Soi kèo phạt góc Man City vs Aston Villa, 2h00 ngày 23/4
(责任编辑:Thời sự)
下一篇:Nhận định, soi kèo Cardiff City vs Oxford United, 21h00 ngày 21/4: Trên bờ vực thẳm
Văn Quyên (thứ nhất bên trái) và Văn Khương (thứ 3 từ trái sang) được ghép đôi với cô giáo mầm non Trần Mỹ.
Chương trình Ghép đôi thần tốc online tập 18 lên sóng với sự tham gia của bạn gái Trần Thị Mỹ (26 tuổi, Quảng Nam) - giáo viên mầm non, cùng 2 chàng trai được “dự ghép” lần lượt là Bạch Văn Quyên (29 tuổi, Nha Trang) - nhân viên marketing và Trần Văn Khương (28 tuổi, Quảng Nam) - võ sư, vận động viên điền kinh.
Xuất hiện với hình ảnh nhẹ nhàng, xinh xắn cùng cách nói chuyện duyên dáng, cô giáo mầm non Trần Mỹ khiến MC Cát Tường vô cùng ấn tượng.
Bên cạnh công việc giáo viên, Trần Mỹ còn khởi nghiệp kinh doanh cửa hàng hoa. Ngoài ra, cô nàng rất năng nổ trong các hoạt động thể thao, kể cả việc nữ công gia chánh. Hội tụ nhiều ưu điểm, Trần Mỹ nhanh chóng "hạ gục" 2 chàng trai từ màn giới thiệu đầu tiên.
Xinh đẹp, giỏi giang và cá tính nhưng đường tình duyên của Trần Mỹ không được thuận lợi. Cô tiết lộ: “Em trải qua 2 mối tình. Mối tình đầu vào năm cấp 3, vì mỗi người mỗi nơi nên chia tay. Mối tình thứ 2 kéo dài hơn 4 năm, gia đình bạn ấy kinh doanh nên bạn cứ dựa dẫm vào bố mẹ mà không cố gắng. Em không thích như vậy, em có nói lo làm ăn để tính chuyện cưới xin nhưng bạn ấy không chịu nghe nên em quyết định chia tay".
Trần Mỹ đến với chương trình chỉ hy vọng tìm được người bạn trai cao hơn mình, có công việc ổn định và không quá ăn diện, chải chuốt. Đặc biệt cô nàng còn đưa ra tiêu chí: Nếu chọn giữa anh 6 múi và anh có bụng thì Trần Mỹ vẫn nghiêng về anh có bụng hơn. Nghe đến đây, hai chàng trai “dự ghép” có vẻ khá tự tin về bản thân mình.
Về phía đàng trai, anh chàng Trần Văn Khương sở hữu vẻ ngoài điển trai cùng phong thái điềm tĩnh. Hiện anh đang là võ sư dạy võ cổ truyền, vận động viên điền kinh và sở hữu hơn 60 huy chương thi đấu các loại. Bên cạnh đó, anh còn kinh doanh tại gia.
Văn Khương có năng khiếu các bộ môn nghệ thuật như đàn, hát và rất khéo tay. Nghe Văn Khương giới thiệu, cô nàng Trần Mỹ tỏ ra khá ấn tượng với chàng trai. Đến chương trình, anh còn tặng MC Cát Tường một “tác phẩm” rất đặc biệt. Nhìn thấy chân dung của mình qua bàn tay tài ba của chàng trai, MC Cát Tường không ngớt lời khen ngợi.
Sự nghiệp thành công rạng rỡ là vậy, nhưng ở tuổi 28, Văn Khương cũng chỉ mới vắt vai 2 mối tình. Anh bày tỏ: “Mối tình gần đây nhất em chia tay cũng được 1 năm. Vì khoảng cách địa lý nên tụi em không đến được với nhau”.
Giờ đây, anh chàng mong muốn tìm kiếm một người vợ sống thiên về gia đình, biết nấu ăn thì càng tốt, còn lại anh không yêu cầu nhiều. Với những tiêu chí về bạn gái tương lai của Văn Khương, Trần Mỹ gần như đạt 100% nên bà mối Cát Tường đặt rất nhiều kỳ vọng cho kết quả viên mãn cuối cùng.
Trái ngược với sự điềm tĩnh của Văn Khương, anh chàng Văn Quyên lại khá hoạt ngôn, nhiệt tình và năng nổ. Dù chưa được gặp mặt Trần Mỹ, nhưng qua phần giới thiệu của bạn gái, Văn Quyên đã chớp thời cơ thả thính ngay: “Nghe xong em chỉ biết thốt lên ‘wow’, giờ mà thấy mặt nữa chắc em xỉu luôn quá”.
Sự hoạt ngôn, hài hước của anh chàng khiến Trần Mỹ rất ấn tượng, cảm thấy gần gũi hơn dù chưa được gặp mặt. Tuy vậy, khi nhắc đến chuyện chia tay tình cũ vì yêu xa, Văn Quyên đã vội vàng kết luận: “Bây giờ em chỉ cần một người ở gần em, còn bạn Mỹ ở xa quá sao em quan tâm được”, khiến nhà gái ngỡ ngàng, buổi hẹn hò cũng “sượng” hơn mấy phần.
