Kinh hoàng y tá giết người hàng loạt
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Al Jazira Club vs Baniyas Club, 23h00 ngày 31/1: Chiến thắng thuyết phục -
"> Bọ cạp phát triển bùng nổ đe dọa Brazil -
Người phụ nữ nặng lòng với chó mèo hoang, làm xe lăn cho thú cưng bị tậtNhiều năm qua, chị Ngọc liên tục nhặt, nhận chó mèo hoang, bị bỏ rơi, khuyết tật về nuôi. “Chắc có nợ với chúng nên khoảng 10 năm trước, tôi tự nguyện mua thức ăn đi nuôi chó mèo hoang. Ban ngày tôi đi làm bình thường nhưng tối đến, bắt đầu từ 20h, tôi đem thức ăn đến các bãi rác, nhà hoang trên đường cho chó, mèo hoang ăn”, chị nói.
Thế nhưng sau mỗi lần cho ăn, tiếng kêu khắc khoải của những con vật bị bỏ lại khiến chị động lòng trắc ẩn. Chị dừng xe, quay lại ôm chúng về nhà chăm sóc như chăm đứa con nhỏ tự mình đứt ruột sinh ra.
Chị kể: “Thấy thương tụi nó. Có lần, tôi cho ăn xong rồi lên xe đi. Nhưng tụi nó không chịu đi mà đứng kêu trong đêm. Tôi nghe chúng kêu giọng như khắc khoải, nỗi niềm lắm. Xót quá, tôi quay lại đón chúng về. Thôi kệ, được đến đâu hay đến đó”.
Phần lớn chó mèo chị Ngọc chăm sóc đều là con vật bị bỏ rơi, khuyết tật. Cứ thế, khuôn viên căn nhà tạm rộng hơn 100m2 đều trở thành chuồng, trại của cơ man nào là chó, mèo. Chị gọi chúng là con, xưng mẹ, hàng ngày chăm sóc chúng tận tình.
“5h sáng tôi thức dậy cho tụi nhỏ ăn đến 9h mới xong. Trưa, tôi cho mấy bé mèo bú sữa, khoảng 1-2h chiều lại đi giao xe lăn cho khách. Đúng 4h chiều, tôi chạy về cho tụi nó ăn, quét dọn. Quét dọn xong cũng 20h, tôi lại chạy ra đường cho chó mèo hoang ăn”, chị kể.
Thấy chị nặng lòng với vật nuôi, nhiều người lén lút đem chó, mèo khuyết tật đến bỏ lại trước cửa nhà chị. Thấy vậy, chị đều lặng lẽ cưu mang, chữa trị cho con vật tội nghiệp. Chị nói, nếu người ta không đem đến đây vứt bỏ, chị cũng đi nhặt chúng về chăm sóc.
Sau khi cho chó mèo ăn, chị bắt tay vào làm xe lăn cho các con vật khuyết tật. Lúc chúng tôi đến, chị mới chăm bẵm xong chú mèo hoang được nhặt về từ bãi rác vào đêm hôm trước. Đưa ngón tay sưng đỏ, in hằn vết cắn cho chúng tôi xem, chị nói: “Tối qua bắt nó, nó cắn đó”.
“Đau lắm nhưng cũng phải cố chịu. Nếu mình vì đau mà ném nó đi thì nó sẽ sợ và đi mất luôn. Mình không bao giờ tìm thấy và có cơ hội chăm sóc cho nó nữa. Thương nó, mình phải chịu đau, đưa nó về. Thấy chưa, mới sáng ngày thôi, giờ nó chịu chị rồi nè”, vừa nói chị vừa vuốt vuốt con mèo đang nằm vắt vẻo trên đôi vai của mình.
Thiết kế xe lăn cho thú cưng khuyết tật
Phát hiện chủ vuốt ve “thành viên mới”, một chú chó bị liệt 2 chân sau sủa ầm ĩ. Chị Ngọc bỏ vội con mèo xuống sàn, tiến đến xoa đầu con chó nhỏ nói: “Bé Misa này có tính ganh tị ghê lắm. Thấy tôi cưng ai là nó la hét um sùm. Nó không nói được chứ hiểu hết á”.
Không chỉ mỗi Misa, chó mèo ở đây phần lớn đều bị liệt 2 chi sau. Để “các con” đỡ vất vả trong việc đi lại, chị nảy ra ý định làm xe lăn cho chúng. Chị kể, ý tưởng này khởi nguồn từ lần chị nhặt chú mèo con bị tật ở chân ngoài công viên về nuôi.
