Thanh niên quyết bỏ iPhone, dùng điện thoại 'cục gạch'
Smartphone là một trong những vật dụng không thể thiếu của nhiều người hiện nay vì tiện dụng và đa nhiệm. Tuy nhiên,ênquyếtbỏiPhonedùngđiệnthoạicụcgạltd bd tbn khi sở hữu quá nhiều ứng dụng trong điện thoại, chúng ta sẽ thường xuyên bị làm phiền bởi những thông báo quảng cáo đến từ các app giao đồ ăn, quản lý tài chính…
Nhận ra điều này, Leon (29 tuổi) ở Vũ Hán, Trung Quốc đã quyết định bỏ dùng iPhone từ tháng 3/2021. Thay vào đó, anh mua một chiếc điện thoại cơ bản Light Phone 2 và Punkt MP02, mang theo bên mình tập vở, thẻ chứng minh nhân dân, thẻ giao thông công cộng, đèn pin và thẻ ngân hàng mọi lúc mọi nơi, thay thế cho smartphone.
Ban đầu, anh chỉ định thử nghiệm điều này một tháng nhưng giờ đây nó đã trở thành một lối sống riêng. “Smartphone rất tiện dụng nhưng cũng không tránh khỏi những mặt trái. Bằng cách nói không với thiết bị hiện đại, tôi muốn ra tìm ra công nghệ mà tôi thật sự cần sau khi đã vứt bỏ chúng một thời gian”, Leon nói với Sixth Tone.
“Cai” smartphone gần 2 năm
Việc từ bỏ smartphone trong suốt gần 2 năm như Leon là ví dụ điển hình cho một lối sống đang được nhiều người mong muốn theo đuổi, có tên là “tối giản kỹ thuật số” (digital minimalism).
Thuật ngữ này được giáo sư ngành khoa học máy tính Cal Newport đề cập lần đầu vào năm 2019. Ông cho rằng lối sống này giúp con người chỉ tập trung vào một số hoạt động trực tuyến nhất định và ưu tiên thời gian còn lại cho những điều thật sự có giá trị.
Ở Trung Quốc, nghiện smartphone là một điều rất phổ biến khi quốc gia này có thời lượng sử dụng điện thoại cao nhất trong 24 nước được khảo sát năm 2021. Thế nhưng, gần đây, các trang mạng xã hội Trung Quốc lại bắt đầu rộ lên lối sống “tối giản kỹ thuật số” với hàng nghìn người hưởng ứng trên Douban.
Leon đã mua điện thoại cơ bản để nghe gọi, nhắn tin và đặt báo thức thay cho smartphone. Ảnh: Leon. |
Họ chia sẻ những kinh nghiệm “cai” mạng xã hội, giới hạn thời gian online, xóa các ứng dụng hay bỏ hẳn các thiết bị điện tử quen thuộc. “Tôi không còn lướt trang chủ mỗi ngày như trước đây và cũng không thấy lạc lõng nếu làm thế. Thế giới vẫn vận hành bình thường dù tôi có xem mạng xã hội hay không”, một người dùng Douban chia sẻ. Anh đã bỏ dùng ứng dụng nhắn tin WeChat trong gần 2 năm qua.
Nhưng với Leon, anh không chỉ giảm thời gian dùng smartphone mà còn quyết định từ bỏ hẳn tất cả tiện ích mà thiết bị này mang lại. Anh đã sử dụng một chiếc điện thoại cơ bản, chỉ để nghe gọi, nhắn tin, đặt báo thức trong suốt 20 tháng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc anh phải mang theo bên mình rất nhiều thứ.
Leon phải dùng tiền mặt hoặc thẻ ngân hàng mỗi khi thanh toán thay vì quét WeChat hay Alipay như trước đây. Chàng trai 29 tuổi còn phải mang theo một chiếc điều khiển có nút gọi để đặt xe ở những địa điểm nhất định. Anh cũng đi siêu thị để mua đồ dùng cần thiết thay vì đặt trên các sàn thương mại như trước đây.
“Sử dụng các công cụ tối giản như vậy giúp tôi tập trung vào mục đích chính hơn. Nếu cần làm một việc bất kỳ, tôi chỉ cần dùng đúng thiết bị có chức năng đó”, Leon nói với Sixth Tone. Chàng trai nói rằng khi không có những thứ gây xao nhãng trên các nền tảng trực tuyến, anh bắt đầu để ý đến những điều xung quanh mình hơn.
Thay vì dành hàng giờ lướt điện thoại, Leon dùng thời gian rảnh cho những hoạt động tưởng chừng nhàm chán như cho chim ăn, sửa máy ảnh, máy đánh chữ hoặc chỉ đơn giản là thư giãn một mình. “Lúc đầu, tôi chỉ định ngừng sử dụng smartphone một tháng thôi chứ chẳng bỏ quá một năm”, anh cho biết.
Những bất tiện khó tránh
Tuy nhiên, cũng giống như Việt Nam, người dân Trung Quốc cần phải sử dụng mã QR mỗi khi đến các địa điểm công cộng, báo cáo tình trạng sức khỏe và lịch sử di chuyển thường xuyên trên các ứng dụng theo dõi phòng Covid-19. Điều này gây không ít bất tiện cho những người không dùng điện thoại thông minh.
Chàng trai phải sử dụng nhiều vật dụng, thiết bị thay thế khi "cai" smartphone gần 2 năm trời. Ảnh: Leon. |
Chia sẻ với Sixth Tone, Leon cho biết anh luôn phải mang theo thẻ chứng minh nhân dân, kết quả kiểm tra PCR và một tờ giấy in mã số sức khỏe. Anh còn dùng một chiếc iPod Touch để kết nối Wi-Fi mỗi khi cần trình mã sức khỏe để đi qua cổng tàu hay hải quan ở sân bay.
“Đại dịch đã khiến chúng ta khó lòng thoát khỏi smartphone. Nhưng chiếc iPod khiến tôi cảm thấy yên tâm hơn mỗi khi phải di chuyển đến các địa phương có quy định phòng dịch khác”, anh nói.
Ở thời điểm hiện tại, Leon cho biết anh vẫn chưa có ý định quay lại với điện thoại thông minh. Chàng trai vẫn cho rằng mình hoàn toàn có thể tận dụng nhiều thiết bị khác nhau để thay thế smartphone và thói quen này chắc chắn sẽ mang lại lợi ích đến không ngờ.
“Tôi sẽ không bị sao nhãng hoặc bị thu hút bởi các smartphone ngày nay nữa. Sống ‘tối giản kỹ thuật số’ hay không không quan trọng. Quan trọng là bạn cần vạch rõ công nghệ nào là cần thiết với mình”, Leon khẳng định.
(Theo Zing)
本文地址:http://game.tour-time.com/html/785c398381.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。