Nhận định Espanyol vs Valladolid 19h00, 02/03 (VĐQG Tây Ban Nha)

Thời sự 2025-01-18 14:41:40 1
ậnđịnhEspanyolvsValladolidhVĐQGTâkq premier league   NGỌC ANH - 02/03/2019 05:54  Tây Ban Nha
本文地址:http://game.tour-time.com/html/78a399229.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

Đằng sau những lời đùa tưởng như vô thưởng vô phạt như vậy, liệu có thật sự vô hại?

Chuyên gia Nguyễn Phương Mai đã chia sẻ và chỉ ra những vấn đề đằng sau một câu đùa hay cử chỉ tưởng như rất đơn giản. Đó là sự bình thường hóa những suy nghĩ nhạy cảm với trẻ em, cũng là việc cố tình bày tỏ tình cảm khi không nhận được sự đồng thuận của trẻ nhỏ. Hiểu cơ bản, đó là cách chúng ta lấy những lời trêu đùa thân mật để biến trẻ nhỏ thành những đối tượng của những ý niệm người lớn.

Câu chuyện trên sẽ lắng xuống theo dòng thông tin trên truyền thông. Tuy nhiên, vấn đề đằng sau đó không nằm ở một câu đùa cá nhân. Những suy nghĩ nhạy cảm với trẻ nhỏ - ngụy trang dưới những câu đùa, là một vấn đề tồn tại từ lâu trong văn hóa đại chúng. “Lớn nhanh lên chị đợi”, “con bé này kháu thế, lớn lên chắc khối người yêu”, “em mày xinh thế, mai sau cho tao làm em dâu mày nhé”... là những câu đùa mỗi người từng bắt gặp đâu đó trong cuộc sống, với nội dung hướng tới trẻ nhỏ.

Chúng ta phẫn nộ tột độ khi thấy những bức hình nhạy cảm trẻ em bị đăng tải lên mạng, lên án và kêu gọi công lý trừng phạt những kẻ ấu dâm - nhưng có thể xuề xòa cho qua những câu đùa mang ý niệm nhạy cảm tiềm tàng, hay thậm chí thích thú khi thấy hình ảnh trẻ em với những lớp make-up dày, đi giày cao gót, mặc trang phục đi biển. Điều đập vào mắt nhiều người khi thấy một học sinh lớp 7 trên truyền hình - đáng buồn thay lại là ngoại hình của em như một gợi mở về câu chuyện tình dục.

Những hành động tưởng như rất đơn giản ấy, như từ lời đùa cợt cho tới hình ảnh trẻ xuất hiện trong các quảng cáo, cuộc thi ẩn chứa nhiều vấn đề.

Thứ nhất, tư tưởng đó nếu không thay đổi kịp thời sẽ được coi như một điều hiển nhiên trong xã hội.

Thứ hai, nó ảnh hưởng tới cách trẻ em nhìn nhận bản thân, đặc biệt với các bé gái.

Điều khiến nhiều người lo ngại trong những câu nói đùa như vậy cũng như những hình thức khác là nỗi lo các em nhỏ, đặc biệt là những bé gái, sẽ có sự nhìn nhận sai lệch về vai trò của mình trong các mối quan hệ, từ gia đình cho tới người quen. Trong giai đoạn phát triển non nớt đầy nhạy cảm, các bé lại được đưa vào đầu những ý niệm về tình yêu nam nữ với chính người thân? Hay suy nghĩ rằng có một cô chú nào đó đang “đặc biệt” để ý đến mình theo cái cách của một người đang yêu. Đó không hề là những cảm xúc và suy nghĩ tích cực, đơn giản để được các bé tiếp nhận như những câu đùa đơn thuần.

Khi nhìn rộng hơn, nhiều người cũng đặt ra các câu hỏi mang tính vĩ mô: Liệu những trò đùa công khai trên truyền hình nói riêng và hình ảnh trẻ nhỏ trên truyền thông có làm thay đổi cách chúng ta nhìn nhận trẻ con không? Trẻ nhỏ có dễ trở thành đối tượng bị đưa ra để đánh giá, cân đong đo đếm về “ngoại hình”?

