Công nghệ

Không chỉ vì Covid, dạy học online là ‘thứ’ không thể cưỡng lại

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-02-03 15:02:18 我要评论(0)

Dạy học trực tuyến và chuyển đối số là tất yếu“Trong bối cảnh hiện nay,ôngchỉvìCoviddạyhọconlinett、、

Dạy học trực tuyến và chuyển đối số là tất yếu

“Trong bối cảnh hiện nay,ôngchỉvìCoviddạyhọconlinelàthứkhôngthểcưỡnglạt đó là một lựa chọn tất yếu của nhà trường phổ thông và đại học. Lý do thứ nhất, dịch bệnh hiện nay làm cho việc tới lớp trở nên bất tiện, không thuận lợi. Lý do thứ hai là nó giúp thầy cô, sinh viên tiết kiệm được thời gian, không gian, tăng tính chủ động học tập và giảng dạy” – TS. Đặng Hoàng Giang, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, bày tỏ quan điểm.

Anh Huỳnh Lưu Đức Toàn, 30 tuổi, giảng viên Khoa Ngân hàng (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) hiện đang là nghiên cứu sinh ngành Kinh tế học hành vi của Trường Quản lý Otto Beisheim (Đức), cũng nhận định dạy học trực tuyến và chuyển đối số trong giáo dục là một xu hướng tất yếu.

“Chúng ta nói về công nghệ 4.0. Ngoài việc đóng học phí bằng tiền điện tử ở các trường lớn thì tại sao không phải là học online?” – anh Toàn đặt vấn đề.

{ keywords}
Giáo viên đứng lớp dạy trực tuyến ôn tập môn Vật Lý

Theo anh Toàn, gần đây có một nghiên cứu của Havard rằng thực ra con người khi buộc phải thay đổi trong dịch bệnh hay điều kiện bất thường, họ sẽ có khả năng thích nghi tốt hơn và đôi khi sẽ còn cho kết quả tốt hơn, “vì chúng ta chưa từng dám thử nghiệm nó bao giờ”.

“Trước đây, chúng ta ngại thử nghiệm nhưng trong dịch bệnh thì buộc phải làm. Và như vậy, biết đâu lại có những điều bất ngờ, thú vị”.

Do vậy, ở ngôi trường mà anh Toàn đang làm nghiên cứu sinh, các giảng viên xem đó là cơ hội. “Cơ hội để thử nghiệm những điều mà trước đây họ chưa thử” – anh Toàn cho biết.

Ví dụ, thay vì viết bài thì giảng viên cho sinh viên tham gia thị trường giả lập (do đội IT của trường xây dựng) và chấm điểm. Thay vì khó đánh giá trong làm việc nhóm trực tiếp thì giờ làm qua ứng dụng, có ghi chú lại biên bản họp nhóm nên từ đó có thể nhận biết rõ ràng ai tham gia và ai không.

Vùng sâu, vùng xa cũng có thể tiếp cận thầy giỏi

Trong đợt bùng phát đầu tiên của dịch Covid-19, Nghệ An là một trong những địa phương có nhiều trường học các cấp sớm ứng dụng hình thức dạy học trực tuyến. Với những diễn biến của dịch hiện nay, cùng những dự kiến của Bộ GD-ĐT đưa dạy học trực tuyến vào chương trình học chính thức, ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An khẳng định “Học trực tuyến, nếu có điều kiện đảm bảo, sẽ là một xu thế giáo dục hiện đại. Muốn xã hội học tập, học tập suốt đời thì phải thông qua học trực tuyến chứ không phải lúc nào cũng có thể ngồi trên lớp để học được”.

Khác với những quan điểm cho rằng học trực tuyến chỉ có thể triển khai thuận lợi ở những nơi có điều kiện, ông Thành lại cho rằng việc học trực tuyến nếu được đảm bảo sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt, nhất là ở những địa phương vùng sâu vùng xa.

Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, Nghệ An đã áp dụng việc học trực tuyến vào giảng dạy thì thấy kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của cả thầy và trò được nâng lên rõ rệt, chất lượng dạy và học vẫn được đảm bảo tốt.

{ keywords}
Một buổi giảng dạy trực tuyến của Trường THPT Kim Liên, Nghệ An

Việc học trực tuyến ngoài thông qua các bài giảng trên Internet, học sinh cũng có thể học trên truyền hình.