Lúc này, bà mối Cát Tường cũng nhìn rõ được sự ngại ngùng trên gương mặt Trần Mỹ, nên càng lo Văn Quyên sẽ mất điểm với bạn gái. Nữ MC đành lên tiếng khuyên nhủ: “Thật ra bản thân chị Tường cũng vậy, cũng thích yêu người gần bên mình hơn để dễ dàng chia sẻ và chăm sóc. Nhưng thực sự trong tình yêu cũng có nhiều thứ khó nói lắm, có nhiều người ở xa nhau nhưng người ta cũng nên vợ nên chồng, còn nhiều khi ở sát kế bên mà cũng chia tay như thường. Cho nên mọi thứ đều là nhân duyên, mỗi người sẽ có một quan điểm riêng".
Trước 2 chàng trai “kẻ tám lạng, người nửa cân”, Trần Mỹ có phần đắn đo khá nhiều. Để lựa chọn cho đúng đắn, cô nàng thẳng thắn đặt ra vấn đề: “Hai anh dự tính khi nào kết hôn? Nếu như sau này có vợ, hai anh sẽ sống riêng hay sống chung với gia đình?”.
Ở phần này cả cả Văn Quyên và Văn Khương đều ứng biến khá tốt, thể hiện bản thân là người chu đáo biết nghĩ cho bạn gái và cân bằng cuộc sống hôn nhân gia đình. Điều đó khiến Trần Mỹ càng thêm ấn tượng với 2 chàng trai, và cũng rất khó xử để đưa ra quyết định sẽ bước tiếp cùng ai.
Cuối cùng, Trần Mỹ chọn chàng võ sư Văn Khương để tiếp tục hẹn hò. Cuối cùng, Trần Mỹ đành nói lời từ chối Văn Quyên, trao cơ hội tiếp tục tìm hiểu cho Văn Khương. Không nhận được sự lựa chọn từ nhà gái, Văn Quyên có chút buồn bã, nhưng không vì thế mà mất phong độ. Khi bạn gái có nhã ý muốn ghé thăm Nha Trang - thành phố nơi anh sống, anh chàng vẫn ga-lăng và sẵn lòng làm hướng dẫn viên du lịch cho cô.
Ngay từ giây phút gặp mặt, sự ngọt ngào của bạn gái đã khiến cho Văn Khương xiêu lòng. Cả hai có nhiều quan điểm khá tương đồng với nhau, bạn gái cũng rất thích tính cách điềm tĩnh và chững chạc của Văn Khương. Càng lắng nghe những chia sẻ của Trần Mỹ, anh chàng lại càng chắc chắn trái tim mình một lòng hướng về cô nàng.
Kết quả, sau quá trình trò chuyện và tìm hiểu, cặp đôi nhanh chóng đồng ý hẹn hò khiến MC Cát Tường vui mừng, không quên gửi lời chúc phúc đến cặp đôi.
Đăng Dương
Người phụ nữ kiếm bộn tiền nhờ tán tỉnh hộ người khác
Với 10.000 USD cho gói tư vấn 4 tháng, chuyên gia tư vấn sẽ "cầm tay chỉ việc" để khách hàng tìm được một đối tượng phù hợp trên các ứng dụng hẹn hò.
" alt="Ghép đôi thần tốc online tập 18: Cô gái từ chối chàng trai hoạt ngôn, hẹn hò võ sư có 60 huy chương" />Ông lang thang vô định và cuối cùng vất vưởng sống ở một làng quê nhỏ. Ở đó, tuy phương tiện thô sơ nhưng với kiến thức uyên bác, ông vẫn chữa được bệnh cho rất nhiều người.
Một lần vì muốn cứu người, ông ăn trộm bộ dụng cụ phẫu thuật của tình địch khi xưa và phải ra tòa vì không có giấy phép hành nghề.
Có thể đây là một phần động lực để tôi theo đuổi ngành Y và năng đến các địa phương khó khăn cả trong và ngoài nước. Mới đây, khi cùng đoàn Giám sát tối cao Quốc hội đến các trạm y tế xã, chúng tôi nhìn thấy rõ những khó khăn về nhân lực, thu nhập, chất lượng khám chữa bệnh, cơ sở vật chất của y tế tuyến dưới.
Các bất cập này sẽ tạo thành vòng luẩn quẩn không có lối ra nếu việc khắc phục chỉ mang tính chắp vá. Tăng lương, xây trụ sở, mua máy móc... không giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Lương không thể tăng mãi, cơ sở khang trang mà không có bệnh nhân, máy móc hiện đại mà không ai biết sử dụng... cuối cùng lại gây lãng phí lớn.
