ra trong năm 2009, tăng so với mức 11 triệu của năm 2008, theo hãng nghiên cứu IDC. Tuy nhiên, trong khi người tiêu dùng được lựa chọn nhiều thì nhà sản xuất lại gặp khó khăn vì cạnh tranh gay gắt và một phần do người mua thường chọn những mẫu máy giá rẻ.
Lấn sân cả điện thoại thông minh
Những chiếc netbook đã và sắp ra đời sẽ có thêm nhiều tính năng mới của ĐTDĐ như thoại, nghe nhạc giải trí. Nhiều người dự đoán nhà sản xuất netbook có thể sẽ “ăn” vào miếng bánh của thị trường điện thoại thông minh, thiết bị hệ thống định vị toàn cầu và cả máy nghe nhạc kỹ thuật số. "Tôi có thể nhận ra những chiếc netbook nhỏ bé ngày càng xâm lấn đất của máy nghe nhạc", Pat Moorhead, phó giám đốc marketing cấp cao của hãng sản xuất chip Advanced Micro Devices (AMD), nói, "thay vì bỏ ra 399 USD để mua máy nghe nhạc, người tiêu dùng có thể mua một chiếc netbook".
Định nghĩa netbook có thể sẽ trở nên rắc rối, khó khăn. Ngày 5/1 vừa qua, nhà sản xuất chip ĐTDĐ Freescale giới thiệu một bộ vi xử lý mới có thể chạy trong những chiếc netbook dưới 200 USD. Dự kiến, bộ vi xử lý này sẽ được ứng dụng vào mùa Giáng sinh 2009. Bên cạnh đó, lại có những netbook đầy đủ chức năng hơn, giá đắt hơn. Điển hình như trong cùng ngày 5/1, Lenovo tung ra phiên bản mới của netbook Ideapad S10, có khả năng nhận dạng khuôn mặt. Những hãng khác lại tung ra loại netbook cho phép người dùng kết nối Internet dùng Wi -Fi hoặc thậm chí là mạng lưới của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động như AT &T. "Những khả năng này sẽ thu hút người dùng điện thoại thông minh", Luis Pineda, một phó giám đốc cấp cao của hãng sản xuất chip Qualcomm, nói. Qualcomm cũng sản xuất chip dùng trong netbook. "Với netbook, cuộc chơi đang nhiều thay đổi".
Netbook cảm ứng sẽ lên ngôi?
" alt=""/>“Đánh bạc” với Netbook tại Las Vegas“Đại gia game” nói gì?
Tại Hội thảo về game online diễn ra tại TP.HCM cuối tháng 2 vừa qua, nổi lên vấn đề “nóng” xoay quanh chuyện công nhận tài sản ảo.
Hẳn nhiều người còn nhớ năm 2008, giới chơi game online và các phương tiện truyền thông cả nước phải “chấn động” khi hay tin đại gia Phạm Trường Sơn, Giám đốc công ty kinh doanh đồ ảo Market4gamer đã mạnh tay chi số tiền 1,8 tỷ đồng mua lại 2 tài khoản game của game thủ Hắc Điểu - một đại gia khác trong làng game Việt. Khi trao đổi với đại gia này anh cho biết: “Với danh tiếng của 2 tài khoản đó, tôi sẵn sàng trả 1,8 tỉ chỉ vì mê ‘hàng khủng’…”. Câu trả lời của Phạm Trường Sơn là câu trả lời chung cho tất cả những người đam mê đồ ảo trong game. Nếu như các chuyên gia đang tranh cãi về việc công nhận hay không công nhận tài sản ảo, thì những game thủ lại không mấy quan tâm đến vấn đề đó.
Anh Nguyễn Thanh Hùng - Bang chủ một bang lớn trong game Võ Lâm Truyền Kỳ 1 ở server Lương Sơn, hiện đang sống tại TP.HCM bộc bạch: “Nhân vật Đường Môn của tôi hiện đang thuộc top 10 cao thủ của server và số tiền tôi đầu tư vào nó đã hơn 700 triệu, từ sắm đồ hoàng kim, “ăn” event, nạp thẻ… Tôi chi nhiều như vậy đơn giản chỉ vì muốn khẳng định vị thế cho nhân vật. Có thể sau này game đóng cửa mình sẽ mất hết, nhưng không quan trọng chuyện đó lắm, giờ cứ chơi đã”.
![]() |
Vật phẩm ảo "Ngựa Phiên vũ" trong game Võ Lâm Truyền kỳ I này đang được bán đấu giá với mức giá khởi điểm 29 triệu đồng |
Cùng quan điểm với anh Hùng, một game thủ ở server Vu Sơn (game Võ Lâm Truyền Kỳ I) (xin được giấu tên), đang chơi nhân vật Nga My “khủng” của server này cho biết: “Tôi không tiếc khi đã trang bị cho các nhân vật game của mình đến nay gần 2 tỉ đồng. Gần đây tôi có nghe nói chuyện bảo hộ tài sản ảo trong nước nhưng với tôi lại không quan trọng. Nếu game đóng cửa thì chấp nhận mất tất cả. Cái quan trọng là giải trí, nhân vật trong cộng đồng game của mình được nhiều người biết đến là vui rồi”.
" alt=""/>Game thủ nói gì về tài sản ảo?