当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Hàng trăm chuyên gia vũ trụ top đầu châu Á tới Việt Nam

Hàng trăm chuyên gia vũ trụ top đầu châu Á tới Việt Nam

2025-01-17 03:46:13 [Bóng đá] 来源:NEWS

Hội nghị Diễn đàn các Cơ quan Vũ trụ Khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APRSAF) lần thứ 28 vừa được tổ chức tại Hà Nội. Sự kiện do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) phối hợp với Bộ Giáo dục,àngtrămchuyêngiavũtrụtopđầuchâuÁtớiViệkết quả bóng đá cúp c1 châu âu Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đồng tổ chức.

Diễn đàn các cơ quan vũ trụ châu Á - Thái Bình Dương được thành lập vào năm 1993. Đây là hội nghị liên quan đến lĩnh vực không gian lớn nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hội nghị này được tổ chức nhằm thúc đẩy sự phát triển chương trình vũ trụ của mỗi nước và trao đổi tầm nhìn hướng tới những hợp tác tương lai trong lĩnh vực vũ trụ của các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 

Hội nghị Diễn đàn các Cơ quan Vũ trụ Khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APRSAF). Ảnh: Trọng Đạt

APRSAF 28 được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 15 - 18/11/2022. Sự kiện có sự tham gia của đại biểu đến từ 35 quốc gia. Bao gồm hơn 350 đại biểu của các cơ quan vũ trụ, cơ quan chính phủ, tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, trường đại học và viện nghiên cứu.

Theo GS.VS Châu Văn Minh - Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sự phát triển của khoa học công nghệ và sự tham gia của các tập đoàn tư nhân, các công ty khởi nghiệp đã khiến ngành công nghệ vũ trụ hiện diện sâu hơn trong đời sống. 

Không khó để nhận thấy hiệu quả của công nghệ vệ tinh viễn thông trong kết nối siêu tốc, truyền thông cho vùng sâu vùng xa. Việc định vị toàn cầu và quan sát Trái Đất bằng vệ tinh cũng mang tới những ứng dụng trong dự báo thời tiết, phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ đa dạng sinh học, và quản lý các hoạt động nông nghiệp, đảm bảo quốc phòng an ninh,... 

Mô hình vệ tinh MicroDragon từng được Việt Nam sản xuất và phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa Epsilon. Ảnh: Trọng Đạt

Báo cáo của Ủy ban Kinh tế và xã hội Liên hiệp quốc năm 2020 đã chỉ ra rằng, khoa học, công nghệ và dữ liệu không gian có những đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp nhất định trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở các quốc gia trên thế giới.

Châu Á – Thái Bình Dương chiếm diện tích rộng lớn, nơi tạo ra khoảng 60% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và 2/3 tăng trưởng toàn cầu. Đây cũng là nơi sinh sống của hơn một nửa dân số thế giới và là nơi quy tụ của nhiều nền kinh tế lớn với nền tảng công nghệ tiên tiến. Trên cơ sở này, nhiều quốc gia trong khu vực đã ứng dụng hiệu quả công nghệ vũ trụ thúc đẩy sự phát triển bền vững và đạt được sự tăng trưởng lớn mạnh. 

PGS.TS. Phạm Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Chia sẻ tại Diễn đàn, PGS.TS. Phạm Anh Tuấn - Tổng Giám đốc VNSC cho biết, để thúc đẩy ngành công nghiệp vũ trụ, Việt Nam cũng chào đón sự tham gia của một số công ty tư nhân đến từ Nhật Bản, Việt Nam, Anh, Pháp và Đài Loan - Trung Quốc tại APRSAF.

Diễn đàn các cơ quan vũ trụ châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 28 sẽ bao gồm 5 nhóm làm việc về ứng dụng vệ tinh vì lợi ích xã hội, nâng cao năng lực vũ trụ, giáo dục không gian, biên giới không gian và hội thảo về công nghiệp vũ trụ. 

Trọng Đạt

(责任编辑:Bóng đá)

相关内容
推荐文章
热点阅读
随机内容