Trạm y tế xã phường có hai nhiệm vụ: dự phòng (tiêm chủng, phòng chống dịch, giáo dục tuyên truyền) và điều trị (chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý các bệnh mạn tính, sơ cấp cứu tại cộng đồng). Tuy nhiên nhiệm vụ thứ hai ngày càng "teo tóp" khiến việc hoàn thành nhiệm vụ thứ nhất trở nên bội phần khó khăn so với trước đây. Dự phòng là mục tiêu quan trọng nhưng chữa bệnh cũng cần được coi là chìa khóa để y tế cơ sở có đủ sức tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Nhưng sự bất hợp lý về chính sách đã bóp nghẹt khả năng phát triển của các trạm y tế xã phường. Không lý gì cùng một bệnh nếu chữa ở xã chỉ được dùng thuốc hạ áp giá 100 đồng một viên. Còn lên tỉnh, huyện lại được cấp viên thuốc đắt tiền hơn. Trao đổi với tôi, vị trạm trưởng đã gần tuổi hưu tâm sự, tuyển được nhân viên đã khó, giữ được người còn khó hơn. Điều này là dễ hiểu vì một đêm trực, họ được thù lao chẳng đáng là bao, khám một bệnh nhân, họ nhận chỉ 27.000 đồng, chưa kể còn trừ ngược trừ xuôi. Trước đây, quầy thuốc luôn có chỗ đứng trong các trạm y tế, vừa là nơi phục vụ cho người bệnh cần mua những sản phẩm bảo đảm với giá cả được kiểm soát, vừa là nguồn thu nhập tăng thêm chính đáng cho nhân viên y tế. Hiện nay, việc này không thể thực hiện được vì không có nguồn đầu tư thiết lập nhà thuốc đạt chuẩn GPP.
Vậy làm cách nào để một hệ thống dày công xây dựng từ nhiều thế hệ đi trước không bị teo tóp và mất hoàn toàn chức năng điều trị? Theo tôi, cần thử nghiệm mô hình mới: coi các trạm y tế xã phường là phòng khám của trung tâm y tế quận huyện; các tiêu chuẩn con người là tương đương nhau, cả người bệnh và nhân viên y tế. Các bác sĩ trung tâm y tế quận huyện sẽ có những buổi khám ngoại trú cố định ở xã phường, đặc biệt là với các bệnh mãn tính, không lây nhiễm như huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tâm thần... Họ đồng thời cũng sẽ có các buổi khám về ngoại khoa, sản khoa, nhi khoa... để xử lý tại chỗ các vấn đề đơn giản hoặc tư vấn cho người bệnh đi chữa đúng địa chỉ, nếu cần chuyển lên tuyến trên.
Ngoài ra với từng địa phương, cần có kế hoạch chi tiết tới từng trạm y tế theo địa chính trị. Việc này phải được "may đo" cẩn thận, không để lãng phí, mặc đồng phục cho tất cả trạm y tế trong cả hệ thống. Ví dụ: một trạm trưởng giỏi về siêu âm cần đầu tư máy tốt để phát huy khả năng này; một y sĩ đông y giỏi châm cứu cần có phương tiện chuyên biệt để hành nghề; một trạm y tế vùng cao không thể trang bị như y tế phường cách bệnh viện huyện có vài km.
Trưởng các trạm y tế cũng cần được giao thêm quyền và trách nhiệm để phát triển thế mạnh của mình. Khi những việc này đã vận hành trơn tru, chúng ta sẽ tiến lên một bước nữa: phối hợp giữa bệnh viện tỉnh và các trung tâm y tế quận huyện. Bác sĩ giỏi ở tỉnh sẽ về huyện làm việc định kỳ trong tuần, những bệnh nhân sau mổ sẽ được khám lại ở huyện khi hệ thống đã liên thông thực sự. Việc này rất nhiều bệnh viện tỉnh đã tiến hành với tuyến trung ương, các bác sĩ đầu ngành đã có các buổi khám tại địa phương theo lịch.
Số hoá ngành y tế, bao gồm cả khám chữa bệnh từ xa (Telehealth), sẽ là chìa khoá thành công cho việc đổi mới mô hình hoạt động của hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Ở những địa phương đã có kết nối Telehealth hoặc có hệ thống Telerad (lưu trữ hình ảnh số hoá PACS), bệnh nhân sẽ được hướng dẫn đến bệnh viện gần, bác sĩ tái khám từ xa theo lịch hẹn. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã triển khai khám từ xa tại các bệnh viện huyện vùng cao từ hai năm nay. Số lượng bệnh nhân chưa nhiều, có thể do hình thức quá mới mẻ và luật chưa quy định cụ thể. Năm nay chúng tôi sẽ tiếp tục thử nghiệm tái khám từ xa cho các bệnh nhân sau phẫu thuật, can thiệp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Đào tạo liên tục (CME) cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao tay nghề cho nhân viên y tế tuyến cơ sở. Cũng vị trạm trưởng lớn tuổi chia sẻ, đã 10 năm nay chẳng có lớp học nào triển khai đến trạm y tế cách trung tâm thành phố đáng sống nhất Việt Nam chưa đầy 30 phút lái xe. Tới đây, khi Luật Khám chữa bệnh sửa đổi chính thức có hiệu lực, 50 giờ CME bắt buộc để tiếp tục gia hạn giấy phép hành nghề sẽ là động lực cho các lớp học trực tuyến. Tổ chức có hiệu quả, tiết kiệm là trách nhiệm của các trường đại học và các bệnh viện thực hành. Đầu tư phần cứng (máy tính, camera, đường truyền) và phần mềm là trách nhiệm của sở y tế và chính quyền địa phương. Không đào tạo, thiếu cập nhật kiến thức, kém phản biện là nguồn gốc sự đi xuống của bất kỳ hệ thống nào trong cuộc sống.