Hiện tại, tỷ lệ học sinh tham gia học trực tuyến ở Nghệ An chiếm khoảng 80%. Đối với 20% còn lại chủ yếu là những học sinh thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng Internet chưa đến được và học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

“Tới đây, kể cả không có dịch Covid-19, chúng tôi cũng sẽ phối hợp với truyền hình tỉnh xây dựng một khung giờ dành riêng cho giáo dục, ví dụ học ngoại ngữ, ôn tập kiến thức các môn… và phát quanh năm. Điều này sẽ giúp học sinh ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận thông tin nhanh và được học những người thầy giỏi.

Điều này rất ý nghĩa bởi nếu không có học trực tuyến, chỉ những học sinh ở vùng thuận lợi mới được tiếp cận với thầy giỏi. Còn giờ đây, mọi học sinh, kể cả học sinh vùng khó cũng được tiếp cận mà không phải di chuyển xa xôi” – ông Thành nói.

Tuy nhiên, ông Thành cũng cho rằng phương thức này sẽ hiệu quả trong điều kiện cơ sở vật chất phải có và đồng bộ.

TS Đỗ Văn Hùng, Trưởng khoa Thông tin – Thư viện (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng nhận xét hiện nay có rất nhiều công nghệ, công cụ có thể hỗ trợ giáo viên, giảng viên và học sinh sinh viên học trực tuyến.

“Ví dụ đơn giản nhất là chúng ta có thể dùng Facebook, Zalo, Skype để chuyển tải bài giảng trực tiếp của giảng viên. Chúng ta có thể dùng điện thoại cá nhân - một smartphone đơn giản cũng có thể triển khai được bài giảng”.

Tuy nhiên, theo TS Hùng, để một trường đại học triển khai được một hệ thống E-learning thì phải có một giải pháp tổng thể về mặt hạ tầng công nghệ và một hệ thống platform phần mềm tích hợp. Platform này phải tích hợp tổng thể: giảng dạy trực tuyến, tương tác sinh viên, cho phép sinh viên trao đổi ý kiến của mình thông qua mạng, có thể trao đổi chat thông qua hệ thống messenger, giảng viên có thể chấm bài trực tuyến, trả bài trực tuyến, kiểm soát việc học của sinh viên trực tuyến là buổi hôm đó có lên lớp hay không…

Đồng quan điểm, anh Huỳnh Lưu Đức Toàn cho rằng việc dạy học trực tuyến hay chuyển đổi số thực ra cũng không có gì khó khăn lắm. “Vì chẳng qua người ta đang quen với cách truyền thống tương tác trực tiếp. Nhưng dạy kĩ thuật số linh hoạt hơn nhiều, chẳng hạn sinh viên có thể xem đi xem lại bài giảng hay chủ động thời gian học tập của mình”.

“Chủ trương thúc đẩy dạy và học trực tuyến đã có, giờ chúng ta chỉ kỳ vọng các quy chế, quy định về việc đánh giá kết quả học trực tuyến hoàn thiện hơn và việc học trực tuyến không chỉ áp dụng trong mùa dịch mà có thể triển khai trong điều kiện bình thường để giảm tải áp lực học tập. Học sinh có thể học ở nhiều nơi và đây cũng là xu thế của xã hội học tập” – ông Thành bày tỏ quan điểm.

Ngân Anh – Lê Huyền – Thúy Nga

Bộ Giáo dục dự kiến 3 hình thức dạy học trực tuyến

Bộ Giáo dục dự kiến 3 hình thức dạy học trực tuyến

Bộ GD-ĐT vừa giới thiệu dự thảo Thông tư Ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên để lấy ý kiến dư luận.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Nhiều bạn trẻ có sở thích chụp ảnh áo dài vào dịp Tết. 

Từ giữa tháng 11/2022, một số bạn gái trẻ tìm đến cửa hàng chọn áo dài và đặt thuê. Tuy nhiên, lượng khách đến rất thưa thớt.

“Ba tuần trước Tết, khách đến thuê áo dài tăng đột biến. Tôi chưa có kinh nghiệm, một mình quản lý cửa hàng nên nhiều hôm tiếp khách không kịp ăn trưa”, chị Mai chia sẻ.

Khách đến cửa hàng của chị Mai chủ yếu là học sinh, sinh viên. Các bạn thường đi theo nhóm, cho nên chị Mai lấy giá thuê rẻ hơn mặt bằng chung. 

Trung bình, chị cho thuê áo dài khoảng từ 100.000 - 150.000 đồng/bộ đối với khách nhóm. Với khách lẻ, chị Mai cho thuê áo dài với giá 200.000 - 300.000 đồng/bộ. 

