Khi khoảng thời gian điều chỉnh nguyện vọng sắp hết,ãtrườngmãngànhĐạihọcSưphạlịch.âm Đại học Sư phạm TP.HCM là một trong những trường được thí sinh ở khu vực phía Nam quan tâm cân nhắc nhiều nhất. Điều lưu ý là khi điều chỉnh nguyện vọng thí sinh cần ghi đúng mã trường, mã ngành, nhóm ngành, mã tổ hợp xét tuyển theo quy định của trường (xem hướng dẫn tra mã trường, mã ngành ở đây); tránh ghi không đúng để không được hệ thống chấp nhận và bị loại.
Ví dụ thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào Đại học Sư phạm TP.HCM cần điền đúng mã trường là SPS. Đại học Sư phạm TP.HCM có những ngành đáng chú ý như ngành Sư phạm Tin học với mã ngành 7140210 đối với những bạn muốn được đào tạo trở thành giáo viên, hoặc ngành CNTT với mã ngành 7480201....
Như đã biết từ 19/7 đến 26/7, thí sinh thi THPT quốc gia 2018 đã có thể thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển Đại học theo phương thức trực tuyến. Và cũng trong thời gian này từ 19/7 đến 28/7, thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tiếp ở điểm tiếp nhận hồ sơ bằng phiếu điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
Về các bước điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến online thì ICTnews đã có hướng dẫn ở đây, và hướng dẫn cách ghi phiếu điều chỉnh nguyện vọng để nộp trực tiếp ở đây. Mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng một lần duy nhất trong thời gian quy định và chỉ được sử dụng một trong hai phương thức: trực tuyến hoặc bằng Phiếu điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
Trước 17h ngày 30/7 thí sinh còn có thể kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển và đề nghị điều chỉnh sai sót nếu có. Nhưng thực tế việc ghi đúng chuẩn thông tin trong phiếu đăng ký ngay từ đầu vẫn rất cần thiết, tránh sai sót không đáng có cần phải sửa đổi.
Hiện Facebook vẫn bán quảng cáo cho những trang lừa đảo này.
Theo phản ảnh của nhiều người mua hàng trong một nhóm cộng đồng, trang Hieu Mobile đăng tải hình ảnh đồng hồ có tên Apple Watch với giá 400.000 đồng nhưng giảm còn 250.000 đồng. Theo lời chủ shop đăng tải, với mức giá này, người mua sẽ nhận được mẫu đồng hồ nhái 1:1 với Apple Watch. Đồng hồ sẽ đi kèm những chức năng như nghe nhận cuộc gọi, xem Facebook, đo nhịp tim, định vị, lướt web…
“Với giá 250.000 đồng, tôi chỉ mong sản phẩm có hình dáng như shop quảng cáo chứ không mong các tính năng phải quá nhiều. Thế nhưng khi nhận được sản phẩm, nó không khác gì đồ chơi con nít với đèn đỏ chớp tắt”, tài khoản Facebook Long Phạm, người đã mua hàng của shop Hieu Mobile cho biết.
Đây là sản phẩm người dùng thực nhận với mức giá 250.000 đồng.
Ngoài fanpage Hieu Mobile, người dùng Facebook còn phát hiện hàng loạt trang khác cùng chiêu thức lừa đảo như Hieu Mobile như Mỹ Anh Apple, Phụ kiện thời trang phái đẹp… Những trang này vẫn tiếp tục mua quảng cáo Facebook bất chấp người dùng báo cáo.
“Những trang này đi kèm địa chỉ tại Hà Nội nhưng khi chúng tôi tìm đến để đòi lại công bằng thì chỉ là một quán nước chứ không có shop nào cả” ông Long nói thêm.
Cũng theo ông Long, những số điện thoại của các trang bán “Apple Watch 250.000 đồng này đều là SIM rác.