Trong những lời đùa cợt hồn nhiên của người lớn, tính chủ thể của trẻ nhỏ vô tình bị tước đoạt khi đi cùng với những câu đùa luôn là sự bào chữa “trẻ con không hiểu gì đâu?”. Thứ nhất, trẻ con đã có những nhận thức về giới từ khi còn nhỏ và tại nước ngoài, việc chia sẻ các kiến thức về giới, tình dục cho trẻ được phân cấp từ đơn giản đến phức tạp theo từng độ tuổi.

Thứ hai, việc trẻ không biết không có nghĩa người lớn được thực hiện những hành vi đùa cợt thiếu tôn trọng và không có sự đồng thuận của trẻ, dù trên không gian mạng. Cảm xúc của trẻ hay những suy nghĩ có thể in hằn trong đầu các em là điều không ai nghĩ tới với những câu đùa trong khi trẻ nhỏ đang trong độ tuổi quan sát thế giới và hình thành khái niệm, suy nghĩ, tính cách trong đầu.

Ở Việt Nam, trong khi khái niệm “đồng thuận” vẫn còn là một điều xa lạ; đồng thuận với trẻ nhỏ lại là thực hành không mấy người biết hay thực hiện. Từ những điều đơn giản như hôn má, hôn môi cho đến những điều có thể để lại hậu quả như đăng một bức hình con đang tắm lên mạng xã hội và khen đáng yêu, chúng ta dường như đã bỏ quên khái niệm sự đồng thuận với trẻ.

Sẽ có nhiều người lên tiếng rằng, quan điểm này mang theo những suy nghĩ nghe quá to tát, giáo điều trong khi đơn giản những người trưởng thành ấy chỉ muốn thể hiện tình cảm với trẻ nhỏ thông qua lời đùa cợt. Tuy nhiên, những tác động về tinh thần, cảm xúc hay tâm lý là điều không thể đo lường luôn ở hiện tại. Không ai biết chính xác lũ trẻ lớn lên với lời đùa cợt như vậy sẽ nghĩ gì, hành xử ra sao, thay đổi tâm lý như nào… nhưng tác động là không thể phủ nhận.

Chắc chắn rằng, không ai muốn con mình lớn lên với mặc cảm về ngoại hình, luôn nghĩ bản thân như một thực thể được quan tâm vì tình cảm nam nữ, hay trở thành đối tượng miễn cưỡng của những trò đùa, những nụ hôn vô duyên đến từ người lớn.

Theo Phụ nữ Việt Nam

">

Đã đến lúc ngừng nói đùa: 'Lớn nhanh lên cô, chú đợi'

Sau 10 năm kết hôn, bác sĩ Thanh Vân (35 tuổi - Hải Phòng) cay đắng phát hiện mối tình vụng trộm của chồng và người phụ nữ khác.

Từ ngày chuyện vỡ lở, anh Thắng, chồng chị, công khai ngoại tình, đánh đập vợ con.

Anh đi cả tuần mới về nhà, lần nào về cũng để lại trên người vợ những vết thâm tím. Chuỗi ngày bị chồng bạo hành cả thể xác lẫn tinh thần khiến chị tàn tạ.

Mặc dù vợ chồng ly thân, chị Vân vẫn níu kéo, cố gắng giữ bố cho các con.

{keywords}
Luật sư Trần Xuân Tiền.

Anh Thắng sở hữu một khách sạn và 2 ô tô kinh doanh vận tải hành khách. Trước kia, việc giữ tiền và sổ sách do chị Vân quản lý. Hai vợ chồng mâu thuẫn, anh Thắng tự đảm nhiệm công việc này.

Bữa cơm đầm ấm ngày nào giờ chỉ còn 3 mẹ con chị. Trong thời gian này, nhân tình sinh cho anh Thắng người con trai. 

Nhờ người quen, chị lấy mẫu tóc của đứa bé mang đi giám định ADN. Kết quả, đứa trẻ chính là con riêng của chồng chị. Chị tuyên bố đã có chứng cứ kiện chồng ra tòa vì vi phạm luật Hôn nhân và Gia đình.

Người chồng và nhân tình quay ra đe dọa chị. Nhiều lần nhân tình của chồng còn tìm đến nhà ghen ngược. Gần 2 năm sau, anh Thắng đơn phương ly hôn, gửi đơn ra tòa.