Cả hệ thống đã nhận ra nếu không lo dự phòng, các cơ sở bệnh viện sẽ quá tải, gánh nặng tiền bạc đè nặng lên cả người dân và nhà nước. Càng đi nhiều tôi càng thấy sự cần thiết phải đầu tư đúng cách cho y tế tuyến dưới trước khi quá muộn.
Nguyễn Lân Hiếu
" alt="Trạm y tế 'teo tóp'" />- Lấy chồng đã bảy năm, chị Nguyễn Thị Hiền (Hải Dương) không thể ngờ, những sóng gió, bi kịch của đời chị mới chỉ bắt đầu. >> Bị đánh vì quên bật nước tắm cho chồng
" alt="Hôn nhân không lối thoát vì chồng độc đoán, gia trưởng" />Chuẩn bị đưa vợ đi dạo.
Ớt nào chẳng cay...
Nguyễn Khắc Xương rất đẹp trai, phong độ. Cho đến thời ông 70-80 tuổi vẫn còn nhiều bà, nhiều cô mê vẻ đẹp phong trần của ông. Lúc còn công tác ở cơ quan văn hóa kháng chiến thì khỏi phải nói, bà Thủy giữ chồng còn hơn giữ... trẻ con. Bà bảo, không khéo giữ, chắc mất chồng lâu rồi. Ông thì thanh minh, mình chỉ “đào hoa” chứ không “lẳng lơ”. Mỹ nhân thì tự cổ chí kim ai mà không thích, ông chỉ thích chứ không bỏ vợ con mà chạy theo.
Những năm 1950-1952, khi ông chuyển về Sở Công an Hải Phòng, công tác trong đội phòng chống gián điệp vì giỏi tiếng Pháp, bà Thủy lúc ấy vừa nuôi con vừa hoạt động du kích kháng chiến. Tuy xa chồng nhưng bà rất yên tâm vì tin môi trường công tác mới sẽ giúp chồng tránh xa cạm bẫy. Ai ngờ, “tai nạn đầu đời” của chàng trai tài hoa lại xảy ra ngay ở cơ quan công an. Năm 1952, đơn vị giao cho Nguyễn Khắc Xương hỏi cung một nữ điệp báo của Pháp. Cô gái này không những xinh đẹp mà còn giỏi chơi piano, giỏi tiếng Pháp, thuộc làu thơ Tản Đà, Hàn Mặc Tử, Huy Cận. Hỏi cung “địch” được một ngày, ông chuyển sang hỏi chuyện văn chương và đụng ngay một người tâm đầu ý hợp.
Cuộc hỏi cung biến thành đàm đạo văn chương, thậm chí Nguyễn Khắc Xương còn giở nghề xem tướng số của cha ra để có cơ hội cầm tay cô gái mà xem bói. Người bảo vệ bên ngoài nghe được câu chuyện, báo cáo cấp trên, thế là Nguyễn Khắc Xương bị kiểm điểm, phê bình “tóe khói”. Sau này, khi đã nghỉ hưu, ông tâm sự với cánh nhà văn trẻ: “Một mỹ nhân cùng với hệ tư tưởng như hố sâu ngăn cách, mình bị kiểm điểm là đáng thôi. Nhưng từ đó, mình buộc phải dằn lòng, phải vật lộn với chính mình để giữ được sự trung thành với sự nghiệp và chung thủy với vợ. Những lúc mình sắp trượt ngã, lại nhớ đến vụ hỏi cung nọ, thế là tỉnh hẳn ra”.
Sau đận ấy, Nguyễn Khắc Xương được chuyển về “thủ đô văn hóa kháng chiến” ở Hạ Hòa (Phú Thọ). Hòa bình, ông chính thức là cán bộ văn hóa Phú Thọ, cùng với nhà thơ Bút Tre - Đặng Văn Đăng - lúc đó là Trưởng ty Văn hóa, vận động thành lập Chi hội Văn hóa dân gian. Biết rõ năng lực của Nguyễn Khắc Xương, lãnh đạo Ty Văn hóa cho tự do đi điền dã khắp tỉnh để nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian. Vậy mà đến mấy lần cơ quan phải tiếp những vị khách không mời đến tìm Nguyễn Khắc Xương, toàn khách… đẹp.
Có cô là kỹ sư, cô là giáo viên, cô ở lâm trường. Họ đều khai với cơ quan là “trót yêu” con trai trưởng của cụ Tản Đà, có người còn nói mình đã có thai với ông. Bà Thủy lại bị một cơn tá hỏa, suýt ngất xỉu vì ghen. Cơ quan vội gọi Nguyễn Khắc Xương về để đối chất. Có cô vừa thấy ông đã nhào tới ôm cổ, khóc nức nở vì… nhớ. Tuy nhiên, sau đối chất, các cô thừa nhận là đã liều mạng tìm đến vì mê thơ và danh tiếng Tản Đà, nên mê luôn Nguyễn Khắc Xương, chứ thực ra chưa có gì nghiêm trọng xảy ra.