Có hơn 4 năm kinh nghiệm, chị Nguyễn Song Thi (28 tuổi, Lâm Đồng) rất nhạy bén trong việc cập nhật xu hướng áo dài hàng năm. Năm nay, giới trẻ thích kiểu dáng áo dài tối giản, hoài cổ. Cho nên, Thi chuẩn bị khá nhiều áo dài hợp với sở thích của khách.

Hiện tại, cửa hàng của Thi có hơn 200 bộ áo dài các loại như: áo dài cách tân, áo dài truyền thống, áo dài dáng xưa… 

Áo dài hoài cổ kết hợp guốc mộc, túi xách... là xu hướng thịnh hành của năm nay.

Khách của Thi không chỉ ở TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng mà còn bao gồm cả du khách. Du khách thuê áo dài thường tranh thủ chụp bộ ảnh kỷ niệm ở những địa điểm nổi tiếng của Đà Lạt. Cận Tết, nhu cầu này càng tăng cao, thậm chí một số bạn trẻ đến Đà Lạt chỉ với mục đích chụp ảnh.

Ngoài cho thuê, Thi còn nhạy bén mở thêm dịch vụ may áo dài các loại. Khách có nhu cầu may áo mới đều được phục vụ tận tình.

Thu nhập tăng đột biến

Mùa Tết, mỗi ngày, cửa hàng của chị Mai cho thuê hơn 20 bộ áo dài, thu nhập hơn 5 triệu đồng/ngày. Ngày ít khách, cửa hàng cũng thu được từ 2-3 triệu đồng.

Trong khi đó, chủ cửa hàng Lê Huyền chuyên cho thuê áo dài ở quận Tân Phú (TP.HCM) cho biết: “Từ Rằm tháng Chạp, cửa hàng đã phải treo biển ngừng nhận khách đến thử đồ. 

Gần 300 bộ áo dài của tiệm đã được khách đặt thuê. Nhiều năm cung cấp dịch vụ cho thuê áo dài nhưng năm nay, tôi thấy lượng khách tăng đột biến”.

Khách đến thử áo dài tại cửa hàng của anh Nghiệp rất đông.

Không riêng cửa hàng Lê Huyền, một số cửa hàng có dịch vụ cho thuê áo dài đều thông báo tạm thời không nhận khách. Chủ cửa hàng bày tỏ sự tiếc nuối khi không đáp ứng đủ nhu cầu của khách.

Anh Trần Hoàng Nghiệp đang quản lý tiệm chụp ảnh, cho thuê áo dài ở Quận 4, TP.HCM. Lúc đầu, anh mở dịch vụ chụp ảnh, trang điểm. Đến năm 2018, anh bắt đầu cho thuê áo dài.

Anh Nghiệp kết hợp chụp ảnh, trang điểm, cho thuê áo dài… thành các gói ưu đãi để thu hút khách hàng. Ngoài ra, nhân viên của tiệm rất nhiệt tình tư vấn, chọn cho khách kiểu dáng áo dài phù hợp. Khách mặc thấy đẹp thì năm sau sẽ quay lại thuê tiếp.

“Khách của chúng tôi thường trẻ tuổi, chụp ảnh Tết theo nhóm. Ngày nào, khách cũng đến tấp nập. Mỗi năm, tôi nhập hàng áo dài mới theo xu hướng thịnh hành. Năm nay, lượng khách chọn chụp ảnh với áo dài tăng cao, cho nên thu nhập cao hơn ngày thường gấp 3-4 lần”, anh Nghiệp cho biết.

Tùy loại áo dài, cửa hàng của anh Nghiệp cho thuê với giá từ 100.000 – 300.000 đồng/bộ. Khách được giữ áo trong vòng 3 ngày và phải đặt cọc từ 500.000 đồng trở lên.

Chụp ảnh Tết với áo dài trở thành nét đẹp truyền thống của giới trẻ.

Ngoài cho thuê trực tiếp, cửa hàng của anh Nghiệp và nhiều cửa hàng khác còn cho thuê áo dài online. Lượng đơn được chốt trong 3 tuần trước Tết tăng cao. Khách hàng đặt thuê áo dài online thường ở các tỉnh xa.

Để đảm bảo áo dài được trả về nguyên vẹn và đúng hạn, các cửa hàng thường đưa ra một số yêu cầu. Trong đó, việc yêu cầu khách đặt cọc cao thường dẫn đến tình trạng mất khách.