Người từng đầu ấp, tay gối nhẫn tâm đẩy chị ra đường với hai bàn tay trắng. Chị Vân lâm vào cảnh đấu đá, tranh giành tài sản, con cái với chồng.

Anh đề nghị tòa chỉ giải quyết quyền nuôi con, còn tài sản gồm căn nhà 3 tầng nằm trên diện tích đất 150 m2 và toàn bộ tải sản đều đứng tên bố mẹ anh, chị Vân không có quyền đòi chia.

Bố mẹ anh Thắng bênh con trai, xúi giục cháu hỗn láo, xa lánh mẹ. 

Trong cảnh cùng cực, chị quyết định nhờ luật sư Trần Xuân Tiền (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) hỗ trợ pháp lý.

“Người phụ nữ đó ăn nói nhỏ nhẹ, tâm lý có phần yếu đuối. Nói chuyện với tôi, thỉnh thoảng Vân lại nghẹn lời khi nhắc đến kỷ niệm cũ”.

Qua thụ lý vụ án, luật sư Tiền nhận thấy vụ án có nhiều tình tiết phức tạp. Về mặt pháp lý, mảnh đất chị Vân và chồng xây nhà đứng tên bố mẹ chồng. Ngày mới cưới, ông bà tuyên bố cho vợ chồng con trai nhưng chỉ nói miệng, chị Vân và chồng dựng nhà cấp 4 ở.

Quá trình chung sống hạnh phúc, gia đình thuận hòa, chị Vân chưa bao giờ nghĩ đến việc nhắc bố mẹ chồng sang tên đất cho vợ chồng mình. Cuộc sống khấm khá, chị tiến hành xây căn nhà 3 tầng.

“Trước đây, tôi từng gặp trường hợp tương tự như chị Vân. Vợ chồng xây nhà trên đất của bố mẹ chồng.

Khi ly hôn, tòa công nhận đất là tài sản của bố mẹ, còn căn nhà được chia theo hướng, hai vợ chồng mỗi người một nửa.

Người chồng có trách nhiệm thanh toán một số tiền, tương ứng với công sức đóng góp, xây dựng ngôi nhà người vợ bỏ ra”, luật sư Tiền kể.

“Vụ án ly hôn của họ đến nay vẫn chưa có hồi kết. Trong những vụ việc như thế này, rất đáng buồn người phụ nữ luôn là thiệt thòi nhất.

Lúc vui vẻ, chẳng ai mang hạnh phúc ra để tính toán. Tuy nhiên, chính sự tin tưởng đó mà nhiều phụ nữ rơi vào tình cảnh bế tắc như trường hợp chị Vân”, vị luật sư nói.

Bi kịch của cô lễ tân xinh đẹp bỏ người yêu nghèo, lấy chồng đại gia

Bi kịch của cô lễ tân xinh đẹp bỏ người yêu nghèo, lấy chồng đại gia

Trong đơn ly hôn, người phụ nữ chỉ xin được nuôi con và không cần bất cứ trợ giúp nào từ người chồng giàu có.

">

Hôn nhân bi kịch của nữ bác sĩ với ông chủ khách sạn giàu có

Nhận định, soi kèo Jeddah vs Al Bukayriyah, 22h40 ngày 15/1: Chủ nhà hụt hơi

z6043590133388 d2278797a819910ef296e1fe72242b59 65724.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ tại buổi gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ảnh: Trần Hiệp

Tổng Bí thư Tô Lâm cho hay, bên cạnh những kết quả đạt được, thẳng thắn nhìn nhận, đổi mới giáo dục, đào tạo tuy đã triển khai hàng chục năm nhưng cơ bản chưa tạo chuyển biến mạnh mẽ, chưa thật sự chuyển biến về chất và chưa đáp ứng kỳ vọng. 

“Nhân lực vẫn là một trong ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay. Một số hạn chế của giáo dục, đào tạo kéo dài nhiều năm chưa giải quyết dứt điểm", Tổng Bí thư nói. Đó là các vấn đề: Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chưa đồng bộ, thiếu tính hệ thống, còn lúng túng. Chất lượng giáo dục ở các cấp học còn hạn chế; giáo dục đại học vẫn tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới; “nặng” về lý thuyết, “nhẹ” về thực hành; chưa gắn kết chặt giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu thị trường.