Những chiếc xe lăn dành cho mèo có giá 150.000 đồng/chiếc, xe dành cho chó là 200.000 đồng/chiếc. Để con mèo tự di chuyển, chị tìm mua xe lăn nhưng ở Việt Nam không bán. Thế là chị tự mày mò, thiết kế xe lăn cho thú cưng của mình bằng ống nước.
Xe lăn là một khung ống nước hình vuông với 4 bánh xe và đai dây chắc chắn để cố định phần thân vật nuôi. Khung hình vuông và dây đai có nhiệm vụ nâng đỡ phần chi bị liệt của con vật. Sau khi đeo khung này vào, con vật bị bại liệt có thể di chuyển bằng chi trước và các bánh xe phía sau.
Chị nói, ban đầu, xe chỉ có 2 bánh. Việc này khiến vật nuôi mất thăng bằng, thường xuyên té ngã. Do đó, chị quyết định nâng cấp sản phẩm, lắp thêm 2 bánh xe nữa vào phần khung đỡ của xe lăn.
“Tôi chọn chất liệu là ống nước vì xe sẽ nhẹ hơn so với chất liệu khác. Xe nhẹ nên vật nuôi khuyết tật có thể lạng lách được trong lúc di chuyển. Nếu làm bằng sắt, xe trông chắc chắn, thẩm mỹ cao, ban đầu chó mèo đi rất tốt nhưng thời gian sau nó sẽ đè nặng làm con vật bị còng xương sống”, chị Ngọc phân tích.
Chị nói, nhờ công việc chế tạo, bán xe lăn mà chị có kinh phí để chăm sóc đàn vật nuôi của mình. Sau khi áp dụng thành công cho con mèo đang nuôi, chị mạnh dạn giới thiệu sản phẩm cho người cần. Do chị là người đầu tiên thiết kế, chế tạo loại thiết bị hỗ trợ cho vật nuôi khuyết tật nên sản phẩm được đón nhận.
Chị nói, chị bán các loại xe lăn cho chó, mèo do mình thiết kế rất rẻ. Bởi, nếu bán với giá thành cao, người ta sẽ không mua rồi bỏ thú cưng khuyết tật ra đường. Họ bỏ ra đường, chị lại phải đi nhặt về nuôi. Thế nên chị quyết định bán rẻ, lấy công làm lãi để chủ vật nuôi vẫn thương và nuôi thú cưng của mình.
Các sản phẩm trên đã giúp nhiều con vật tưởng chừng không thể di chuyển có thể đi lại bình thường, vui đùa cùng nhau. Chị nói: “Khi thấy chúng có thể di chuyển, không nằm ủ rũ vì không đi được, lòng tôi tràn ngập niềm vui. Với tôi, như thế là hạnh phúc”.
Chị bán đậu phụ và tâm huyết với những suất cơm đặc biệt cho bệnh nhân nghèo
Bốn năm qua, chị Lý cùng những người phụ nữ ở thôn Yến Vĩ đã cung cấp miễn phí thực phẩm để nấu cơm tặng các bệnh nhân nghèo.
"> -
Cô bé 13 năm sống trên ghe ở Sài GònCô bé Diễm My đã sống trên ghe được 13 năm. Diễm My nói rằng chiếc ghe tuy không được rộng rãi như những ngôi nhà trên đất liền nhưng cũng đầy đủ những thứ cần thiết, chẳng hạn như bếp nấu ăn, nhà kho, chỗ ngủ. Cha em còn cố gắng thiết kế một căn gác xép nhỏ để 2 mẹ con có thể ngủ.
Nói về gia đình của mình, Diễm My cho biết cha em năm nay đã gần 70 tuổi, cha từng có một người vợ nhưng mất sớm, vì thế nên ông phải chịu cảnh gà trống nuôi 5 người con. Cha Diễm My không may bị mất một chân, điều đó khiến cho cuộc sống của ông khó khăn hơn. Mặc dù vậy, cha luôn đón Diễm My đúng giờ mỗi khi em tan học.
Vì hoàn cảnh gia đình đặc biệt, Diễm My thường bị mọi người trêu chọc, "Những lúc như vậy, cha thường đứng ra "đỡ đạn" cho con" - em hài hước nói.
Mặc dù không có được cuộc sống sung túc như các bạn đồng trang lứa, nhưng Diễm My luôn cảm thấy hài lòng với những gì mình đang có. Em chưa bao giờ thắc mắc sự khác biệt về nơi ở của mình và của các bạn, bởi hạnh phúc đối với em là được sống cùng với cha mẹ trên chiếc ghe ấm cúng và đầy kỉ niệm.