Tuy nhiên, Song Thi cho biết: “Nếu cửa hàng không có chính sách quản lý thì khách sẽ không trả áo đúng hẹn, thậm chí không trả lại hoặc làm hỏng. Tiền cọc đôi khi không đủ để bù vào tiền sửa và mua áo mới”.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

" alt="Cho thuê áo dài Tết, chủ tiệm thu lãi lớn, tiếp khách xuyên trưa" width="90" height="59"/>

Cho thuê áo dài Tết, chủ tiệm thu lãi lớn, tiếp khách xuyên trưa

z4827501766659 c63579b88047485fbc5421e11cb5d05f.jpg
Ford có một doanh số quý III/2023 tăng trưởng tốt, song các khoản lỗ không hề được cải thiện. Ảnh: Ford.

Số lượng xe điện được Ford bàn giao tới khách hàng tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái, trực tiếp giúp cho doanh thu tăng 26%, đạt 1,8 tỷ đô la. 

Tuy nhiên, các chỉ số tài chính lạc quan và sản lượng cao không khiến cho tài hình tài chính của Ford đi lên mà ngược lại, tổn thất về xe điện vẫn tiếp tục trầm trọng hơn trong quý III. 

Cụ thể, Ford lỗ 1,3 tỷ đô la mảng xe điện trong quý III. Khoản lỗ này đã tăng hơn gấp đôi so với khoản lỗ vào cùng kỳ năm 2022 và tăng thêm 200 triệu đô la so với quý II/2023.

Nó cũng có nghĩa rằng Ford đang lỗ nặng tới 36.000 đô la trên mỗi chiếc xe điện mang thương hiệu của hãng đang bán ra thị trường, trầm trọng hơn con số lỗ ước tính 32.350 đô la trên sản phẩm trong quý trước đó. 

Theo tờ Reuters dự kiến, chỉ riêng hoạt động xe điện của Ford trong toàn bộ năm 2023 có thể đạt tới 4,5 tỷ đô la.

Lý giải về tình hình căng thẳng nói trên, phía hãng cho biết, việc các khoản lỗ của Ford ngày càng trầm trọng hơn trong quý III/2023 là do công ty tiếp tục tái đầu tư vào phát triển thế hệ xe điện tiếp theo cũng như kiểm soát các tác động của động lực thị trường. 

Đồng thời, Ford cũng đang thực hiện các bước “cân bằng hợp lý tốc độ đầu tư với tốc độ nhu cầu của khách hàng”, đồng nghĩa với việc cắt giảm các khoản đầu tư đối với xe điện trong bối cảnh hiện nay. Điều này khiến một số hoạt động sản xuất của dây chuyền Mustang Mach-E bị giảm tải và trì hoãn đầu tư một trong số hai nhà máy sản xuất pin xe điện được Ford và SK On dự định mở tại tiểu bang Kentucky. 

rouge electric vehicle center 12 1656538868.jpg
Ford đang phải chịu lỗ 36.000 đô la trên mỗi chiếc xe điện bán ra thị trường (Ảnh: theo Ford)

Giám đốc tài chính Ford, ông John Lawler thừa nhận với tờ Autonews rằng dù xe điện vẫn đang phát triển, song nó đang phát triển chậm hơn so với toàn ngành công nghiệp ô tô cũng như so với những gì mà các chuyên gia đã mong đợi. Ông cũng cho biết, Ford sẽ giảm bớt công suất chế tạo xe điện trong thời gian sắp tới khi sức nóng của thị trường “đã dịu bớt” song vị này tái khẳng định rằng các kế họach công bố những mẫu xe điện mới của hãng không hề bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, các dự báo cho rằng tình hình kinh tế của Ford sẽ còn tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu trong quý còn lại của năm 2023, khi mà hãng đã có những nhượng bộ đối với cuộc đình công quy mô lớn vừa diễn ra của Liên đoàn Công nhân Ô tô (UAW). Theo đó, 57.000 công nhân viên lao động của Ford sẽ được hãng cam kết tăng 25% lương trong vòng 5 năm. Reuters dự kiến, sự việc này có thể khiến cho chi phí sản xuất của mỗi ô tô Ford tăng lên trung bình 850 – 900 đô la. 

Hùng Dũng(theo Reuters/Autonews/Ford)

Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!

" alt="Ford lỗ mảng xe điện tới 1,3 tỷ đô la" width="90" height="59"/>

Ford lỗ mảng xe điện tới 1,3 tỷ đô la