"Người đẹp của tôi"
Vợ chồng nhà văn hóa dân gian Nguyễn Khắc Xương đã mấy chục năm sống trong căn nhà nhỏ tại phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì. Hai người có với nhau đến bảy người con, nhưng hiện chỉ còn ba người con gái. Những người con trai của ông bà, người thì ốm bệnh qua đời, người hy sinh trong chiến tranh. Những năm ngoài bảy mươi, ông còn khỏe, thường nổi hứng đi đây đó khắp trong Nam ngoài Bắc để tìm hiểu thêm văn hóa dân gian. Lúc thì xuống Hải Phòng thăm bạn thời kháng chiến, lúc vào tận Kon Tum thăm mộ con trai là liệt sĩ Nguyễn Tất Hiển, về nhà lại cặm cụi viết. Ông đã có những tác phẩm đồ sộ như Tản Đà toàn tập hay Các lễ hội văn hóa dân gian ở Phú Thọ. Năm 2012, ba tập sách Truyền thuyết Hùng Vương; Tục ngữ ca dao dân ca Vĩnh Phú và Hát xoan Phú Thọ của ông đã được trao giải thưởng Nhà nước.
Ông rất thương vợ, thường ngậm ngùi nói về bà: “Ngày xưa bà ấy xinh đẹp và giỏi giang lắm. Bà ấy từng có thời tham gia du kích, tham gia kháng chiến rất hăng hái, vậy mà giờ trở nên dặt dẹo thế này. Bà ấy mắc bệnh tâm thần đã lâu, thỉnh thoảng lại đi lang thang ở những con ngõ quanh nhà, bị lạc đường, được những người hàng xóm tốt bụng đưa về nhà”.
Thương vợ, Nguyễn Khắc Xương bỏ hẳn thú vui điền dã, ở nhà chăm sóc bà, chiều chiều đẩy xe lăn đưa bà đi dạo trong hẻm phố. Cô thôn nữ xinh đẹp hát hay, múa giỏi ngày xưa giờ là bà lão bị liệt ngồi một chỗ, lẩn thẩn hát một câu chèo hay ngâm một câu thơ chợt nhớ. Thỉnh thoảng ông lại cúi xuống âu yếm bà, khen: “Ôi! Người đẹp của tôi”.
Phùng Phương Quý(Phunuonline)
" alt="Chuyện ghen của con dâu trưởng thi sĩ Tản Đà" />Minh Thư (22 tuổi, sinh viên Đại học Kiến trúc TP HCM) đảm nhận thiết kế căn bếp cho gia đình sau khi dọn về chung cư mới. Thư chọn tông hồng trắng làm chủ đạo để giúp không gian dễ chịu hơn. Dụng cụ nấu ăn, chén bát, bàn ghế có thể dễ dàng tìm màu này. Nhưng tủ lạnh hồng khá hiếm vì hầu hết thiết bị này chỉ có các lựa chọn: trắng, xám, đen.
Cũng như Thư, nhiều người muốn thêm màu sắc mới cho gian bếp qua chiếc tủ lạnh nhưng không tìm được thiết kế như ý. Theo thông tin ghi nhận từ Samsung, phần lớn Gen Z và thế hệ Millennials lựa chọn nâng cấp tủ lạnh do các nhu cầu khác ngoài việc thay thế sản phẩm hỏng. Một số nhu cầu nổi bật như nâng cấp trải nghiệm, gia tăng dung tích và trang trí nội thất bếp.
Ngoài vai trò là nơi nấu nướng, căn bếp đang dần được nhiều người trẻ xem là không gian thư giãn, thỏa đam mê bếp núc, chụp ảnh check-in... nên cũng cần thể hiện cá tính, dấu ấn riêng.
" alt="Tủ lạnh đa sắc cho căn bếp" />
Ban tổ chức còn công bố Nam Em đoạt danh hiệu Người đẹp truyền thông, cô được đặc cách đi tiếp. Trước đó, thí sinh ghi điểm với phong cách trình diễn tươi tắn, được nhiều khán giả theo dõi trực tiếp đêm thi bình luận ủng hộ. Người đẹp cao 1,72 mét, nặng 56kg, số đo ba vòng 88-65-96 cm.
" alt="Nam Em vào chung kết Miss World Vietnam" />
- ·Kèo vàng bóng đá Barcelona vs Mallorca, 02h30 ngày 23/4: Khó tin Barca
- ·Vợ sốc khi chồng 'đàng hoàng' dẫn bồ về nhà
- ·Trang trại hoa hồng rộng 18.000m2, đẹp mê mẩn của chàng trai phố núi
- ·Cách giữ quần áo bền mới
- ·Nhận định, soi kèo Karbalaa vs Al Qasim, 21h00 ngày 22/4: Khó tin cửa trên
- ·Học trò 16 tuổi của Lâm Quang Nhật tìm thử thách ở DNSE Aquaman Vietnam
- ·Chỉ có mẹ mìn mới cho con ăn kiểu bóp mũi!