Trước đây cha em làm nghề đánh bắt cá nên thường xuyên phải di chuyển, kể từ khi có con gái, cha em mới neo ghe lại và chuyển nghề bán vé số. Sau giờ học, Diễm My thường ở nhà bầu bạn với cha mẹ. Ông Đực không chỉ như người cha mà còn như người bạn, luôn sẵn sàng vui đùa cùng con gái.
Đối với Diễm My, chiếc ghe cũng như tâm hồn, nó gắn bó, che chở cho em. "Cha nói tuy nhà mình nghèo nhưng mình có tâm hồn. Nếu con sống tốt, tương lai con sẽ thành tài. Con sẽ cố gắng học, để trở thành người có ích, được xã hội công nhận” - Diễm My thổ lộ.
Bên cạnh đó, Diễm My luôn có ước mơ trở thành bác sĩ giỏi để có thể giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ: "Họ không có tiền nên cứ phải giấu bệnh hoài". Hơn hết, em muốn chữa chân bị tật cho cha bởi những khi thời tiết thay đổi, nó lại làm cho cha em khó chịu.
Khi nghĩ đến sự vất vả của cha mẹ, em càng thấy thương hơn: “Khi lớn, con sẽ kiếm tiền chăm lo cha mẹ. Cha ơi con thương cha nhiều lắm! Con cám ơn vì từ lúc nhỏ đến giờ cha luôn chăm sóc, bảo bọc cho con, nuôi con khôn lớn. Con cảm ơn cha!”.
Đến với chương trình Điều con muốn nói, Diễm My đặt trong Chiếc hộp bí mật mô hình một chiếc ghe nhỏ với dòng chữ “Nhà tôi chính là đây” như một lời khẳng định đầy tự hào về cuộc sống và nơi ở của mình.
Ngồi phía sau Căn phòng bí mật, ông Lê Văn Đực - cha của Diễm My cho hay nhiều lúc ông thấy chạnh lòng bởi hoàn cảnh của mình. Thấy con gái chỉ dám ngồi nhìn các bạn mà không dám tham gia cùng, bậc cha mẹ là người đau đớn hơn ai hết.
Ông xúc động nhớ lại: “Một lần, đến trường đón con, tôi thấy con ngồi một góc, hỏi thì con nói là bạn chê nhà con nghèo chỉ ở dưới ghe. Tôi động viên con, tiền bạc nay ở túi người này, mai ở túi người kia, quan trọng là mình còn sức khỏe, hơi thở để sống tốt đẹp. Diễm My ráng học giỏi, sau này đổi đời”.
Dù nghèo nhưng ông Đực vẫn cố gắng cho con gái đi học để sau này trở thành người có ích cho xã hội. Ông tự hào kể Diễm My rất ngoan, các mùa thi luôn đứng hạng nhất và cô bé còn làm lớp trưởng từ khi vào trường.
Đối với ông, cuộc sống hiện tại tuy mệt nhưng luôn luôn vui vẻ, có thể thiếu thốn vật chất nhưng lúc nào cũng đầy ắp hạnh phúc. Ông hài hước nói: "Mệt đâu thì cười ở đó, cứ cười lên là hết mệt".
Trước câu chuyện, MC Ốc Thanh Vân bất ngờ trước những suy nghĩ trưởng thành và đầy lạc quan của cô bé 13 tuổi. Câu chuyện của Diễm My ấm áp, giản dị nhưng ẩn sâu là ý chí nỗ lực, quyết tâm để sống và sự tận tụy hết lòng của cha mẹ dành cho con.
Ốc Thanh Vân xúc động: “Một người cha tuyệt vời dù khó khăn bủa vây nhưng luôn cố gắng để con đi học. Ai cũng muốn có đầy đủ vật chất nhưng quan trọng nhất là tình cảm mà con tận hưởng từ chính gia đình. Nhìn con gái ngoan ngoãn, cha mẹ sẽ có thêm động lực và niềm vui. Trong mắt con gái, chú là một người cha quá tuyệt vời”.
Ông bố có con học Harvard: Tôi 'vô tích sự', con thay đổi rất nhiều
"Mình nghĩ, nếu cha mẹ “chồng lấn” phần việc của con, lúc nào cũng “hữu sự” với con thì không gian tự do của con bị xâm phạm".
">