IMG_20241118_155624.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Lao động Hạng Ba cho Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Trần Hiệp

Hàng chục nghìn cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm, hoặc làm không đúng nghề nghiệp được đào tạo. Điều này không chỉ gây ra lãng phí lớn, mà còn phản ánh rõ nét hạn chế của giáo dục đào tạo. Phương pháp giáo dục chưa phát huy được sự tích cực, sáng tạo của người học, chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng và phẩm chất cho người học...

Bên cạnh đó, đội ngũ nhà giáo còn thiếu về số lượng, một bộ phận yếu về năng lực chuyên môn, chưa tích cực đổi mới, một bộ phận nhỏ vẫn còn có biểu hiện vi phạm đạo đức gây ảnh hưởng xấu trong dư luận. 

Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo chưa tương xứng với yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, trong khi xã hội hoá các nguồn lực đầu tư còn gặp nhiều khó khăn.

Theo Tổng Bí thư, cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực quyết định cơ hội phát triển của mỗi nước.

Để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên vươn mình, kỷ nguyên giàu mạnh, nhân lực chất lượng cao tiếp tục được Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII xác định là đột phá chiến lược và đổi mới giáo dục đào tạo là nhiệm vụ, giải pháp chiến lược của Đại hội XIV. 

Điều này đòi hỏi sự chung sức đồng lòng, quyết tâm rất lớn của đội ngũ các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. 

Tổng Bí thư cho hay, mục tiêu cao nhất hiện nay phải tập trung thực hiện bằng được, đó là hoàn thành sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo, hoàn thành mục tiêu tạo nguồn nhân lực cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc trong nhiệm kỳ Đại hội XIV của Đảng.

Theo đó, cần đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, tăng tri thức, kỹ năng, phẩm chất của người học, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; chú trọng thực học, chống bệnh thành tích. Chuyển mạnh giáo dục đại học từ lấy trang bị kiến thức làm mục tiêu chủ yếu sang dạy kỹ năng, dạy cách học, cách tư duy là chủ yếu.

Phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế, cụ thể đến năm 2030 Việt Nam trong 3 nước đứng đầu ASEAN về số lượng các công bố quốc tế và chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học; có trường đại học lọt top 100 trường hàng đầu trên thế giới.

z6043590714827_2580fce181461208e46da8933fef3c60.jpg
Nữ sinh Lê Huyền Trang (giành giải nhất sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2024 của ĐH Quốc gia Hà Nội) tặng hoa Tổng Bí thư Tô Lâm. Ảnh: Trần Hiệp

Tổng Bí thư cũng nêu một số công việc cần làm ngay của ngành.

Thứ nhất, có giải pháp xoá hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, trong đồng bào dân tộc thiểu số. Thứ hai, phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số”. 

“Thực tế hiện nay, còn tỷ lệ rất lớn người dân, kể cả cán bộ trong cơ quan nhà nước chưa nắm vững về chuyển đổi số; trong khi đó, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia. Để thực hiện thành công Nghị quyết này, yêu cầu nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân đang đặt ra hết sức cấp thiết”. 

Thứ ba, cần tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu trường, thiếu lớp ở một số thành phố lớn, khu công nghiệp, khu đông dân cư, miền núi; kiên cố hóa trường, lớp học, gắn với bảo đảm nơi ở của giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Tổng Bí thư cho rằng, cần tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài, là những người có đam mê, nhiệt huyết, kỹ năng, kiến thức, năng lực truyền thụ, ham học hỏi, đổi mới sáng tạo.

Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục yên tâm công tác, đặc biệt là đội ngũ nhà giáo công tác tại vùng núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, hải đảo. 

“Tôi tin tưởng rằng, với một đất nước, một dân tộc có truyền thống hiếu học, quý trọng hiền tài; đội ngũ thầy giáo, cô giáo tâm huyết, yêu nghề, sẵn sàng hy sinh, gắn bó với nghề cùng sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, toàn ngành giáo dục sẽ khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức, thực hiện thành công công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo”, Tổng Bí thư nói.

Cũng nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao Huân chương Lao động Hạng Ba cho Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội vì những đóng góp trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Đây cũng là năm kỷ niệm 50 năm truyền thống và phát triển của nhà trường.">

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu những việc cần làm ngay của ngành giáo dục

友情链接