- ·Ghét mẹ chồng, ghét cả 'tông ti' nhà chồng
- ·Nhận định, soi kèo Cardiff City vs Oxford United, 21h00 ngày 21/4: Trên bờ vực thẳm
- ·Vụ gia đình nhà gái đòi lại cô dâu: Lời trần tình của chú rể
Hansle Parchment (áo vàng, giữa) giành HCV 400m rào nam Olympic Tokyo.
Đây là tấm HCV thứ tư của đoàn thể thao Jamaica để giúp nước này xếp thứ 21 trên bảng tổng sắp huy chương chung cuộc (4 HCV, 1 HCB, 4 HCĐ).
Tuy nhiên, rất có thể Parchment đã bỏ lỡ tấm HCV của mình một cách đáng tiếc nếu không được sự giúp đỡ kịp thời của nữ tình nguyện viên Tijana Stojkovic ở Nhật trong phần thi bán kết.
Parchment kể lại câu chuyện anh suýt bỏ lỡ cơ hội làm nên lịch sử nếu không nhận được sự giúp đỡ của nữ tình nguyện viên Nhật Bản.
Sau khi trở về quê hương và được đất nước vinh danh, Parchment đã kể lại việc anh suýt nữa bỏ lỡ vòng bán kết 400m rào nam ở Nhật Bản và sẽ không có cơ hội tranh huy chương ở vòng chung kết.
Theo Parchment, khi anh đang trên đường đến địa điểm thi đấu ở vòng bán kết nội dung 110m rào. Do quá mải mê nghe nhạc nên Parchment đã lên nhầm xe buýt và khi xe chạy đi rất xa, anh mới phát hiện ra sự nhầm lẫn chết người của mình.
Lúc này, muốn đón xe buýt đến nơi thi đấu thì Parchment buộc phải quay trở lại làng vận động viên và điều đó đồng nghĩa anh sẽ không đến kịp để thi đấu. Còn muốn đón taxi, trong túi của anh lại không có đủ tiền.
Nữ tình nguyện viên Tijana Stojkovic đã cho Parchment mượn 2 triệu đồng để kịp bắt taxi tham dự vòng bán kết. Nhờ đó Parchment đã vào vòng chung kết và giành được HCV Olympic.
Trong lúc Parchment đang bối rối và lo lắng thì nữ tình nguyện viên Tijana Stojkovic đã móc túi của cô lấy ra 10.000 yen (khoảng 2 triệu đồng) để giúp đỡ VĐV người Jamaica đón taxi đến nơi thi đấu.
Nhờ sự giúp đỡ của nữ tình nguyện viên xinh đẹp này mà Parchment đã đến nơi kịp lúc để khởi động và thi đấu xuất sắc giành huy chương vàng Olympic đầu tiên trong sự nghiệp.
Sau khi giành được HCV, Parchment đã quay lại tìm nữ tình nguyện viên để trả tiền và cảm ơn lòng tốt của cô.
"Có thật không? Tôi có thể chụp một bức ảnh được không?" Tijana Stojkovic đã hỏi Parchment khi nhìn thấy HCV của anh. "Đúng vậy, đó là nhờ bạn đã giúp tôi đến sân vận động kịp thời", Parchment nói khi anh hoàn trả cho cô số tiền mà cô đã đưa cho anh đồng tặng cô một chiếc áo sơ mi của đội tuyển điền kinh Jamaica.
Tấm HCV được VĐV Parchment khoe với nữ tình nguyện viên Nhật Bản khi tìm lại cô để trả số tiền đã mượn.
Câu chuyện lòng tốt của nữ tình nguyện viên Tijana Stojkovic đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân Jamaica. Rất nhiều người hâm mộ Jamaica đã thông qua mạng xã hội để gửi lời cảm ơn đến Tijana Stojkovic, đoàn thể thao Jamaica cũng đăng lời cảm ơn trên trang Twitter của họ.
Trang Twitter của đội Jamaica viết: "Tijana Stojkovic, người Samaritan tốt bụng, người đã giúp Hansle Parchment đoạt huy chương vàng 110m vượt rào. Cảm ơn bạn rất nhiều".
Báo chí Jamaica cũng ca ngợi Tijana Stojkovic là một người tử tế. Còn Bộ Du lịch Jamaica đã lên tiếng mời Tijana Stojkovic đến thăm đất nước Jamaica.
Bộ trưởng Bộ Du lịch Jamaica Edmund Bartlett cho biết: "Bất kể bạn ở đâu trên thế giới, chúng tôi muốn đáp lại lòng tốt của bạn đã dành cho vận động viên chúng tôi".
Tijana Stojkovic khẳng định nếu ai ở vị trí của cô đều cũng làm như vậy.
Trong khi đó, tình nguyện viên Tijana Stojkovic cũng chia sẻ câu chuyện của cô với VĐV Parchment trên tờ Sunday Observer. "Điều tôi làm không có gì là đặc biệtcả. Lúc đó tôi chỉ có một tờ 10.000 yên, vì vậy tôi đã đưa cho anh ấy tờ 10.000 yên.
