Theo con số dự đoán từ Bộ Tài chính, việc giảm thuế suất ATIGA xuống 0% đối với xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ ASEAN có tác động đến việc giảm thu thuế nhập khẩu.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc từ ASEAN năm 2016 đạt 38.000 xe, trong đó tập trung chủ yếu vào các dòng xe bán tải (pick up) đạt khoảng 27.000 xe/năm, ô tô con chủ yếu là xe dưới 4 chỗ khoảng 7.600 xe/năm (dung tích xi-lanh dưới 1500cc, thương hiệu Suzuki, Mitsubisi, Toyota từ Thái Lan), ô tô tải nhẹ khoảng 3.500 xe/năm (trong đó xe tải dưới 5 tấn là 2.300 xe). Tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu năm 2016 so với năm 2015 của xe dưới 9 chỗ là 47% (về lượng) và 53% (về trị giá); xe tải dưới 5 tấn là 31% (về lượng) và 42% (về trị giá).
Từ năm 2018, khi thuế nhập khẩu đối với xe con giảm từ 30% xuống 0%, xe tải nhẹ và xe pick up giảm từ mức 5% xuống 0% thì dự kiến tỷ lệ tăng trưởng NK đối với dòng xe dưới 9 chỗ sẽ tăng trên 40%/năm và dòng xe tải dưới 5 tấn (bao gồm cả xe pick up) là 30%.
Theo đó, dự kiến số thu thuế nhập khẩu đối với xe ô tô nguyên chiếc từ ASEAN dự kiến giảm hàng năm tương ứng như sau: xe dưới 9 chỗ giảm cho giai đoạn 2018 – 2022 là 13.069 tỷ đồng, xe tải dưới 5 tấn và xe pickup là 9.187 tỷ đồng. Tổng giai đoạn 2018-2022 cho cả 2 nhóm xe chở người dưới 9 chỗ và xe tải dưới 5 tấn (bao gồm cả xe pickup) là 22.256 tỷ đồng.
Như vậy, số thu thuế nhập khẩu đối với xe ô tô nguyên chiếc cũng sẽ giảm khoảng 22.256 tỷ đồng trong 5 năm (từ 2018-2022) do tác động của việc thực hiện cam kết trong Hiệp định ATIGA (thuế suất thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ ASEAN giảm từ 30% và 5% xuống 0%).
" alt=""/>Miễn thuế xe nhập từ ASEAN có thể khiến ngân sách giảm thu hàng chục nghìn tỷĐại diện Trung tâm Đào tạo quốc tế của PTIT cũng cho hay, chương trình đào tạo chất lượng cao ngành CNTT được thiết kế trên cơ sở chương trình chuẩn của chương trình đào tạo đại học ngành CNTT của Học viện và được bổ sung một số học phần tiếng Anh (có khoảng 20 - 30% số tín chỉ của chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Anh), kết hợp với đội ngũ giảng viên có trình độ cao và phương pháp giảng dạy hiện đại nhằm tăng cường, nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ tiếng Anh và các kỹ năng mềm để giúp sinh viên có khả năng đáp ứng, thích ứng cao với yêu cầu của thị trường lao động và thời đại công nghiệp 4.0.
Theo đó, bên cạnh việc được hưởng đầy đủ quyền lợi của sinh viên đại học chính quy của Học viện, các sinh viên trúng tuyển vào chương trình đào tạo chất lượng cao ngành CNTT tại PTIT còn có thêm nhiều quyền lợi khác về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất cũng như những chính sách ưu đãi khác.
Đơn cử như, về đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất, các lớp chất lượng cao ngành CNTT của Học viện được các Giáo sư, Giảng viên, Chuyên gia có trình độ, năng lực chuyên môn cao giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu, học tập và tham gia các dự án thực tế gắn với chuyên môn đào tạo. Cùng với đó, với sĩ số lớp nhỏ, các lớp chất lượng cao ngành CNTT có phòng học, giảng đường; phòng thí nghiệm thực hành; phòng tự học, thư viện và hệ thống học liệu... được trang bị đầy đủ tiện nghi và được hỗ trợ, phục vụ một cách tốt nhất.
Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên các lớp chất lượng cao ngành CNTT của PTIT còn được chuyển tiếp học tập sang các trường đại học nước ngoài mà Học viện có quan hệ liên kết đào tạo khi sinh viên có nguyện vọng và đáp ứng được các điều kiện chuyển tiếp học đại học. Những sinh viên các lớp chất lượng cao ngành CNTT của PTIT khi tốt nghiệp, được cấp kỹ sư CNTT, sẽ được ưu tiên giới thiệu việc làm hoặc chuyển tiếp học tập ở các bậc đào tạo cao hơn.
" alt=""/>Nhiều sinh viên lớp chất lượng cao ngành CNTT của PTIT có việc làm từ năm thứ 3