Ngày 2/8, trong vai người mua, phóng viên Zing.vnliên hệ với shop Hieu Mobile để mua thử sản phẩm Apple Watch giá 400.000 đồng. Theo chủ shop, vì đang trong đợt khuyến mãi, sản phẩm chỉ còn 250.000 đồng. Đồng thời, chủ shop Hieu Mobile cũng gửi kèm hình ảnh sản phẩm không khác gì Apple Watch chính hãng với mặt lưng có bộ cảm biến nhịp tim. Khi được yêu cầu gửi video sản phẩm, phía cửa hàng cho biết Facebook đã bị lỗi.
Bên cạnh đó, shop Hieu Mobile yêu cầu người mua phải đặt cọc mới bắt đầu giao hàng. “Quy định của shop mua một chiếc phải đặt cọc thẻ cào 20.000 đồng. Vì hàng đang không đủ nên ai muốn đặt một cái phải đặt cọc trước ạ”, shop Hieu Mobile yêu cầu.
Hình ảnh đồng hồ Apple Watch 250.000 đồng được shop Hieu Mobile quảng cáo.
Để đảm bảo mặt hàng nhận được giống hình, phóng viên yêu cầu người bán vận chuyển theo hình thức thanh toán tiền mặt khi xem hàng (COD). Tuy vậy, shop Hieu Mobile cho rằng COD sẽ làm tăng giá vận chuyển. Bên cạnh đó, phía cửa hàng đã kiểm tra rất kỹ trước khi gửi đi nên khách hàng “không phải lo”. “Nếu sai hoặc nhầm shop có hỗ trợ đổi hàng trong vòng 7 ngày”, trang Hieu Mobile nói.
Khi phóng viên kiên quyết chọn hình thức xem hàng mới thanh toán, shop yêu cầu “đặt cọc” thẻ cào điện thoại 50.000 đồng tiền COD.
“Sở dĩ phải làm như vậy là bởi hàng hóa kém chất lượng nên tỷ lệ hoàn đơn cao, buộc shop phải lấy tiền ship trước”, Lê Minh Hiệp, người bán hàng online chuyên nghiệp tại Đồng Nai cho biết.
“Chiếc đồng hồ điện tử mà shop Hieu Mobile chuyển đến hoàn toàn không giống hình quảng cáo. Sản phẩm này bán đầy ở chợ giá chỉ 25.000 đồng thôi’, Quang Trí, một người mua hàng ngụ quận Thanh Xuân, Hà Nội bức xúc.
Theo lời quảng cáo, mẫu Apple Watch nhái này có khả năng nghe, gọi, lướt web... Tuy vậy, món hàng thực nhận chỉ có bóng LED chớp đỏ "như đồ chơi".
Theo fanpage Công an TP Hà Nội, thông tin đã được ban quản trị chuyển đến Công an quận Long Biên kiểm tra, xử lý. “Qua kiểm tra, các lực lượng chức năng xác định đường Nguyễn Văn Cừ chỉ đến số nhà 720, không có số nhà 724 hoặc 728 và không có cửa hàng nào là “Hieu Mobile”. Theo Công an phường Gia Thụy, có một số người tìm đến khu vực số nhà 720 Nguyễn Văn Cừ hỏi thăm về cửa hàng “Hieu Mobile” và cho biết bị lừa mua hàng không đúng quảng cáo trên mạng Internet”, trang Facebook đã xác thực của công an Hà Nội thông báo.
Cũng theo trang này, hiện Công an quận Long Biên đang tiếp tục xác minh, làm rõ sự việc và phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. “Ai có thông tin về các đối tượng lừa đảo liên quan “Hieu Mobile”, đề nghị cung cấp cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc qua Facebook “Công an thành phố Hà Nội”, quản trị viên fanpage này viết.
" alt="Mua Apple Watch 250.000, nhận đồng hồ đồ chơi tại Hà Nội"/>
Cách đây hơn nửa năm, iPhone khóa mạng được rất nhiều người dùng săn đón vì mức giá rẻ.
Tuy nhiên, không lâu sau, Apple đã liên tục chặn những chiếc SIM ghép khiến máy không thể kích hoạt để sử dụng như trước. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, Apple đã chặn 6 phiên bản SIM ghép khác nhau.