Thế vận hội Olympic có thể đã không được tổ chức vì đại dịch, nhưng rồi nó đã được tổ chức một cách thần kỳ. Anh ấy đã đến Nhật Bản và có rất nhiều điều mà anh ấy không hiểu vì đó là vùng đất xa lạ với anh ấy".
"Lúc đó tôi đã nghĩ rằng nếu tôi không giúp anh ấy, tôi sẽ hối hận trong suốt quãng đời còn lại của mình. Thật sự tôi không được phép cho tiền, nhưng tôi đã cho nhiều tiền như tôi có. Tất cả những gì tôi có thể làm là giúp anh ấy đến địa điểm và tôi chỉ làm những gì mình có thể", nữ tình nguyện viên người Nhật Bản chia sẻ thêm.
Trước những lời cảm ơn của người hâm mộ, phản hồi trên Instagram cá nhân của mình, nữ tình nguyện Tijana Stojkovic đáp lại đơn giản:"Nếu tôi ở trong hoàn cảnh của anh ấy, tôi cũng sẽ muốn được giúp đỡ. Điều duy nhất tôi có thể làm là giúp anh ấy. Ai cũng sẽ làm như tôi khi người khác thật sự cần được giúp đỡ".
Theo Dân Trí
VĐV Olympic nhỏ tuổi nhất Trung Quốc: Chơi thể thao trả viện phí cho mẹ
Vận động viên Olympic nhỏ tuổi nhất của Trung Quốc nói rằng cô bé chơi thể thao là để kiếm tiền trả viện phí cho mẹ.
" alt="Vận động viên giành HCV Olympic nhờ được cho mượn... 2 triệu đồng" />Khi tôi ở cữ, mẹ tôi đi chợ nấu cho tôi món này, món nọ. Còn lại nhà tôi thì mẹ nấu mấy món khác, tức là có cả dành cho người đẻ, và dành cho cả người không kiêng cữ. (ảnh minh họa)
Chỉ được vài ngày là bắt đầu mâu thuẫn đã nảy sinh. Vì mẹ tôi đã dùng những phương pháp dân gian để tắm cho cháu. Mẹ tôi lấy lá khế tắm cho cháu khi cháu bị ngứa. Nhưng mẹ chồng tôi bảo không phải làm như vậy, đó là phương pháp nhà quê. Bây giờ cứ ốm là thuốc tây. Trẻ con cũng vậy. Mẹ tôi thì bảo không nên cho trẻ uống thuốc tây, không tốt cho trẻ. Nhưng mẹ chồng thì khăng khăng nên tôi đã ra hiệu mẹ không nói nữa.
Khi tôi ở cữ, mẹ tôi đi chợ nấu cho tôi món này, món nọ. Còn lại nhà tôi thì mẹ nấu mấy món khác, tức là có cả dành cho người đẻ, và dành cho cả người không kiêng cữ. Thế mà mẹ chồng tôi cau có mặt mày ngay trong bữa ăn. Mẹ bảo: “Nhà bà nhà quê mà cứ bày vẽ, tốn kém. Ăn thì ăn một hai món thôi, hơi đâu mà bày ra thế. Cũng có phải kiêng cữ gì lâu đâu, cái gì mà chả ăn được. Đừng lãng phí thế!”. Mẹ tôi nghe cái từ ‘nhà quê’ mà chạnh lòng, rớt nước mắt khi ăn cơm. Tôi cũng thấy mẹ chồng nói thế là quá đáng.
Hôm rồi con tôi bị ốm mấy ngày, mẹ chồng cứ nói bóng gió rằng tại bà ngoại không biết chăm cháu nên cháu mới ốm như vậy. Rồi mẹ tôi bảo, cách chăm cháu của người nhà quê khác người thành phố, mẹ tôi lại già rồi nên làm sao mà nhanh nhạy bằng bọn trẻ được. Tôi thì biết, đó không phải do mẹ. Trẻ con trời lạnh rất dễ cảm cúm, ốm. Tôi cũng đã cho con uống thuốc nhưng không khỏi.
Con tôi cứ ốm mãi, mẹ chồng tôi phải nghỉ làm chăm cháu. Cả hai bà trông nom cháu, còn đưa cả con đi viện nữa. Bác sĩ đã kê đơn thuốc cho con uống. Lúc ấy, mẹ chồng tôi cứ trách mẹ tôi, tại sao lại chăm cháu kiểu cổ hủ, để cháu ốm, tức là rời mẹ tôi ra là con tôi ốm ngay. Mẹ chồng tôi đang trách bà thông gia của mình, tôi biết vậy.