Người dùng cũng không thể nâng cấp phần mềm, tháo SIM hay cài lại cài đặt gốc nếu không muốn biến chiếc iPhone đang sử dụng trở thành "cục gạch". Cửa hàng cũng chỉ có thể hỗ trợ người dùng nâng cấp SIM ghép miễn phí, ngoài ra không có cách nào khắc phục triệt để các lỗi phát sinh.
Chủ nhân của những chiếc iPhone khóa mạng là người chịu nhiều thiệt thòi nhất khi bị rơi vào tình huống éo le dùng cũng không được mà bán đi chẳng ai mua.
Anh Nguyễn Nhật Anh, sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ "nửa năm trước thấy nhiều người dùng máy khóa mạng không gặp vấn đề gì mà lại có thể tiết kiệm được gần 2 triệu nên mình cũng mua một chiếc iPhone 6S về dùng".
Anh cho biết thời gian đầu máy sử dụng cũng rất tốt. Nhưng sau khi SIM ghép bị chặn, iPhone của anh gần như không thể sử dụng ổn định như trước. Anh liên tục nhận tin ghép bị chặn và phải chờ sự hỗ trợ từ cửa hàng để sửa lỗi, tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Tuy nhiên, sau khi Apple liên tục chặn SIM ghép, người dùng đã quay lưng lại với loại hàng này.
Vì quá chán với cảnh suốt ngày phải chờ sửa lỗi nên anh đã cố gắng bán lại cho người khác. Dù rao bán với mức giá rất rẻ nhưng cũng không ai dám mua vì ngại gặp phải những rắc rối khi sử dụng.
"Mình phải mua tạm một chiếc điện thoại "cục gạch" khác để nghe gọi. Còn chiếc iPhone 6S khóa mạng dùng lướt web hoặc xem phim ở nhà vì giờ bán cũng không ai mua", anh cho biết thêm.
iPhone khóa mạng thực sự đã gây ra không ít rắc rối cho người dùng. Dù ban đầu có thể tiết kiệm được một khoản tiền nhưng với những trải nghiệm tồi tệ mà máy mang lại thì điều đó hoàn toàn không xứng đáng.
Anh Bùi Đức Thanh, nhân viên văn phòng tại Hà Nội chia sẻ "cũng khá tiếc khi chiếc iPhone 6S Plus khóa mạng mà mình mua cách đây 1 năm không dùng được nữa. Nhưng bản thân mình cũng xác định trước sẽ có ngày này rồi nên coi như đây là bài học, không ham của rẻ mà rước phiền phức vào thân".
Cả người bán lẫn người mua đều tỏ ra mệt mỏi và mất dần niềm tin vào dòng sản phẩm này.
Hiện tại, mức giá của iPhone khóa mạng đã giảm kịch sàn. Thậm chí, iPhone 6 khóa mạng chỉ có giá hơn 2 triệu đồng cho bản 16 GB, giảm gần nửa giá so với cách đây 4 tháng. iPhone 7 Plus bản khóa mạng cũng giảm mạnh chỉ còn hơn 7 triệu đồng.
Tuy nhiên, loại hàng này không còn sức hấp dẫn như trước mà thay vào đó, người dùng đã chuyển hướng sang lựa chọn máy quốc tế dù có mức giá cao hơn nhưng yên tâm hơn khi sử dụng.
Anh Quang Trung cho hay các cửa hàng bên anh đã ngừng kinh doanh mặt hàng iPhone khóa mạng cách đây nửa năm khi SIM ghép bắt đầu có dấu hiệu liên tục bị chặn.
Có thể thấy, cả người bán và người mua đều tỏ ra mệt mỏi, mất niềm tin với những chiếc iPhone khóa mạng. Yếu tố “rẻ” trên sản phẩm này hiện không còn xứng đáng để đánh đổi lấy sự “ngon, bổ” mà là sự phức tạp và cảm giác thiếu tin tưởng khi sử dụng.
" alt="Nhiều người dở khóc dở cười vì iPhone khóa mạng"/>