Tôi cảm thấy buồn quá vì tình cảm hai nhà đã sứt mẻ, mà chuyện chẳng có gì lắm. (ảnh minh họa)
Hôm đó, con tôi ra viện, về tới nhà tôi, mẹ tôi lại chạy vào đun ngay nước lá khế để xông cho cháu. Thế mà, khi mẹ tôi vừa bưng nồi nước ra thì mẹ chồng tôi hất đi, rồi quát tháo: “Bà không biết vì bà mà cháu tôi mới ốm thế này à. Bà đừng có hại cháu của tôi, bà không làm được thì về đi”. Mẹ tôi nghe vậy ức quá, cũng gằn giọng: “Bà bị làm sao đấy, bà điên à? Thế nó là cháu bà không phải cháu tôi à, là con tôi sinh ra chứ con bà sinh ra à. Bà đừng có ngậm máu phun người, cháu tôi, tôi không chăm thì ai chăm? Bà thích gì, thích gì thì cứ nói ra đi, tôi đã nhìn bà mấy ngày nay rồi, ức lắm rồi!”. Tôi thật không ngờ mẹ tôi lại nói những lời như vậy. Thế rồi, mẹ chồng tôi lao vào, chỉ vào mặt mẹ tôi, và rằng: “Bà về ngay cho tôi nhờ, nhà tôi không chào đón bà”. Tay bà chỉ về phía mặt mẹ tôi như đe dọa. Mẹ tôi bực mình hất ra. Thế là không hiểu sao, mẹ chồng tôi lại vung tay lên tát mẹ tôi một cái thật đau.
Tôi choáng quá, tôi không biết do vô tình hay cố ý, cũng có thể mẹ chồng tôi quen tay, với lại nghĩ mẹ tôi là con cái bà nên bà làm vậy. Chứ tôi không thể tin rằng mẹ chồng lại dám tát mẹ tôi như thế. Có cãi nhau cũng chỉ vì chuyện cháu chắt ốm, chứ có gì đâu.
Thế là, hôm đó, mẹ tôi dọn đồ về quê luôn. Tôi chắc rằng, mẹ tôi không bao giờ lên lại nhà này nữa, còn tôi sống ở đây không biết có yên ổn hay không. Tôi cảm thấy buồn quá vì tình cảm hai nhà đã sứt mẻ, mà chuyện chẳng có gì lắm, thế mà giờ thành ra thế này. Con cái làm sao mà sống thoải mái được khi mà hai nhà hiềm khích với nhau?
(Theo Khampha.vn)" alt="Mẹ chồng đã đánh mẹ tôi" />Ban tổ chức còn công bố Nam Em đoạt danh hiệu Người đẹp truyền thông, cô được đặc cách đi tiếp. Trước đó, thí sinh ghi điểm với phong cách trình diễn tươi tắn, được nhiều khán giả theo dõi trực tiếp đêm thi bình luận ủng hộ. Người đẹp cao 1,72 mét, nặng 56kg, số đo ba vòng 88-65-96 cm.
" alt="Nam Em vào chung kết Miss World Vietnam" />
Chị Huỳnh Thanh Cúc bị bị rạch chằng chịt sau trận đánh ghen kinh hoàng
Theo thông tin ban đầu, khoảng 11 giờ ngày 4-12, chị Huỳnh Thanh Cúc (SN 1977, quê tỉnh Cà Mau, tạm trú chung cư 727) đang xuống cầu thang của chung cư để ra ngoài. Bất ngờ chị Cúc bị Lương Thị Kim Ngọc (SN 1974, ngụ phường 2, quận 5) chặn lại. Sau đó, một người đàn ông từ phía sau nhào đến giữ chặt tay chị để cho Ngọc cùng con gái rạch mặt. Cùng lúc, chị Cúc bị một người dùng mũ bảo hiểm liên tiếp đánh vào đầu. Trong lúc hỗn loạn, chị Cúc vùng ra chạy lên lầu và cầu cứu những người ngụ trong chung cư.
Theo lời nạn nhân, nhóm của bà Ngọc rất đông, đứng chặn ở mỗi đầu cầu thang của tầng lầu và tại bãi giữ xe của chung cư. Khi chị Cúc được đưa xuống nhà xe để chở đi cấp cứu nhưng vẫn bị một người quát: “Mày giật chồng người ta, nhục chưa?” rồi lao vào đánh chị. “Những người nhà bà Ngọc chỉ tản ra khi nhiều người dân sống trong chung cư chạy đến cứu tôi”- chị Cúc kể.
Tại Bệnh viện Nguyễn Trãi, chị Cúc được cấp cứu trong tình trạng trên mặt bị rạch chằng chịt. Theo chị Cúc, vào sáng 5-12, bà Ngọc có đến bệnh viện xin chị bãi nại để công an thả con gái bà đang bị tạm giữ.
(Theo NLĐ)" alt="Một phụ nữ bị nhóm đánh ghen rạch nát mặt" />
- ·Siêu máy tính dự đoán Cagliari vs Fiorentina, 20h00 ngày 21/4
- ·'Dạy' chồng
- ·Đang ngủ, chồng dựng dậy đòi ‘yêu’
- ·Vụ gia đình nhà gái đòi lại cô dâu: Lời trần tình của chú rể
- ·Soi kèo góc Barcelona vs Mallorca, 2h30 ngày 23/4
- ·Anh Tây thừa nhận không thể rời Việt Nam vì mê bia hơi, rau muống xào
- ·20 điều giúp ba mẹ thể hiện tình yêu với con
- ·Bị vô sinh, bảo mẫu ở Trung Quốc bắt cóc đứa trẻ 5 tháng tuổi
- ·Nhận định, soi kèo Al Wehda vs Al
- ·Khoản chi đáng ngờ trong sao kê tài chính của chồng hé lộ bí mật đau đớn